DÂN BÌNH THUẬN ĐE DỌA SẼ PHẢN CÔNG NẾU CÔNG AN LÙNG BẮT NGƯỜI
Người dân Bình Thuận sẽ vùng lên phản kháng nếu bạo quyền tỉnh này mở
cuộc lùng bắt những người đã tham gia các cuộc xuống đường phản đối dự
luật thành lập đặc khu trong hai ngày Chủ nhật và thứ Hai vừa qua.
Cần nhắc lại là trong ngày Chủ nhật 10/6, hàng chục ngàn người dân Phan Rí đã xuống đường, bao vây phong tỏa quốc lộ 1 và trụ sở hành chánh tỉnh Bình Thuận. Nhiều cuộc xung đột đã diễn ra giữa lực lượng an ninh và người biểu tình, khiến một chủ tịch huyện bị thương và trụ sở bị đập phá trong đêm Chủ nhật.
Đến hôm qua thì tình hình càng thêm căng thẳng khi hàng trăm cảnh sát cơ động kéo đến đàn áp thì vấp phải sự chống đối mãnh liệt của người dân nên phải rút vào trụ sở cứu hỏa để cố thủ nhưng cuối cùng cũng thất thủ và bị giải giáp ngay tại chỗ, phải leo tường trốn ra phía sau. Hàng chục xe cộ và cơ sở đã bị đốt phá trong cuộc đụng độ này.
Một số báo chí lề đảng loan tin là hơn 100 người dân Bình Thuận đã bị bắt vào hôm qua, nhưng giới hữu trách đã bác bỏ tin này. Ngược lại, một số người dân lên tiếng cảnh cáo là các vụ đụng độ sẽ bùng nổ lớn nếu như bạo quyền ra tay lùng bắt người dân.
Cần nhắc lại là trong ngày Chủ nhật 10/6, hàng chục ngàn người dân Phan Rí đã xuống đường, bao vây phong tỏa quốc lộ 1 và trụ sở hành chánh tỉnh Bình Thuận. Nhiều cuộc xung đột đã diễn ra giữa lực lượng an ninh và người biểu tình, khiến một chủ tịch huyện bị thương và trụ sở bị đập phá trong đêm Chủ nhật.
Đến hôm qua thì tình hình càng thêm căng thẳng khi hàng trăm cảnh sát cơ động kéo đến đàn áp thì vấp phải sự chống đối mãnh liệt của người dân nên phải rút vào trụ sở cứu hỏa để cố thủ nhưng cuối cùng cũng thất thủ và bị giải giáp ngay tại chỗ, phải leo tường trốn ra phía sau. Hàng chục xe cộ và cơ sở đã bị đốt phá trong cuộc đụng độ này.
Một số báo chí lề đảng loan tin là hơn 100 người dân Bình Thuận đã bị bắt vào hôm qua, nhưng giới hữu trách đã bác bỏ tin này. Ngược lại, một số người dân lên tiếng cảnh cáo là các vụ đụng độ sẽ bùng nổ lớn nếu như bạo quyền ra tay lùng bắt người dân.
CÔNG AN BÌNH DƯƠNG VÀ BÌNH PHƯỚC LÙNG BẮT NGƯỜI BIỂU TÌNH
Công an hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước vào hôm qua đã bắt giam một số người mà họ cáo buộc là “tổ chức và xúi giục” người khác xuống đường phản đối dự luật đặc khu vào hôm Chủ nhật 10/6.
Hai trong số những người bị bắt là Trần Minh Huệ 37 tuổi, đến từ Thanh Hóa, và Nguyễn Đình Thành 27 tuổi, quê ở Bình Dương. Cả hai bị cáo buộc là đã in ấn hàng ngàn biểu ngữ để phân phát cho người biểu tình. Cũng theo cáo buộc của công an thì mấy ngày trước cuộc biểu tình, cả hai đã đi rải truyền đơn kêu gọi người dân xuống đường.
Tại tỉnh Bình Phước thì công an cũng thẩm vấn một số người đã phổ biến lời kêu gọi biểu tình trên mạng hay có những bài viết mà họ gọi là kích động người dân chống đối dự luật thành lập 3 đặc khu.
CÔNG NHÂN POUYUEN LẠI XUỐNG ĐƯỜNG PHẢN ĐỐI DỰ LUẬT ĐẶC KHU
Hàng ngàn công nhân thuộc công ty Pouyuen của Đài Loan lại đồng loạt xuống đường vào hôm qua để phản đối dự luật mà họ gọi là “bán nước cho Tàu cộng”.
Cuộc xuống đường bắt đầu từ 8 giờ sáng thứ Hai 11/6, với hàng ngàn công nhân đã tràn ra đường, bất chấp lực lượng cảnh sát cơ động dàn hàng ngang trước cổng công ty. Các công nhân cho biết là họ không chấp nhận dự luật đặc khu và yêu cầu nhà cầm quyền CSVN phải huỷ bỏ nó.
Tương tự như cuộc xuống đường vào hôm thứ Bảy 9/6, cuộc xuống đường vào hôm qua của công nhân Pouyuen không bị công an hay chủ nhân công ty gây khó dễ
.
MỘT THANH NIÊN MỸ GỐC VIỆT BỊ BẮT GIAM VÌ THAM GIA BIỂU TÌNH Ở SÀI GÒN
Giới chức tòa đại sứ Mỹ tại VN đang can thiệp một công dân Mỹ gốc Việt đã bị bắt giữ khi tham gia xuống đường chống dự luật đặc khu vào hôm Chủ nhật 10/6 ở Sài Gòn.
Theo nguồn tin nói trên thì người thanh niên này là anh William Nguyễn bị công an lôi kéo trên đường, tống lên xe tù. Cảnh này được một người quay được, đưa lên mạng cho thấy máu me đầy trên mặt anh William.
Theo nguồn tin từ gia đình thì William Nguyễn tốt nghiệp đại học Yale và sắp tốt nghiệp thạc sĩ ở đại học Singapore. Gia đình cho biết đã thông báo với tòa đại sứ là con mình đang bị giam giữ ở đồn công an phường 13 quận 3.
QUỐC HỘI VN VẪN KHÔNG HỦY BỎ Ý ĐỊNH THÀNH LẬP ĐẶC KHU
Quốc hội bù nhìn CSVN vào hôm qua đã đồng ý tạm ngưng việc thông qua dự luật đặc khu hành chánh – kinh tế, bất chấp làn sóng chống đối của dân chúng Việt Nam.
Mở đầu phiên họp vào sáng hôm qua, chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên bố là người dân đã có những ngộ nhận và hiểu lầm về dự luật này, đồng thời kêu gọi người dân “hãy bình tĩnh và tin tưởng” vào những quyết định của đảng và đất nước CSVN.
Và mặc dù thừa nhận dự luật này có nhiều điểm thiếu sót nhưng ủy ban thường vụ quốc hội vẫn tin rằng việc thành lập các đặc khu sẽ mang lại những lợi ích cho đất nước, vì thế phải gấp rút hoàn thiện để thông qua trong khóa họp vào tháng 10 tới đây.
Công an hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước vào hôm qua đã bắt giam một số người mà họ cáo buộc là “tổ chức và xúi giục” người khác xuống đường phản đối dự luật đặc khu vào hôm Chủ nhật 10/6.
Hai trong số những người bị bắt là Trần Minh Huệ 37 tuổi, đến từ Thanh Hóa, và Nguyễn Đình Thành 27 tuổi, quê ở Bình Dương. Cả hai bị cáo buộc là đã in ấn hàng ngàn biểu ngữ để phân phát cho người biểu tình. Cũng theo cáo buộc của công an thì mấy ngày trước cuộc biểu tình, cả hai đã đi rải truyền đơn kêu gọi người dân xuống đường.
Tại tỉnh Bình Phước thì công an cũng thẩm vấn một số người đã phổ biến lời kêu gọi biểu tình trên mạng hay có những bài viết mà họ gọi là kích động người dân chống đối dự luật thành lập 3 đặc khu.
CÔNG NHÂN POUYUEN LẠI XUỐNG ĐƯỜNG PHẢN ĐỐI DỰ LUẬT ĐẶC KHU
Hàng ngàn công nhân thuộc công ty Pouyuen của Đài Loan lại đồng loạt xuống đường vào hôm qua để phản đối dự luật mà họ gọi là “bán nước cho Tàu cộng”.
Cuộc xuống đường bắt đầu từ 8 giờ sáng thứ Hai 11/6, với hàng ngàn công nhân đã tràn ra đường, bất chấp lực lượng cảnh sát cơ động dàn hàng ngang trước cổng công ty. Các công nhân cho biết là họ không chấp nhận dự luật đặc khu và yêu cầu nhà cầm quyền CSVN phải huỷ bỏ nó.
Tương tự như cuộc xuống đường vào hôm thứ Bảy 9/6, cuộc xuống đường vào hôm qua của công nhân Pouyuen không bị công an hay chủ nhân công ty gây khó dễ
.
MỘT THANH NIÊN MỸ GỐC VIỆT BỊ BẮT GIAM VÌ THAM GIA BIỂU TÌNH Ở SÀI GÒN
Giới chức tòa đại sứ Mỹ tại VN đang can thiệp một công dân Mỹ gốc Việt đã bị bắt giữ khi tham gia xuống đường chống dự luật đặc khu vào hôm Chủ nhật 10/6 ở Sài Gòn.
Theo nguồn tin nói trên thì người thanh niên này là anh William Nguyễn bị công an lôi kéo trên đường, tống lên xe tù. Cảnh này được một người quay được, đưa lên mạng cho thấy máu me đầy trên mặt anh William.
Theo nguồn tin từ gia đình thì William Nguyễn tốt nghiệp đại học Yale và sắp tốt nghiệp thạc sĩ ở đại học Singapore. Gia đình cho biết đã thông báo với tòa đại sứ là con mình đang bị giam giữ ở đồn công an phường 13 quận 3.
QUỐC HỘI VN VẪN KHÔNG HỦY BỎ Ý ĐỊNH THÀNH LẬP ĐẶC KHU
Quốc hội bù nhìn CSVN vào hôm qua đã đồng ý tạm ngưng việc thông qua dự luật đặc khu hành chánh – kinh tế, bất chấp làn sóng chống đối của dân chúng Việt Nam.
Mở đầu phiên họp vào sáng hôm qua, chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên bố là người dân đã có những ngộ nhận và hiểu lầm về dự luật này, đồng thời kêu gọi người dân “hãy bình tĩnh và tin tưởng” vào những quyết định của đảng và đất nước CSVN.
Và mặc dù thừa nhận dự luật này có nhiều điểm thiếu sót nhưng ủy ban thường vụ quốc hội vẫn tin rằng việc thành lập các đặc khu sẽ mang lại những lợi ích cho đất nước, vì thế phải gấp rút hoàn thiện để thông qua trong khóa họp vào tháng 10 tới đây.
TRUNG CỘNG LÊN TIẾNG CẢNH BÁO CÔNG DÂN TÀU ĐANG DU LỊCH TẠI VN
Trước làn sóng chống Tàu dâng cao trong cuộc biểu tình vào hôm Chủ nhật 10/6, tòa đại sứ Trung Cộng tại Hà Nội đã gửi thông điệp cảnh cáo các công dân Tàu đang làm ăn hay du lịch ở VN.
Lặp lại luận điệu tuyên truyền của bạo quyền Hà Nội, thông điệp của tòa đại sứ Trung Cộng gọi các cuộc biểu tình tên toàn quốc VN là “những cuộc tụ tập bất hợp pháp”, với nhiều biểu ngữ “có nội dung chống Tàu”. Vì thế thông điệp kêu gọi các công dân Trung Cộng phải chú ý đến an ninh cá nhân khi đi lại trên đất nước VN.
Cần nhắc lại là vào năm 2014, nhiều công ty Trung Cộng đã bị người dân Việt tấn công đập phá để phản đối việc Trung Cộng đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa VN.
TRUNG CỘNG QUỊT TIỀN THUÊ CẢNG BIỂN CỦA SRI LANKA
Trung Cộng đã từ chối chi trả 585 triệu Mỹ kim còn đang nợ trong dự án thuê cảng Hambantota của Sri Lanka.
Cần biết là việc thuê cảng đã bị Sri Lanka hủy bỏ vào cuối năm ngoái sau khi dân chúng nước này xuống đường phản đối thời hạn cho thuê đến 99 năm, với số tiền chỉ vào khoảng 1 tỷ Mỹ kim. Khi tuyên bố hủy bỏ, chính phủ Sri Lanka đã trưng ra các bằng chứng cho thấy Trung Cộng đã xử dụng trái với mục đích cam kết. Vì thế Sri Lanka yêu cầu Trung Cộng phải bồi thường cho dự án.
Cần nói thêm là Trung Cộng cũng vấp phải thất bại khi xây dựng phi trường quốc tế Mattala ở Sri Lanka. Sau khi khánh thành, phi trường không thu hút được giới hàng không quốc tế, trở thành phi trường ế khách nhất thế giới.
Trước làn sóng chống Tàu dâng cao trong cuộc biểu tình vào hôm Chủ nhật 10/6, tòa đại sứ Trung Cộng tại Hà Nội đã gửi thông điệp cảnh cáo các công dân Tàu đang làm ăn hay du lịch ở VN.
Lặp lại luận điệu tuyên truyền của bạo quyền Hà Nội, thông điệp của tòa đại sứ Trung Cộng gọi các cuộc biểu tình tên toàn quốc VN là “những cuộc tụ tập bất hợp pháp”, với nhiều biểu ngữ “có nội dung chống Tàu”. Vì thế thông điệp kêu gọi các công dân Trung Cộng phải chú ý đến an ninh cá nhân khi đi lại trên đất nước VN.
Cần nhắc lại là vào năm 2014, nhiều công ty Trung Cộng đã bị người dân Việt tấn công đập phá để phản đối việc Trung Cộng đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa VN.
TRUNG CỘNG QUỊT TIỀN THUÊ CẢNG BIỂN CỦA SRI LANKA
Trung Cộng đã từ chối chi trả 585 triệu Mỹ kim còn đang nợ trong dự án thuê cảng Hambantota của Sri Lanka.
Cần biết là việc thuê cảng đã bị Sri Lanka hủy bỏ vào cuối năm ngoái sau khi dân chúng nước này xuống đường phản đối thời hạn cho thuê đến 99 năm, với số tiền chỉ vào khoảng 1 tỷ Mỹ kim. Khi tuyên bố hủy bỏ, chính phủ Sri Lanka đã trưng ra các bằng chứng cho thấy Trung Cộng đã xử dụng trái với mục đích cam kết. Vì thế Sri Lanka yêu cầu Trung Cộng phải bồi thường cho dự án.
Cần nói thêm là Trung Cộng cũng vấp phải thất bại khi xây dựng phi trường quốc tế Mattala ở Sri Lanka. Sau khi khánh thành, phi trường không thu hút được giới hàng không quốc tế, trở thành phi trường ế khách nhất thế giới.
No comments:
Post a Comment