Thứ Hai, 26.10.2015
Thưa quý thính giả, dưới sự cầm quyền của cộng sản Việt Nam, những người thương phế binh dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa là những người bị trù dập, ngược đãi, phân biệt đối xử nhiều nhất trong Xã Hội. Cộng sản Việt Nam xem họ như những "tàn dư" còn sót lại sau cuộc chiến và mãi mãi họ vẫn không thể nào có được một cuộc sống bình lặng như những người dân thường. Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình hôm nay, tác giả Hạ Uyên gởi đến quý thính giả bài viết "Cám Ơn Anh Người Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa", sẽ được Minh Nguyệt trình bày để tiếp nối chương trình phát thanh tối hôm nay.
Tôi vẫn nhớ nơi quê tôi xa thẳm
Bao mảnh đời tan nát sống lang thang
Thân tàn phế giữa đường đời đau khổ
Đến bao giờ thôi hết cảnh lầm than
Một thành phần dường như bị gạt ra bên lề xã hội VN sau năm 1975 là
những thương phế binh dưới chế độ Việt Nam Cộng Hoà, họ bị phân biệt đối
xử, ngược đãi, trù dập, nhà cầm quyền cộng sản biến thương binh VNCH
thành những người vô hình để không còn ai nhìn thấy họ, thậm chí CS còn
xem đó như một gánh nặng của xã hội. Những người thương phế binh là
thành phần bị thiệt thòi nhất trong đời sống hiện tại. Họ âm thầm chịu
đựng , không kêu ca hay than vãn, họ như những chiếc bóng bên lề xã hội
trên đất nước " vạn lần dân chủ" của CS.
Đa số các thương binh VNCH bây giờ đã bước xa cái tuổi " Tận nhân lực
tri thiên mệnh". Đã 40 năm trôi qua , một thời gian chưa phải đủ dài
trong một giai đoạn lịch sử, nhưng không phải ngắn để nhìn thấy tận cùng
tâm địa của cái gọi là " bên thắng cuộc". Tâm địa đen tối đó được bao
bọc , giấu kín trong cụm từ " Việt Nam - Dân chủ - Cộng hoà , Độc lập -
Tự do - Hạnh phúc " . Hình ảnh những người thương phế binh của quân lực
VNCH ngày ngày bán vé số trên các con đường tại Sài Gòn dường như đã trở
nên quen thuộc. Sau 40 năm, những người thương phế binh vẫn là tầng lớp
bần cùng nhất trong xã hội Việt Nam. Có người thì ở trong những căn
phòng trọ liêu xiêu ,cũ kỹ , nhưng có người chỉ sống trên một chiếc xe
lắc. Thậm chí đến con cháu thương binh, các cựu sĩ quan Quân Lực Việt
Nam Cộng Hoà cũng bị xem như thành phần " không tốt", nỗi ám ảnh " học
tài thi lý lịch" đã làm thui chột biết bao nhân tài thừa hưởng tinh hoa
của nền giáo dục nhân bản Việt Nam Cộng Hoà. Bọn cộng sản hầu như không
có lương tri của một xã hội văn minh, chúng đã quen lối sống hoang dã
giữa những mãnh thú, sẵn sàng giết đồng loại khi sự thú tính dâng lên
cơn thèm. Xua đuổi thương binh VNCH ra khỏi bệnh viện, đập phá nghĩa
trang mồ mã của đối phương .Ý niệm nhân bản " Nghĩa tử nghĩa tận" chúng
sẽ không bao giờ hiểu nỗi. Do đó thương phế binh VNCH bị cộng sản hất
hủi, chà đạp lên danh dự và xua đuổi họ ra khỏi sinh hoạt xã hội bình
thường. Vì quá uất ức những người lính tàn phế đã chọn cho mình những
cái chết thương tâm, như trường hợp của phế binh Thơm , vì quá nghèo đói
, đứa con nhỏ của anh đã qua đời do suy dinh dưỡng, vợ anh đã " đi
khách " để dồn tiền cho anh làm vốn đi bán nhang , quá mệt mõi anh đã
kết liễu cuộc đời bằng hai tuýp thuốc ngũ. Những thương phế binh khác
như Lộc " què" mắc bệnh ho lao , thắt cổ chết trong một toa xe lửa bỏ
hoang ở Biên Hoà. Quý "đốc-tưa Zivago" không nuôi nổi mẹ già 80 tuổi,
bất lực hàng ngày nhìn mẹ cầm lon ra chợ xin thức ăn nuôi thân và nuôi
con, nên anh đã thắt cổ chết.... Nhưng trong những thân thể bệnh tật
kia, ý chí chiến đấu của người lính không hề tàn lụi, họ vẫn giữ nguyên
bản lĩnh kiêu hãnh của một quân đội, một đơn vị tạo dựng những chiến
tích lẫy lừng, cho dù hành động phản ứng tuyệt vọng bi tráng của họ chắc
chắn sẽ đưa đến hậu quả khốc hại cuối cùng với cái chết ghê rợn nhẫn
tâm. Họ không thành công nhưng đã thành nhân. Họ tàn nhưng không phế, họ
đã làm tròn trách nhiệm của một quân nhân . Các anh đã trở về từ chiến
địa với thân xác không còn nguyên vẹn, qua những lần đem máu xương để
vinh danh Quân Lực VNCH, mong được một phần cứu nguy Tổ Quốc. Trên mảnh
đất quê hương , tại một vùng trời nào đó, từ Đức Cơ đến Đồng Xoài, từ U
Minh đến Bình Gỉa đến hàng trăm hàng ngàn địa danh bất tử, các anh đã để
lại một phần máu thịt xác thân, pha thêm màu vàng son hoành tráng trên
bức tranh thần kỳ của Dân tộc vĩnh hằng. Dù bất cứ trong trường hợp nào,
trong hoàn cảnh nào những người đã từng mặc áo lính, đã cùng chung vai
sát cánh trong một trận tuyến, dưới một chiến hào, thì không bao giờ
quên được " Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm", không bao giờ quên được
đồng bào Việt Nam đang đau khổ dưới ách cai trị bạo tàn của Đảng CSVN và
càng không thể nào quên được những người bạn đồng ngũ mang thương tích,
tật nguyền sống cuộc đời tủi nhục trong nhà tù lớn tên gọi " Việt Nam".
Có làm lính mới cảm thông cho kiếp lính nghiệt ngã đoạn trường. Có làm
dân thời ly loạn mới biết được thế nào là mạng sống của con người. Thê
thảm tận cùng là đời của người lính về chiều lại còn mang thương tật.
Hỡi ôi những mảnh đời cùng khốn ấy rồi sẽ đi về đâu, trong cảnh mưa gió
phủ phàng của cuộc đời ?
Chúng ta ngày nay dù đang ở đâu trên trái đất này, không nhiều thì
ít, không trực tiếp thì gián tiếp cũng đã mang ơn họ, những người lính
VNCH một thời hy sinh để chúng ta được sống còn, sống lành lặn, sống
hạnh phúc. Thương phế binh VNCH dù còn hay đã ra người thiên cổ , các
anh có quyền tự hào hơn ai hết về sự cống hiến của mình. Ai chẳng một
lần về với đất ? khác chăng là sớm hay muộn, vinh với nhục và sống chết
sao cho ý nghĩa của một kiếp người , chỉ tội nhất là những người lính
chưa chết nhưng coi như đã chết vì thương tật chiến trận và vì sự ngược
đãi của một xã hội bất công . Xin ngã nón nghiêng mình tri ân những
người thương phế binh VNCH . Và xin một nén hương lòng cho những số phận
không may.
Hạ Uyên
No comments:
Post a Comment