GDP của Mỹ năm 2016 là 18 tỷ 600 đô la. Tổng GDP của 28 nước trong EU là 16 tỷ 500 đô la. Đó là hai thị trường lớn nhất và khó tính nhất thế giới. Những quốc gia còn lại trên thế giới tìm cách xâm nhập vào 2 thị trường này càng sâu càng tốt. Vì sao?
Thứ nhất, nó là nơi khẳng định phẩm chất hàng hoá tốt. Đã đưa vào được thị trường này là những doanh nghiệp trụ cột của quốc gia xuất cảng, những doanh nghiệp làm ăn đúng đắn, đầu tư giỏi thì mới cho ra sản phẩm chen vào đây được.
Thứ nhì, chen vào đã khó, mà trụ lại ở đó lại càng khó hơn. Những doanh nghiệp nước nào mà trụ lại được tại hai thị trường này thì toàn là những doanh nghiệp trụ cột tạo nên thương hiệu quốc gia cho đất nước của họ. Vì sao? Vì trụ lại là phải cạnh tranh với hàng nội địa của hai nơi này. Mà cạnh tranh được là trưởng thành trên thế giới, là trụ cột cho sự phát triển bền vững của đất nước họ. Ví dụ, Nhật có Toyota, Honda, Nissan, Sony….. cạnh tranh ngang ngửa hàng Mỹ trên đất Mỹ. Nam Hàn có Hyundai, Kia, LG, Samsung cũng làm được điều tương tự. Trụ được thì hầu hết là những công ty mạnh và có chiến lược hay.
Nước yếu như Việt Nam xâm nhập vào hai thị trường này bị hạn chế vô cùng, muốn vào chính phủ phải đàm phán gian nan với họ đi kèm với nỗ lực của doanh nghiệp để đáp ứng nổi các điều kiện nghiêm ngặt của họ đưa ra. Nơi đấy, VN cần họ chứ không phải họ cần VN. Đấy là hai nơi hái ra ngoại tệ đem về cho đất nước. Đấy là nơi đúc ra những doanh nghiệp làm ăn chắc chắn cho Việt Nam. Làm hàng hoá mà thỏa mãn được kẻ khó tính nhất là đã trưởng thành. Đất nước rất cần những doanh nghiệp này để làm nên một nền kinh tế hàng hoá có chỗ đứng. Phải mất 30 năm sau ngày mở cửa, đến năm 2016 Việt Nam xuất cảng sang EU 33 tỷ 1 Euro tương đương 40 tỷ đô la, còn xuất cảng sang Mỹ là 38 tỷ.
Ấy vậy mà thị trường đang cung cấp cho Việt Nam 40 tỷ mỗi năm có nguy cơ bị cắt đứt. Lý do là csVN đã xem thường luật quốc tế và luật nước Đức, ngang nhiên bắt cóc người tại Berlin như IS hay Al- Qaeda. Đã qua hai tháng nhưng bên phía Việt Nam lì lợm không giao người lại phía Đức và Đức đã đi tiếp đoạn thứ hai nhằm trừng phạt hành động vi phạm luật pháp nước Đức của csVN. Vì vậy mà Đức đã trục xuất nhân viên sứ quán thứ hai và đình chỉ luôn đối tác chiến lược. Nếu csVN còn lì lợm quyết đi sai tới cùng thì sự trừng phạt sẽ leo thang và thị trường xuất cảng cung cấp cho Việt Nam 40 tỷ mỗi năm có nguy cơ bị đe dọa.
Đã bỏ 30 năm mới đưa doanh nghiệp Việt Nam chui vào EU moi được 40 tỷ mỗi năm thì nếu khôn ngoan không ai dại làm điều ngu xuẩn đạp đổ chén cơm này, chén cơm 40 tỷ đô chứ không nhỏ. Vậy kẻ đã làm điều ngu xuẩn này là ai? Xin thưa đó là ĐCS, mà chính xác là ông Nguyễn Phú Trọng.
Điều trớ trêu là bộ máy Đảng gồm TƯ Đảng và cơ quan Đảng Uỷ các cấp là bộ máy ăn bám tiền thuế dân chứ không phải bộ máy điều hành đất nước. Bộ máy Nhà nước mới làm công tác điều hành, trong đó chính phủ gánh phần trọng trách lớn nhất. Bộ máy Đảng chỉ giật dây chính phủ mà thôi. Chính phủ xây 30 năm, Đảng phá một giờ. Nếu mất 40 tỷ USD xuất cảng, vàng và đô la trong dân sẽ bị vét, thuế sẽ bị tăng thêm để gỡ lại vì hiện giờ nợ công đang ngập đầu.
Có người lấy mục đích “chống tham nhũng” để biện minh cho hành động đạp đổ quyền lợi quốc gia là không được. Phương tiện rất quan trọng vì phương tiện nó nói lên bản chất của chế độ. Đi bắt cóc người tại xứ thượng tôn pháp luật thì bản chất chế độ đó là lưu manh. Dân cần bản chất chế độ lương thiện hơn là mục đích “cao đẹp” gì đó của Đảng. Vả lại, từ khi khui vụ chiếc Lexus của Trịnh Xuân Thanh cho đến lúc hắn trốn chạy là 3 tháng. Trong thời gian chậm trễ ba tháng đó ai đã gạt luật pháp ra rìa? Trong ba tháng đó ai đã không cho phép tư pháp khởi tố Trịnh Xuân Thanh? Tất cả đều do ĐCS mà ra cả, chính Điều Lệ Đảng đã vô hiệu hoá luật pháp và làm tê liệt tư pháp. Lỗi hoàn toàn do ĐCS và cái dốt và sự cố chấp của Nguyễn Phú Trọng mà ra cả.
Hiện giờ 800 tờ báo im re để che đậy sự thật nhục nhã này. Chọn cách sửa sai là thượng sách, chọn cách che đậy là hạ sách đáng khinh nhất. Nhưng vô phúc thay, ĐCS chọn hạ sách!
Đỗ Ngà
No comments:
Post a Comment