Nhà Nước Việt Nam Tiếp Tục Bênh Vực Và Bảo Vệ Luật An Ninh Mạng
Bất chấp ý dân qua những cuộc biểu tình quy mô khắp nơi, bất chấp những khuyến cáo từ nhiều kinh tế gia nước ngoài về những hệ luy sẽ ảnh hưởng đến tương lai an ninh mạng và việc sáng tạo kỹ thuật số, bất chấp tình trạng Việt Nam sẽ không đáp ứng được các cam kết thương mại quốc tế, Quốc hội CSVN vẫn thông qua Dự luật An ninh mạng vào ngày 12/6 vừa qua. Không những thế, ngày 15/6 Bộ Ngoại giao CSVN và Toà Tổng Laãnh Sự CSVN tại Mỹ đã đồng loạt lên tiếng bênh vực cho việc Quốc hội CSVN thông qua luật An ninh mạng, họ cho rằng đây là việc mà CSVN cần làm và phù hợp với hiến pháp VN. Họ chụp mũ những người chống đối là bị kích động bởi sự xúi giục của các phần tử xấu.
Bất chấp ý dân qua những cuộc biểu tình quy mô khắp nơi, bất chấp những khuyến cáo từ nhiều kinh tế gia nước ngoài về những hệ luy sẽ ảnh hưởng đến tương lai an ninh mạng và việc sáng tạo kỹ thuật số, bất chấp tình trạng Việt Nam sẽ không đáp ứng được các cam kết thương mại quốc tế, Quốc hội CSVN vẫn thông qua Dự luật An ninh mạng vào ngày 12/6 vừa qua. Không những thế, ngày 15/6 Bộ Ngoại giao CSVN và Toà Tổng Laãnh Sự CSVN tại Mỹ đã đồng loạt lên tiếng bênh vực cho việc Quốc hội CSVN thông qua luật An ninh mạng, họ cho rằng đây là việc mà CSVN cần làm và phù hợp với hiến pháp VN. Họ chụp mũ những người chống đối là bị kích động bởi sự xúi giục của các phần tử xấu.
Human Rights Watch Kêu Gọi Nhà Nước VIỆT NAM Trả Tự Do Cho Những Người Biểu Tình Bị Bắt Ngày 10/6
Ngày 15/6, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch tại Hoa kỳ vừa ra thông báo kêu gọi CSVN thả những người biểu tình đang bị bắt giam vào ngày 10/6 vì phản đối 2 dự luật đặc khu và an ninh mạng.
Theo cơ quan nầy, những người lên tiếng ôn hòa vì những lợi ích chung của cộng đồng cần phải được bảo vệ. Nhà nước phải ngăn cấm chuyện bắt bớ không có lệnh của tòa án, cũng như cấm việc dùng bạo lực chống lại những người biểu tình ôn hòa. Trường hợp phải giải tán những vụ biểu tình bất hợp pháp, Công an cũng phải tôn trọng những nguyên tắc cơ bản của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký kết tuân hành.
Đại Sứ Hoa Kỳ Viếng Thăm Hòa Thượng Thích Quảng Độ
Ngày 14/6, ông Daniel Kritenbrink, đại sứ Mỹ tại VN đã cùng bà Tổng lãnh sự Mary Tarnowka, và chuyên gia chính trị Justin Brown đến Thanh Minh Thiền Viện để thăm hỏi đại lão hoà thượng Thích Quảng Độ, người đã bị quản chế tại đây từ năm 2003 đến nay.
Đây là lần viếng thăm đầu tiên của ông Daniel kể từ khi đến làm việc ở VN.
Nhân dịp gặp gỡ nầy, Hoà Thượng Thích Quãng Độ đã trao cho phái đoàn đại sứ Mỹ một tập tài liệu dài 12 trang chi tiết về sự đàn áp có hệ thống của csvn đối với Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất trong suốt 43 năm qua, những quan ngại của ông về tự do tôn giáo, quan hệ Việt-Trung, luật an ninh mạng mới được thông qua, và tình hình dân chủ nhân quyền ở VN.
Ấn Độ Sẽ Sản Xuất Vũ Khí Ở Việt Nam
Hôm 13/6, trong chuyến thăm 4 ngày tới Hà Nội, bà Nirmala Sitharaman, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, đã cho các giới chức trong ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam biết: Ấn Độ và Việt Nam sẽ thành lập các nhà máy liên doanh sản xuất vũ khí tại Việt Nam, và các vũ khí sẽ được tiêu thụ tại các nước thứ 3 có nhu cầu.
Hai hôm sau, tức 15/6, khi gặp với các lãnh đạo của Việt Nam, bà Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ cho biết: hợp tác quốc phòng Ấn Độ-Việt Nam “không chỉ dừng ở việc chuyển giao công nghệ mà còn tiến tới thành lập các nhà máy liên doanh sản xuất tại Việt Nam”.
Ấn Độ đang thực hiện chính sách “Hành động hướng Đông” nhằm tăng cường hợp tác với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó, theo Thủ tướng Ấn Độ, Việt Nam có vai trò then chốt và vị trí ưu tiên trong chính sách này.
Trung Quốc Tập Trận Ở Biển Đông Trong Bối Cảnh Căng Thẳng Cao
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc hôm 14/6 cho biết lực lượng hải cảnh Trung Quốc ở tỉnh Quảng Đông đã tiến hành cuộc diễn tập tấn công hỏa tiễn và tuần tra Biển Đông trong 7 ngày để các chỉ huy và thủy thủ cải thiện thời gian phản ứng và kỹ năng hoạt động tại những vùng biển ‘phức tạp và xa lạ.’ Các cuộc tập trận này nhằm chuẩn bị một cuộc chiến thực tế chống lại các mục tiêu trên không hầu đối phó với những cuộc không kích. Hoạt động được tiến hành trong bối cảnh Hoa Kỳ và Trung Quốc thường xuyên tranh cãi về việc ai đang quân sự hóa Biển Đông. Bắc Kinh đã đổ lỗi cho chương trình “tự do hàng hải” của hải quân Mỹ là quân sự hóa Biển Đông. Nhưng Hoa Kỳ cho biết các hoạt động ấy là cần thiết để chống lại những nỗ lực quân sự hóa của Trung Quốc.
38 Quốc Gia Yêu Cầu Liên Hiệp Quốc Nhắc Nhở Putin Về Số Phận Tù Nhân Chính Trị Người Ukraina
Thứ năm 14/06, nhân dịp ông Guterres, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc sắp đến Nga thì Hoa Kỳ, Pháp, Anh và 35 nước khác đã yêu cầu ông Guterres nhắc nhở tổng thống Nga mà ông sẽ gặp tuần tới đây tại Moscow về trường hợp nhà làm phim người Ukraina đang tuyệt thực trong tù và hàng chục tù nhân Ukraina bị bắt. Đại sứ Ukraina tại Liên Hiệp Quốc đã trao cho ông Guterres một danh sách hàng chục người Ukraina đang bị giam tại Nga. .
Thứ năm 14/06, nhân dịp ông Guterres, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc sắp đến Nga thì Hoa Kỳ, Pháp, Anh và 35 nước khác đã yêu cầu ông Guterres nhắc nhở tổng thống Nga mà ông sẽ gặp tuần tới đây tại Moscow về trường hợp nhà làm phim người Ukraina đang tuyệt thực trong tù và hàng chục tù nhân Ukraina bị bắt. Đại sứ Ukraina tại Liên Hiệp Quốc đã trao cho ông Guterres một danh sách hàng chục người Ukraina đang bị giam tại Nga. .
No comments:
Post a Comment