Thứ Tư, ngày 16.09.2015
Thưa quý thính giả, CSVN quen thói bóc lột, cướp giật và hút máu của người dân; ngoài ra, Việt kiều về thăm quê hương chính là những con mồi béo bỡ cho chúng thẳng tay vơ vét. Những con người dơ bẩn này đã làm nhơ nhuốc bộ mặt của đất nước Việt Nam. Mời quý thính giả theo dõi bài viết của Minh Nguyệt với tựa đề: “Mất Thật Rồi Việt Nam Quê Hương Tôi” qua sự diễn đọc của chính tác giả để tiếp nối chương trình phát thanh tối hôm nay
Trong chúng ta, mỗi người sinh ra đều có một quê hương. Hai tiếng Quê
Hương nghe sao êm ấm lạ thường. Cuối tuần vừa qua, tôi đến thăm nhà cô
mình, người vừa mới trở lại Mỹ sau hai tuần về thăm lại quê hương Việt
Nam.
Theo chồng sang Mỹ định cư vào năm 1975, đây là lần đầu tiên sau 40
năm cô trở về thăm lại quê nhà, nơi chôn nhau cắt rốn. Sau buổi cơm
chiều đầy ấm cúng và thân mật, hai cô cháu cùng ra vườn sau chuyện trò,
và để nghe cô tâm sự về chuyến đi vừa qua của mình.
Thưởng thức một tách trà nóng, cô chậm rãi tâm sự. Thật khó có thể
diễn tả được cảm xúc của một người lần đầu tiên về thăm lại quê hương
sau 40 năm, một thời gian dài đăng đẳng. Một cái gì đó như nghèn ngẹn ở
cổ khi người chiêu đãi viên hàng không cho biết máy bay sắp hạ cánh
xuống phi trường Tân Sơn Nhất. Nhìn ra bên ngoài qua màn cửa sổ của máy
bay, không kiềm chế được lòng mình, cô đã bật khóc. Cô khóc cho niềm vui
sướng vì đã tận mắt nhìn thấy lại nước Việt Nam thân yêu của mình.
Máy bay đã đáp xuống phi trường, và sự ồn ào náo nhiệt của những
người đi cùng chuyến bay đã đưa cô trở lại với thực tại. Không khí ở cửa
khẩu Tân Sơn Nhất thật oi bức, nóng nực. Nối đuôi mọi người, cô sắp
hàng làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam. Tiếp cô là một người thanh niên
độ khoảng tuổi con trai mình, nhưng lại có thái độ rất xất xược. Anh ta
cứ loay hoay mãi với tấm hộ chiếu của cô và hoạch hẹ với vô số những
câu hỏi như đang hỏi cung một nghi phạm, mặc dù hộ chiếu và visa của cô
hoàn toàn hợp lệ, không có gì sai trái. Phải trải qua hơn hai mươi phút
chờ đợi, và cuối cùng thì hộ chiếu cũng được trả về cho khổ chủ. Cô bước
ra ngoài với tâm trạng thật khó chịu vì không hiểu tại sao mình lại bị
giữ lại lâu đến như vậy. Cầm lại hộ chiếu trong tay nhưng cô không hề
biết và không thể ngờ rằng người nhân viên này đã không hề đóng mộc nhập
khẩu vào hộ chiếu của cô.
Về đến nhà người thân nghỉ ngơi chưa được bao lâu sau một chuyến bay
dài, thì tiếng chuông cửa reo lên. Bất ngờ xuất hiện trước cửa nhà là
một anh công an phường, với lý do đơn giản chỉ đến để hỏi thăm vì nghe
nói nhà có người ở nước ngoài về. Người nhà cô tôi nhìn nhau, không ai
nói ai, nhưng cũng ngầm hiểu là anh công an này muốn gì. Trò chuyện qua
lại vài câu, người nhà của cô mang ra một bình xà bông gội đầu biếu đến
anh công an, gọi là "một chút quà từ Mỹ". Anh ta chẳng ngần ngại và cũng
chẳng khách sáo, chìa tay ra nhận ngay.
Sáng hôm sau, khi gia đình còn chưa ăn xong buổi điểm tâm thì tiếng
chuông cửa lại reo vang. Người khách không mời mà tới thăm chúng tôi lần
này không phài là anh công an phường, mà là anh tổ trưởng tổ dân phố.
Cũng với lý do đến thăm hỏi người khách phương xa, nhưng thật chất là
muốn "kiếm chác" một thứ gì đó mang về. Một con chó được huấn luyện
giỏi, đánh hơi nhanh là chuyện rất bình thường, nhưng con người hay nói
đúng hơn là bọn tay sai, bọn chó săn trong chế độ cộng sản cũng rất
nhanh nhẹn trong những việc đánh hơi này. Chúng "săn mồi" rất tài tình,
những nơi nào có mùi đô la xanh là chúng xuất hiện ngay, không mời chúng
cũng tới. Còn những nơi dân chúng đói khổ kêu cầu thì chúng cố tình
nhắm mắt bịt tai, giả mù, giả điếc làm ngơ. Chuyện không chỉ xảy ra một
ngày, hai ngày, mà gần như xảy ra mỗi ngày, hết công an phường, lại đến
công an xã, cứ thay phiên nhau đến làm tiền cô tôi một cách trắng trợn
cho tới ngày cô rời Việt Nam trở về lại Mỹ. Đây là những con người được
chế độ cộng sản đào tạo ra chăng? Bọn chúng không khác gì những pho
tượng rỗng óc. Thật vậy, nếu là con người thì đương nhiên chúng phải có
đầu óc, phải biết suy nghĩ đâu là lẽ phải, và điều quan trọng là phải có
lòng tự trọng. Ngay cả những điều căn bản này chúng cũng không có thì
làm sao xem chúng là con người cho được?
Đất nước Việt Nam hôm nay đi đến đâu cũng thấy đầy những kẻ mất hết
tính người. Mọi việc tưởng như ổn khi xách va-li ra phi trường trở về
Mỹ. Chính những giây phút bịn rịn cuối cùng này, tinh thần cô tôi gần
như suy sụp hoàn toàn. Một lần nữa, nhân viên cửa khẩu lại giữ cô lại và
làm khó dễ với lý do hộ chiếu đã không được đóng mộc vào ngày cô từ Mỹ
tới Việt Nam. Từ ngạc nhiên dẫn đến tức giận, cảm giác mình đã bị sụp
bẩy của bọn chúng. Chúng chuyển cô từ phòng này đến phòng khác với lý do
để điều tra hầu kéo dài thời gian và gây hoang mang lo sợ cho nạn nhân.
Cuối cùng, vì sợ trể chuyến bay, cô đã dúi vào hộ chiếu 50 đô Mỹ, để
gọi là cho xong chuyện. Và chuyện thật sự đã được giải quyết khi chúng
nhận được tiền. Cô tôi là người cuối cùng bước lên chuyến bay đó để bay
về Mỹ.
Nghe qua những câu chuyện thật cô kể đã xảy ra cho chính bản thân
mình, cả cô và tôi đều lắc đầu ngao ngán. Những tiếng thở dài não ruột
khi nghĩ về con người được đào tạo ra từ chế độ XHCN, những con người
đại diện cho cái nhìn của một đất nước là như vậy sao? Đúng là quan lớn
ăn lớn, quan bé ăn bé, mãi mãi và mãi mãi sẽ không bao giờ chấm dứt.
Chính những con người dơ bẩn này, đã làm cho Việt Nam càng ngày càng mất
đi một số lượng lớn khách du lịch từ khắp nơi đổ về. Vì họ không thể
chịu nỗi cảnh công khai ăn cướp của bọn cộng sản giữa thanh thiên bạch
nhật.
Với gương mặt buồn và đăm chiêu hồi tưởng về chuyến đi của mình, tôi
nhìn thấy hai hàng nước mắt lăn dài trên gò má cô tôi. Nhưng khác với
những giọt nước mắt đầy cảm xúc khi về đến Việt Nam, những giọt nước mắt
lần này cô đã khóc vì thương cho một nước Việt Nam đã thật sự xuống
cấp. Có lẽ sẽ chẳng bao giờ còn tìm lại được những con người Việt Nam
hiền dịu, lịch lãm của 40 năm trước, những con người chân chính để đại
diện cho bề mặt của một dân tộc. Nước mắt chảy dài trên đôi má, cô nói
trong nghẹn ngào: "Mất thật rồi Việt Nam quê hương tôi!"
Minh Nguyệt
No comments:
Post a Comment