Thứ Tư, 23.09.2015
Tự hào hay hổ thẹn là hai khái niệm cách xa nhau vạn dặm. Nhưng đôi khi nó cũng có ranh giới như sợi chỉ mà thôi. Về với dân tộc bằng sự sám hối thật lòng chính là sự tự hào. Còn vẫn đổ lỗi cho ai đó, không dám nhận lỗi về mình, trốn trong hào quang giả tạo chính là điều đáng hổ thẹn … Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Đặng Chí Hùng với tựa đề: “Tự Hào Hay Hổ Thẹn?” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay
Chuyện kể cũng không có gì, nhưng xôn xao thời gian qua đó là chuyện
ông tướng Nguyễn Trọng Vĩnh phàn nàn rằng đáng lý ra ông phải được phát
bằng "75 tuổi đảng" từ năm 2014 vì ông tuyên thệ vào Đảng Cộng Sản từ
năm 1939 chứ không phải mới có năm 2015.
Câu hỏi được đặt ra là ông Vĩnh đáng tự hào hay không với cái danh
hiệu đó. Câu trả lời là không hề đáng tự hào tí nào, trái lại còn có thể
khẳng định đó là một nỗi hổ thẹn đối với dân tộc Việt Nam. Tại sao lại
có thể nói như vậy?
Về căn bản, Hồ Chí Minh chính là một tội đồ của dân tộc Việt Nam. Ông
ta bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp, bán Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung
cộng, xây dựng một chế độ độc tài tàn phá Việt Nam 80 năm qua. CSVN cũng
tiếp bước con đường của Hồ Chí Minh là con đường bán nước, hại dân.
Điều đó thì chính ông Vĩnh cũng là người thấy rất rõ khi ông biết rõ
ràng CSVN bán biển đảo, giết chiến sĩ của mình thế nào. Vậy mà tại sao
ông Vĩnh vẫn phải bám lấy cái danh hiệu ảo do một thứ đảng cướp, bán
nước đó ban phát? Phải chăng ông vẫn tin vào cái ảo giác về Hồ Chí Minh,
về quá khứ theo đảng của mình. Có lẽ là như vậy!
Phần lớn đảng viên CSVN và nhất là những thành phần có tuổi như ông
Nguyễn Trọng Vĩnh vẫn còn ảo tưởng về hào quang do đảng CSVN tô vẽ cho
mình. Chưa hết, ông Vĩnh và nhiều đảng viên muốn tránh né lỗi lầm, trách
nhiệm của mình đối với dân tộc Việt Nam nên cứ mượn cái xác Hồ Chí
Minh, mượn cái quá khứ không có thật để trốn vào đó. Nói một cách hình
tượng thì những đảng viên như ông Vĩnh rất nhiều, họ nhận ra cái sai của
CSVN nhưng họ không dám nhận trách nhiệm của mình trong đó, tựa như một
kẻ có tội cứ cúi xuống gầm bàn và tìm cho mình sự bình yên giả tạo dưới
đó. Mặc cho trên bàn, có hàng vạn con mắt đang nhìn mình với sự thất
vọng không tả được.
Những sự chạy trốn sự thật đó là tâm lý chung của con người. Tuy
nhiên đã mang danh trí thức, mang danh làm tướng thì chắc chắn những
người như ông Vĩnh phải nhận thức được đâu là cái gốc của vấn đề. Tự ru
ngủ bản thân bằng quá khứ giả tạo hay dám nhìn nhận thẳng vào sự thật?
Câu hỏi đó sẽ dễ dàng hơn nếu những đảng viên như ông Vĩnh đặt quyền lợi
dân tộc lên hàng đầu. Lúc đó sẽ dễ dàng nhìn vào mình, vào quá khứ của
mình để tránh xa tội ác. Chỉ có như thế mới giúp được dân tộc Việt Nam
rơi vào cảnh bại vong trong tay Trung cộng. Đó chính là góp phần chuộc
lại lỗi lầm mà chính những người như tướng Vĩnh đã gây ra.
Cũng cần nhớ lại, có không ít đảng viên đã bỏ đảng hoặc chán đảng
quay sang đổ lỗi cho lãnh đạo từ Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng... là
dối nát, tham nhũng. Họ vin vào "Nếu có bác Hồ thì không như vậy". Thế
là có một phong trào bỏ Mác – Lê và quay lại với tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cái trớ trêu là chính họ Hồ nói mình chẳng có tư tưởng gì, chỉ có Mao,
Mác – Lê mới là đúng. Chưa hết, nếu mà nói đến cái tư tưởng nổi bật của
Hồ chính là tư tưởng mà ông ta tuyên bố "đảng ta là đảng cầm quyền". Hay
nói chính xác chính là một hình thức độc tài của họ Hồ truyền lại cho
đàn em. Đó chính là thứ tư tưởng nguy hiểm gây cho dân tộc Việt Nam biết
bao đau thương mấy chục năm qua.
Tự hào hay hổ thẹn là hai khái niệm cách xa nhau vạn dặm. Nhưng đôi
khi nó cũng chỉ có ranh giới như sợi chỉ mà thôi. Về với Dân tộc bằng sự
sám hối thật lòng chính là sự tự hào. Còn vẫn đổ lỗi cho ai đó, không
dám nhận lỗi về mình, trốn trong hào quang giả tạo chính là điều đáng hổ
thẹn.
Một câu chuyện dân gian được người Canada dạy tại phổ thông đó là
chuyện một anh mù thông minh và chàng thợ săn khôn vặt. Anh mù thông
minh trong lần đi săn đã biết anh thợ săn khôn vặt đổi mất con chim đẹp
của mình. Nhưng anh mù sau đó đã tha thứ cho anh thợ săn thật dễ dàng
với câu nói: "Trên thế giới có rất nhiều người như anh, những người biết
nghĩ từ những lỗi lầm của mình". Câu chuyện chính là một ý tưởng như
"quay đầu là bờ" của người Việt Nam chúng ta.
Những ý tưởng đó đã nhắc nhở những người như tướng Vĩnh hãy dũng cảm
nhận lỗi, dũng cảm vứt bỏ cái hào quang, quá khứ mà đảng ban phát giả
tạo để quay về với dân tộc. Lúc đó các vị chính là điều đáng tự hào của
người dân Việt Nam. Lịch sử chờ đợi sự dũng cảm của các vị nhưng cũng có
giới hạn của nó. Ranh giới giữa đáng tự hào và hổ thẹn thật mong manh.
Mong rằng, những vị đảng viên như tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thật sáng suốt
trong phần còn lại của cuộc đời mình./.
Đặng Chí Hùng
No comments:
Post a Comment