Thứ Sáu, 16.10.2015
Theo sự sắp xếp từ nhiều tháng trước của Trung Cộng, sáng ngày 14 tháng 10, 2015, phái đoàn tướng lãnh cao cấp CSVN đã lên đường đi Bắc Kinh tham dự hội nghị, liệu tướng Phùng Quang Thanh có dám nêu lên vấn đề tranh chấp tại Biển Đông hay không. Kính mời quí thính giả theo dõi quan điểm của LLCQ về vị trí của phái đoàn VN trước cơ hội hiếm hoi này, qua lời trình bày của...
Thưa quí thính giả !
Theo tin của Thông Tấn Xã Việt Nam cho biết, sáng ngày 14 tháng 10,
thì đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Quân đội nhân dân Việt Nam do
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy
Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu, cùng với trung tướng Nguyễn
Đức Hải, Viện Trưởng Viện Chiến Lược Quốc phòng; trung tướng Vũ Văn
Hiển, Chánh Văn Phòng Bộ Quốc Phòng; thiếu tướng Vũ Chiến Thắng, Cục
Trưởng Cục Đối Ngoại, Bộ Quốc Phòng; thiếu tướng Ngô Quang Liên, Trợ lý
Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng và thiếu tướng Vũ Tiến Trọng, Viện Trưởng Viện
Quan Hệ Quốc Tế về Quốc Phòng, phái đoàn đã rời Hà Nội đi tham dự cuộc
gặp không chính thức giữa Bộ trưởng Quốc phòng Trung Cộng với Bộ trưởng
Quốc phòng các nước ASEAN và Diễn đàn Hương Sơn từ ngày 14 đến 18 tháng
10 tại Bắc Kinh.
Hội nghị này đã được Trung Cộng chuẩn bị từ nhiều tháng trước và đã
được đô đốc Tôn Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Cộng
loan báo tại Singapore trong tháng 5 vừa qua, khi ông này đến dự Diễn
đàn An Ninh Khu vực tại Shangri-La. Sau đó, Tân Hoa Xã ngày 24 tháng 9,
2015 đã loan tin chính thức về hội nghị này với mục đích được gọi là để
"tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh để xây dựng cộng đồng chung
Trung Quốc-ASEAN".
Theo dõi những diễn biến có liên quan đến sinh hoạt quân sự trong khu
vực Á Châu Thái Bình Dương, chúng ta không quên được vào đầu tháng Tư
vừa qua, lần đầu tiên, các bộ trưởng quốc phòng ASEAN đã tham dự cuộc
họp với Hoa Kỳ tổ chức tại Hawaii, thì cuộc họp mà Trung Cộng tổ chức ở
Bắc Kinh lần này cũng là lần đầu, phải chăng đây là một động thái khá lộ
liễu nhằm lôi kéo quân đội của các nước thuộc Hiệp Hội Các Quốc Gia
Đông Nam Á ra khỏi ảnh hưởng của Hoa Kỳ?
Chúng ta cũng cần lưu tâm đến Hội Nghị Tham Vấn lần thứ 21 tổ chức
tại Bắc Kinh vào đầu Tháng 6 vừa qua, giữa các quan chức cấp cao
ASEAN-Trung Cộng, mà theo Tân Hoa Xã thì "Trung Quốc và Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á đã nhất trí sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển
Đông ".
Như thế rõ ràng TC đang thực hiện kế liên hoàn để trói buốc các quốc
gia thuộc vùng Đông Nam Á vào vòng kiểm soát của Bắc Kinh, trong kế
hoạch bành trưởng của TC dựa trên sức mạnh quân sự, kinh tế và ngoại
giao của mình.
Các bình luận gia còn cho rằng việc Trung Cộng tổ chức cuộc họp với
các bộ trưởng quốc phòng ASEAN là một mũi tên nhắm hai mục tiêu. Một mặt
Bắc Kinh cổ võ cho chủ trương "Á Châu của người Á châu" nhằm khơi dậy
tự ái dân tộc, và mối liên hệ khu vực; và mặt khác, vừa phô trương sức
mạnh quân sự để tạo ảnh hưởng và uy thế, nhằm mời gọi sự hợp tác trong
nhiêu lãnh vực quân sự khác, tương tự như Hoa Kỳ đang làm.
Nội dung hội nghị tuy không được công bố rộng rãi, nhưng chắc chắn sẽ
đề cập đến nhiều khía cạnh như lời phát ngôn của bộ quốc phòng Trung
Cộng là Cảnh Nhạn Sinh nói rằng bộ trưởng quốc phòng TC là Thường Vạn
Toàn sẽ có cái gọi là "những trao đổi sâu sắc với các người tham dự".
Điều này cũng dễ hiểu vì hội nghị được triệu tập vào thời điểm có nhiều
bất ổn trên khắp thế giới, đặc biệt là những xung đột trong khu vực,
khiến cả thế giới chú mục vào quốc gia khổng lồ TC, chính là nguyên nhân
gây ra bất ổn với những nước láng giềng, nổi cộm là tranh chấp ở Biển
Hoa Đông với Nhật Bản, và Biển Đông với Việt Nam, Philippines, Malaysia,
và Brunei.
Tại Trường Sa thuộc lãnh hải của Việt Nam, TC đã ráo riết bồi đắp các
rạng san hô thành các hải đảo nhân tạo, xây dựng căn cứ quân sự trên
các đảo nhân tạo ấy, nhưng vẫn chối rằng không có ý định quân sự hóa các
đảo này. Mặc dầu không ảnh chụp được từ vệ tinh cho thấy rất rõ những
công thự, phi đạo, kho dự trữ tiếp liệu và những cơ sở hạ tầng khác
chứng tỏ âm mưu bành trướng quân sự để kiểm soát hải lộ quan trọng này.
Những bức ảnh mới chụp được còn cho thấy TC đang xây dựng thêm phi
đạo thứ ba trên đảo Vành Khăn; đồng thời Tân Hoa Xã hôm 9 tháng 10 cho
biết TC đã hoàn tất và khánh thành hai ngọn hải đăng có tên Hoa Dương vá
Xích Qua trên bãi đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa. Những ngọn hải
đăng này còn là những cột ăng ten có khả năng phát sóng ở tần số cao,
được sử dụng vào mục đích viễn thông dân sự và quân sự nữa.
Tướng Phùng Quang Thanh và phái đoàn cao cấp bộ quốc phòng của Việt
Nam tham dự hội nghị do lời mời của Bắc Kinh, cùng với các bộ trưởng
quốc phòng khác, trong ấy có những quốc gia chịu ảnh hưởng của TC như
Lào, Cambodia, nhưng có các quốc gia tranh chấp chủ quyền biển đảo với
TC, vậy phái đoàn Việt Nam phải có bổn phận và trách nhiệm đối với chủ
quyền quốc gia, cho dù có ghi trong nghị trình thảo luận hay không, phía
VN phải thắng thắn nêu ra vấn đề bất ổn tại Biển Đông, và những vi phạm
luật pháp quốc tế về luật biển của TC. Nhất là những vi phạm trắng trợn
như ngăn chận, đâm chìm thuyền bè, cướp bóc tài sản của ngư dân Việt
Nam đang đánh bắt hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Nếu tướng Phùng Quang Thanh và phái đoàn Việt Nam không làm nổi bật
được những đòi hỏi thiết thực và hợp lý của VN trong hội nghị này, thì
những điều nhận xét của quần chúng cho rằng ông là con bài của TC là
đúng. Và như vậy là một điều bất hạnh cho quân đội Việt Nam nói riêng
khi ông bộ trưởng quốc phòng thân TC, và là mối nguy cho nhân dân Việt
Nam nói chung. Làm sao tin vào khả năng quân đội có thể bảo vệ được lãnh
thổ lãnh hải khi TC xâm chiến Việt Nam!?
Cám ơn quí thính giả đã theo dõi quan điểm của chúng tôi.
Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc
No comments:
Post a Comment