Thứ Năm, ngày 24.09.2015
Suốt 10 năm qua, thành phố Sài-gòn đã đầu tư gần 29.000 tỷ đồng cho các dự án chống ngập của thành phố. Trong đó khoảng 12.000 tỷ đồng là tiền thuế của dân, vốn vay ODA khoảng 17.000 tỷ đồng. Thế nhưng, cho đến nay cứ khi nào gặp mưa là thành phố lại “ngập chân” trong nước, nhiều tuyến đường bị nước dâng cao tới nửa thước. Người dân cả nước và đặc biệt là thành phố SàiGòn sau những cơn mưa vừa qua họ mới có dịp nhìn rõ “thiên tài của đảng ta”. Trong mục NDTQ hôm nay kính mời quý thính giả theo dõi bài "Nước ngập lòng dân” của Lý Trần Công do Hướng Dương trình bày
Theo trung tâm điều hành Chương trình chống ngập thành phố cho
biết, hiện còn 68 điểm ngập úng do mưa. Các điểm ngập úng giống như
chiếc "túi bục", cứ bịt chỗ nọ lại "tức nước" bung ra chỗ khác. Báo chí
trong nước đồng loạt đưa tin về tình trạng ngập úng tại thành phố
Sài-gòn sau cơn mưa kéo dài ba tiếng đồng hồ vào chiều ngày 9 tháng 9
vừa qua. Tiếp theo hai cơn mưa lớn vào chiều ngày 15 và 19 tháng 9 đã
khiến thành phố này ngập nặng so với trước đây, khi có tới 72 tuyến
đường bị ngập sâu từ 10 đến 60cm.
Người dân Sài-gòn hứng chịu biết bao nỗi bực dọc, phiền toái khi "mưa
rơi trên đầu và nước ở dưới chân", nước từ ngoài ngõ tràn vào trong nhà
không chỉ nước mưa mà cả nước cống hôi thối, rác rến trôi nổi đầy nhà.
Ngoài đường xe cộ ùn tắc, lớp chết máy lớp phải dẫn bộ, ngay đến xe hơi
mà chủ nhân còn phải bỏ của chạy lấy người, vì không đủ kiên nhẫn ngồi
chờ nước rút, đường thông mà tiếp tục hành trình. Sau khi báo chí đưa
tin, dân tình ta thán, kể cả châm biếm bằng những bài hát chế lại lời,
thì các ông quan chức lãnh đạo thành phố này, đưa ra những phát ngôn với
đủ thứ ngụy biện "bởi, do, tại, bị" hòng trốn tránh trách nhiệm. Nào là
do mưa lớn và triều cường dâng cao, đã vượt quá công suất thiết kế của
hệ thống cống thoát nước thành phố. Nào là dân số tăng quá nhanh, rồi
kênh rạch bị lấn chiếm, công trình thoát nước thi công chậm tiến độ,
thiếu vốn..v.v... Toàn là những nguyên nhân không tại ông Trời thì cũng
do khách quan, không bao giờ là do lỗi của các quan chi dân phụ mẫu.
Tình trạng ngập lụt trầm trọng ở Sài-gòn hiện nay, theo các chuyên gia
về quy hoạch xây dựng hoàn toàn là do lỗi của những quan chức cộng sản
lãnh đạo thành phố này, khi quy hoạch xây dựng thành phố đã san lấp hết
những vùng đầm lầy ở Nhà Bè, quận 7, Bình Chánh được ví như những cái
túi chứa nước mưa cho thành phố. Từ năm 2006 đến nay dưới sự lãnh đạo
của bí thư thành ủy Lê Thanh Hải trùm tham nhũng ở đất Sài Thành, những
vụ cưỡng chế đất đai, giải tỏa, chiếm đất người dân diễn ra tràn lan
như: vụ bán đất ở đài phát thanh Quán Tre, vụ cướp đất ở Khu công nghệ
cao quận 9, vụ cưỡng chế giải tỏa khu Vườn rau Lộc Hưng – Tân Bình, Dự
án khu dân cư Phước Lộc – Cần Giờ, vụ Đại lộ Đông Tây, đường cao tốc Bến
Lức - Long Thành, đã làm cho biết bao người dân bị mất đất mất nhà một
cách oan uổng, đền bù không thỏa đáng, đẩy họ vào cảnh khốn quẫn. Ông bí
thư thành ủy Lê Thanh Hải và tay chân thuộc hạ, sau khi cưỡng chế thu
hồi đất xây dựng các dự án, đều không ngần ngại san lấp kênh rạch, ao
hồ. Mặt khác bên dưới các công trình này, hệ thống thoát nước và xử lý
nước thải vẫn tiếp tục đấu nối với hệ thống cống rãnh, đã có từ hàng
trăm năm trước do người Pháp xây dựng. Do Sài-gòn được đô thị hóa cấp
tập và mở rộng chỉ vì lòng tham của quan chức cộng sản, dẫn đến diện
tích đất ngày càng bị bê-tông hóa không còn chỗ cho nước thấm qua mặt
đất, thì việc nước chảy vòng quanh trên các con đường là điều không thể
tránh khỏi. Theo kế hoạch chống ngập úng của Ủy ban nhân dân thành Hồ
thì từ năm 2008 đến 2017 kinh phí dự kiến ban đầuđể thực hiện là 11.000
tỷ đồng, đến nay số tiền này đã đội lên 5 lần với mức hơn 50.000 tỷ
đồng, song dự kiến kéo dài thời gian thêm 3 năm nữa đến năm 2020 mới
hoàn thành, mà cũng không chắc có hết ngập hay không vì cứ giảm được một
chỗ ngập cũ thì lại có thêm 3 chỗ ngập mới. Không biết chính quyền của
cái thành phố này, dùng tiền thuế của dân và tiền vay mượn nước ngoài
làm các công trình chống ngập úng ra sao, mà càng làm thì càng ngập
nặng. Trong khi đó mỗi gia đình sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước
tập trung, đều phải trả tiền nước thải được lấy bằng 100% khối lượng
nước sạch tiêu thụ theo hóa đơn tiền nước hàng tháng, với mức giá là
1.400 đồng /1m3. Thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt với
tổng kinh phí 100.000 tỷ đồng để đàn em là đồng chí Lê Thanh Hải tiếp
tục "xây và cất" những công trình chống ngập. Theo phát biểu của một
lãnh đạo thành Hồ cho biết."Dù thành phố có huy động mọi nguồn lực ngân
sách và xã hội hóa thì vẫn còn thiếu hơn 43.000 tỷ đồng. Vì vậy thành
phố kiến nghị Chính phủ hỗ trợ bằng nguồn vốn ODA và nguồn vay từ Ngân
hàng nhà nước". Không biết số tiền trên tương đương với gần 5 tỷ Mỹ kim,
thì có bao nhiêu được dùng để xây cho mau xập và bao nhiêu thì được cất
vào túi các quan tham.
Người dân đã có quá nhiều kinh nghiệm với cung cách làm ít ăn nhiều,
làm chơi mà ăn thiệt lớn của CSVN. Điều quan trọng là chúng ta cần phải
phản kháng như thế nào, trước một chính quyền trộm cắp không từ của dân
một thứ gì. Chúng ta phản đối trên các mạng truyền thông xã hội, chúng
ta viết bài vạch trần những thủ đoạn gian trá, bịp bợm của CSVN và chúng
ta còn chế lời bài hát, để châm biếm chế độ điều đó là cần, nhưng như
thế vẫn chưa đủ. Chúng ta cần phải thành lập những hội nhóm đòi chính
quyền phải giải quyết tình trạng ngập lụt một cách cụ thể. Mọi chi tiêu
từ tiền thuế của dân, vay mượn nước ngoài cho các dự án chống ngập lụt
thành phố, đều phải minh bạch và rõ ràng, vì đó là quyền lợi của chính
chúng ta, nợ chúng ta phải trả có khi đến đời con đời cháu chúng ta vẫn
tiếp tục phải trả. Người dân cần ý thức một điều rằng, chúng ta không
thể để cho chính quyền này tiếp tục sống phè phỡn trên xương máu và mồ
hôi nước mắt của nhân dân, bắt người dân trả nợ thay cho những quan chức
tham ô, tham nhũng vô độ. Nếu người dân bất hợp tác và ngưng đóng thuế
để nuôi guồng máy vận hành thì chế độ này sẽ sụp đổ.
Lý Trần Công
Ngày 24/9/2015.
No comments:
Post a Comment