Monday, October 5, 2015

Giấc mơ "giãy chết"

Thứ Hai, 05.10.2015    
Thưa quý thính gỉa, thiên đường XHCN là một sự lừa đảo trắng trợn và khôi hài. Chính vì thế, toàn dân Việt Nam, từ những kẻ bần hàn nhất như cụ bà bán vé số để kiếm sống qua ngày, đến con gái cưng của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Phượng đều ngày đêm mơ về cái xã hội “tư bản giãy chết”. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Bảo Ngọc với tựa đề: Giấc mơ “giãy chết” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay
Đã là giấc mơ thì ai cũng có quyền mơ cho mình một giấc mơ đẹp nhất. Nếu không là thiên đường cũng ít nhất là hạnh phúc tràn đầy. Nhưng tại sao lại chỉ cần một giấc mơ "giãy chết"? Vì có một sự thật đó là người Việt Nam chúng ta chỉ cần có một cuộc sống như "Tư bản giãy chết" mà cộng sản vẫn tuyên truyền thì đã quá thừa hạnh phúc, mà cái thiên đường của cộng sản không bao giờ có được. Và cũng chỉ cần cái giấc mơ mang tên "giãy chết" đó thì đã không có thảm cảnh nông dân Văn Giang, Long An, Nam Định, của gia đình Đoàn Văn Vươn hay những cái chết oan ức của những Phan Thanh Sơn, Đặng Ngọc Viết, v.v...
Ngược trở lại quá khứ, câu chuyện một người dân hiền lành và chất phác Đặng Ngọc Viết đã cho thấy anh vì quá uất ức do mâu thuẫn về đất đai với quan chức địa phương tham nhũng ở Thái Bình mà liều mình bắn chết một, làm bị thương ba quan tham rồi tự vẫn, mới thấy thấm câu nói dân gian "con giun xéo lắm cũng quằn". Sinh mạng con người là cái gì đó thật quý giá, thiêng liêng. Có thể "của đi thay người", rồi của cải có thể bằng sức lao động của con người có thể làm lại được, chứ mất mạng thì xong. Anh Đặng Ngọc Viết có lẽ rất hiểu điều này nhưng chắc chắn một điều rằng anh đã bị dồn vào "bước đường cùng" mới có những quyết định như đã xảy ra cách đây chưa lâu.
Trong một xã hội, khi khoảng cách giàu nghèo cách biệt quá xa, mà cái nghèo cũng có nhiều đẳng cấp: Nghèo vì không đủ khả năng để sắm sửa đua đòi cho bằng chị bằng em, hay nghèo đến độ dù lao động cực lực mà vẫn bữa đói bữa no, thì xã hội bất an loạn lạc cũng bắt đầu từ đây. Cái nghèo cũng xuất phát từ chính cái bất công mà một xã hội độc tài toàn trị đem lại đã khiến cho con người quá khổ cực. Nó không khác gì là mấy so với cái bần cùng của Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao thế kỷ trước.
Chúng ta có thể nhận thấy, Chủ nghĩa tư bản xuất xứ từ Châu Âu, nơi đẻ ra ông tổ của chủ nghĩa cộng sản là Marx – Engel, vẫn duy trì một hệ thống an sinh xã hội, để không chỉ những người nghèo có được những trợ cấp tối thiểu để sống, để con người trong xã hội đó không phải đi xin ăn, cướp giật ai, và còn để những người giàu có thể hưởng thụ cuộc sống an lành trong xã hội mà ai ai cũng ít nhất có cơm no, áo ấm. Nhưng trong chế độ cộng sản thì điều này lại hoàn toàn không hề xuất hiện.
Tại những nước tư bản bị cộng sản vu cáo là "giãy chết" thì khi người lao động bị thất nghiệp, họ vẫn nhận được một năm tiền thất nghiệp bằng mấy chục phần trăm lương như lúc còn đi làm. Và năm thứ hai là trợ cấp thất nghiệp trong lúc sa cơ thất thế... Xuống mức tận cùng là trợ cấp xã hội cho bất kỳ thành phần nào trong xã hội bởi lý do không kiếm được việc làm hay do lười lao động hay làm việc "chui",v.vv... Ngân sách của những nhà nước tư bản cung cấp cho các khoản chi xã hội chiếm tới khoảng 20 đến 30% GDP , tùy theo hoàn cảnh kinh tế mỗi nước để bảo đảm cuộc sống mọi người dân họ không rơi vào cảnh "bần cùng sinh đạo tặc". Nó khác hẳn với xã hội cộng sản Việt Nam mang danh là thiên đường nhưng con trai thì phải cướp giật hay con gái phải bán đời mình để cứu giúp gia đình, trẻ em thì phải bỏ học đi bới rác, cụ già phải lụi cụi đi bán từng tấm vé số để sống qua ngày...
Ngoài ra, trợ cấp xã hội sau khi đã thanh toán xong những chi phí căn bản như tiền thuê nhà, tiền bảo hiểm bệnh tật, tiền điện nước..., sẽ phát thêm mỗi người tiền ăn uống để ít ra con người không phải chết đói. Mỗi đứa trẻ từ lúc sinh ra đến lúc 25 tuổi khi có công ăn việc làm, được nhà nước chu cấp một số tiền nhất định mỗi tháng, bất kể cha mẹ đứa trẻ giàu hay nghèo. Trong quá trình học hành cũng miễn phí cho đến khi lên đến đại học. Mỗi người dân khi đến tuổi hưu, đều nhận được lương hưu do cấp bậc lương lúc đi làm, hoặc dù không đi làm vẫn nhận được trợ cấp hưu trí từ quỹ an sinh xã hội.
Vậy mà trong khi đó tại thiên đường cộng sản, hàng ngày ra đường người ta gặp phí. Về nhà cũng gặp phí, con em học thì phí chồng phí. Thậm chí giá một chiếc xe hơi đắt bằng 3 lần xe hơi ở Campuchia chỉ vì thuế chồng thuế. Nói cách khác sống trong cái gọi là thiên đường cộng sản thì người ta phải chịu hàng trăm cái thòng lọng vào cổ nên những cái chết như anh Viết vì quá uất hận là không hiếm có. Chính vì vậy, thật đúng khi con người ta đang sống trong "thiên đường" mà cũng chỉ dám mơ giấc mơ nhỏ nhoi đó là giấc mơ "giãy chết".
Và như vậy, để biến giấc mơ "giãy chết" thành sự thật thì chúng ta phải nỗ lực thay đổi. Chúng ta không thể trông chờ vào một phép màu đến trong giấc mơ. Chúng ta phải biến những mong ước thành hiện thực vì nó nằm trong tay tất cả chúng ta. Hãy cùng bước tới để tự cứu mình khỏi thảm cảnh hiện nay vì còn cộng sản thì còn lắm những giấc mơ không có thật .
Bảo Ngọc

No comments:

Post a Comment