Thứ Hai, ngày 14.09.2015
Quý thính giả thân mến, tập đoàn CS đa số xuất xứ từ các thành phần kiến thức hạn hẹp, có một số đi du học nhưng chỉ quanh quẩn ở các nước cựu CS thì lấy đâu ra những đảng viên có trình độ để phục vụ đất nước, còn lớp đảng viên CS sau này mặc dù được cho đi du học ở các nước tự do nhưng lại sống vinh thân phì da. Chính vì thế mà đất nước ta vẫn mãi nghèo. Để tiếp nối chương trình hôm nay, qua chuyên mục Chuyện Chỉ Có Ở VN, đài ĐLSN mời thính gỉa theo dõi bài của Thục Vy: “Vì sao ta nghèo - Phần 3, với chủ đề: Tàn phá rừng” sẽ được Tâm Anh trình bày sau đây
Rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của đất nước. Rừng không
những là cơ sở phát triển kinh tế xã hội mà còn là nguồn lực tối quan
trọng cho sự phát triển bền vững của một quốc gia. Rừng tham gia vào quá
trình điều hòa khí hậu và duy trì tính ổn định độ màu mỡ của đất; hạn
chế lũ lụt, hạn hán, sự xói mòn của đất; làm giảm sức tàn phá khốc liệt
của thiên tai; bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm và làm giảm mức ô
nhiễm không khí và nước.
Việt nam với địa hình đa dạng, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi nên rừng
lại càng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Điều tra sơ bộ cho thấy diện
tích rừng nước ta còn lại khoảng 9,5 triệu ha, chiếm khoảng 29% diện
tích cả nước. Trong đó rừng nguyên sinh chiếm khỏang 10%, còn lại là
rừng tái sinh và một ít rừng trồng không đáng kể. Đến đầu năm 1981,
(theo số liệu của viện điều tra và quy hoạch rừng), rừng chỉ còn 7,8
triệu ha, chiếm khoảng gần 24% diện tích cả nước, trong đó rừng nguyên
sinh chiếm 8%. Như vậy chỉ trong khoảng thời gian 5 năm, 1,7 triệu ha
rừng bị tàn phá dưới chế độ cộng sản. Đây được coi là thời kỳ rừng bị
tàn phá khốc liệt nhất, bình quân mỗi năm mất đi 300 ngàn ha rừng. Tuy
thời gian về sau việc tàn phá có giảm đáng kể do rừng bị thu hẹp. Song
vẫn theo số liệu của viện điều tra và quy hoạch rừng Việt nam công bố
trong 20 năm (1975-1995) cả nước bị mất đi 3 triệu ha rừng, bình quân
hàng năm mất đi 150.000 ha. Đặc biệt ở một số vùng như Tây nguyên
44,000ha, vùng đông Nam bộ 308,000ha, vùng bắc trung bộ 243,000ha, vùng
bắc bộ 242,000ha, còn lại rải rác ở các vùng nhỏ lẻ khác. Những khu rừng
còn lại bị xuống cấp, trữ lượng gỗ ít và bị chia cắt thành những đám
rừng nhỏ, phân tán.
Như vậy là kể từ sau năm 1975, dưới ách cai trị của chế độ cộng sản,
rừng bị tàn phá với tốc độ khốc liệt . Nhà nước cộng sản Việt nam luôn
bu loa rằng: Lâm tặc là lực lượng nòng cốt phá rừng và theo đó là tình
trạng di dân tự do vào các tỉnh Miền nam nhất là vùng Tây nguyên dẫn đến
nạn phá rừng làm nương rẫy. Dân bản địa phá rừng lấy gỗ bán kiếm lời;
lực lượng kiểm lâm bảo vệ rừng không đủ người, phương tiện trang bị
lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ vv. Những nguyên nhân mà
nhà nước cộng sản Việt nam đưa ra chỉ phản ánh được những dấu hiệu, hiện
tượng bên ngoài, chưa phản ánh được đúng bản chất đích thực vì sao rừng
bị tàn phá. Nguyên nhân quan trọng nhất, chủ yếu nhất : chính nhà nước
cộng sản Việt nam là kẻ chủ mưu.
Dưới thời Pháp thuộc kéo dài trên 80 năm, nhiều vùng đất rộng lớn ở
phía nam, nhất là các tỉnh ở Tây nguyên với hàng trăm ngàn ha bị khai
thác để trồng cà phê, cao su, chè và các cây công nghiệp khác để phát
triển kinh tế, phục vụ đời sống con người, đó là điều dễ hiểu, sự hiển
nhiên và đó là sự bổ xung, thay thế cây trồng có hiệu quả kinh tế xã
hội. Cuộc chiến tương tàn giữa hai miền Nam -Bắc do cộng sản Bắc việt
gây ra trong suốt 30 năm, là một trong những nguyên nhân quan trọng
nhất. Chỉ tính riêng rừng Miền nam Việt nam đã tiêu hủy trên 3 triệu ha ,
bình quân mỗi năm phá hủy 100 ngàn ha do rừng bị đốt cháy, do bom đạn
tàn phá, do các chất hóa học reo rắc, do cộng sản Bắc việt san ủi, đào
đắp, khai phá mở đường vận chuyển vũ khí, đạn dược tiếp tế cho chiến
trường.
Ở miền bắc, bắt đầu vào những năm thập niên 60 của thế kỷ trước, hàng
loạt các lâm trường của nhà nước cộng sản được thành lập trên khắp đất
bắc. Ở các huyện miền núi có rừng, thường có từ hai đến ba lâm trường,
tùy theo địa bàn của từng vùng, tùy theo trữ lượng gỗ, số công nhân được
cung cấp cho một đơn vị lâm trường từ 800 đến 2000 người làm nhiệm vụ
khai thác. Nhà nước giao chỉ tiêu khai thác rừng cho từng đơn vị, phát
động phong trào thi đua khai thác rừng lập thành tích vào các ngày lễ
lớn như ngày thành lập đảng 3/2; ngày quốc tế lao động 1/5; ngày quốc
khánh 2/9 và sau năm 1975 là ngày 30/4 hàng năm. Số lượng công nhân của
các lâm trường ngày một gia tăng do nhu cầu khai thác rừng ngày càng
lớn. Vào thời điểm cuối năm, để hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch,
các lâm trường huy động thêm dân bản địa khai thác. Hàng triệu khối gỗ
quý hiếm của rừng nguyên sinh được thu nạp, vận chuyển đi đâu không ai
biết, chỉ nghe nói rằng phục vụ cho việc kiến thiết đất nước. Đó là phục
vụ cho việc mở các tuyến đường sắt, làm gỗ trụ mỏ, làm cầu tạm phục vụ
đường huyết mạch giao thông trong thời chiến và làm nguyên liệu cho các
đơn vị quân đội, công nhân hỏa tuyến, các bếp ăn tập thể của cơ quan
đảng, chính quyền các cấp.
Những năm gần đây, nhất là từ khi mở cửa biên giới với Trung cộng,
hàng triệu khối gỗ quý, hàng triệu chiếc thớt nghiến được xuất khẩu sang
Trung cộng bán bằng con đường tiểu ngạch, bằng con đường gian lận thông
qua các nẻo đường mòn bản địa xuyên qua biên giới giữa hai nước. Nhà
nước cộng sản Việt nam vừa thể hiện sự bất lực trong công tác quản lý,
măt khác lại là một bộ phận trực tiếp bảo kê, tiếp tay cho những kẻ
phá rừng, buôn lậu gỗ, góp phần hủy hoại tài nguyên thiên nhiên đất
nước. Vì sao ta mãi nghèo?vì những kẻ cầm quyền đang nhẫn tâm tàn phá
đất nước ta.
Chuyện chỉ có ở Việt nam.
Thục Vy
No comments:
Post a Comment