Thứ Hai, ngày 05.10.2015
Quý thính giả thân mến, ở những quốc gia chậm tiến, trình độ hiểu biết của người dân thấp kém, nên tham nhũng thường xảy ra. Với các nước theo cộng sản, vừa chậm tiến, vừa độc tài đảng trị thì tình trạng tham nhũng còn tệ hại gấp bội. Để tiếp nối chương trình hôm nay, qua chuyên mục Chuyện Chỉ Có Ở VN, chúng tôi mời quý thính gỉa theo dõi tiếp bài của Thục Vy: “Vì sao ta nghèo - Phần 6: Quốc nạn tham nhũng” qua sự trình bày của Tâm Anh
Theo tự điển tiếng việt, tham nhũng là hành vi lợi dụng
quyền hành để hạch sách, tham ô. Theo tổ chức minh bạch quốc
tê( Transparency International), tham nhũng là lợi dụng quyền hành
đẻ gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân. Ở Việt Nam, tham
nhũng từ lâu đã trở thành quốc nạn.Cộng sản Việt nam đang lên
tiếng cảnh báo tham nhũng đang đe dọa sự tồn vong của chế độ
và đã hô hoán phòng chống nó như một loại giặc nội xâm. Theo
đánh giá thang điểm mới đây của tổ chức minh bạch quốc tế,
tham nhũng ở Việt nam trong ba năm qua( 2013; 2014; 2015) vẫn dừng
ở mức 31 trên 100 điểm. Nhà nước cộng sản Việt nam thông báo
rằng cùng với sự ổn định kinh tế , ổn định chính trị, tham
nhũng cũng đã giữ được thế ổn định. Thật vậy trong suốt nhiều
năm qua việc phòng, chống tham nhũng ở Việt nam đã đem lại kết
quả không đáng kể. Sau đây là vài lĩnh vực chủ yếu mà các
giới chức cộng sản Việt nam đang tung hoành vơ vét của dân.
Ngoài miếng mồi béo bở nhất là những dự án về phát triển
kinh tế -xã hội, lĩnh vực tổ chức cán bộ cũng đang nổi
nhũng sự kiện tai tiếng nhất hiện nay. Trước tiên phải nói đến
bộ máy tổ chức hệ thống tư pháp, đó là các Toà án,Viện
kiểm soát và cơ quan thi hành án. Hệ thống này được tổ chức
từ trung ương đến cấp huyện, quận, thị xã. Theo đó trung ương
có toàn quyền điều động, cất nhắc đề bạt, sắp xếp biên chế.
Bởi vậy hàng chục năm nay, tràn lan những cán bộ của bộ máy
tư pháp địa phương trên toàn quốc là những con em, người thân
quen của giới chức trung ương mới ra trường được gửi đến các
tỉnh, quận, huyện trên cả nước để tập sự, nhảy vào biên chế
nhà nước một cách dễ dàng mà không cần thi tuyển. Nhờ có cơ
chế, chính sách này các quan chức cộng sản ở Trung ương đã
gặt hái, vơ vét được món tiền không hề nhỏ. Theo thời giá
hiện hành mỗi suất hối lộ ít nhất là 200 triệu, nhiều là 300
triệu đồng thông qua thương lượng, mặc cả và tùy theo mối qua
hệ thân quen của từng đối tượng và tùy theo đặc điểm từng
vùng. Vùng càng xa, giá càng rẻ và ngược lại.
Ở các địa phương cấp tỉnh, thành, từ lâu đã có " luật bất
thành văn", theo đó họ quy định trong giới lãnh đạo là các
thành viên trong ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, được quyền
gửi những con em, người thân của mình vào các cơ quan Hải quan,
thuế vụ, quản lý thị trường của tỉnh với giá từ 4 đến 5
suất. Người được giới thiệu vào các cơ quan trên, ngoài món
quà hối lộ cho chủ của mình lúc ban đầu, theo thông lệ hàng
tháng vẫn phải nạp đầy đủ, đều đặn cho chủ của mình với mức
giá từ 5 -10 triệu một tháng, tùy mức thu nhập cao hay thấp,
dựa vào vị trí, chức vụ. Việc cống nạp này tiếp diễn cho
đến khi người chủ nghỉ hưu, hoặc bị mất chức.
Nếu như trước đây, chỉ những người trực tiếp nắm bộ máy tổ
chức cán bộ mới có điều kiện tham nhũng thì ngày nay sự độc
quyền đó đã không còn. Nếu như trước đây những người làm công
tác đảng, công tác chính trị tư tưởng được cho là trong sạch
thì ngày nay gần như đã đảo ngược. Có cơ hội nào kiếm chác
được thì người đứng mũi, chịu sào cơ hội đó đều biết đến
những lãnh đạo cấp trên của mình, và nếu cố tình không biết
đến thì sẽ được lãnh đạo gợi ý, thăm hỏi, quan tâm. Thi tuyển
công chức là dịp được lãnh đạo các cấp đặc biệt quan tâm. Chủ
tịch hội đồng thi tuyển công chức ở cấp nào có trách nhiệm
lo lắng, phân phối bảo đảm trong ấm, ngoài êm ở cấp đó. Khỏi
cần lãnh đạo gợi ý mà vị chủ tịch hội đồng này trực tiếp
phân phối cho lãnh đạo cấp trên mình có cổ phần được ăn chia
trong dịp này bằng cách gợi ý cho xếp gửi một vài đối tượng
tham gia thi tuyển. Những người được giới thiệu chỉ cần đưa
tiền cho người chủ của mình là bảo đảm đỗ đạt. Sau khi phân
phối khá công bằng và sòng phẳng cho các xếp trên, số còn lại
hội đồng thi tuyển quyết định chọn ai, bỏ ai trên cơ sở số tiền
hối lộ, và bằng mọi cách đưa ra phương án ăn chia bảo đảm cho mọi
thành viên trong hội đồng được hài lòng. Và cuối cùng mới bàn
đến phương sách thủ thuật để những ứng viên trúng tuyển.
Tuyển mộ công chức của nhà nước cũng là một phương cách để có thu
nhập rất đáng kể cho những người nắm quyền hành. Một chức vụ
có ba ứng viên nạp đơn, những người nằm trong diện sẽ tuyển chọn
được lãnh đạo thông báo trực tiếp, và ngay lập tức cuộc chạy
đua được khởi phát. Liên tiếp hết chức danh này đến chức danh
khác, hết ứng viên này đến ứng viên khác, hết thời kỳ này
sang thời kỳ khác, các ứng viên ngược xuôi lo lót để hy vọng
được cất nhắc. Thất vọng dịp này lại hy vọng dịp khác, liên
tục cuốn hút trong vòng xoáy cạnh tranh hy vọng có dịp thành
đạt. Vì sao ta nghèo? Vì một đất nước đầy dẫy những quan tham.
Chuyện chỉ có ở Việt nam.
Thục Vy
No comments:
Post a Comment