Thứ Năm, ngày 10.09.2015
Không chỉ trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, mà CSVN tham gia hầu hết các mảng tối trong hành trình buôn người từ đẻ thuê, buôn bán trẻ sơ sinh, con nuôi, cho đến đẩy phụ nữ đi làm nô lệ tình dục ở nước ngoài. CSVN đã dám bán nước cho Tàu, thì "trăm năm trồng người" của CSVN cũng không nằm ngoài mục đích buôn dân. Trong mục NDTQ hôm nay kính mời quý thính giả theo dõi bài "BUÔN NGƯỜI" của Lý Trần Công do Hướng Dương trình bày
Năm 2014, Việt Nam đưa được 106.840 người lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng, tăng 10% so với kế hoạch đề ra. Năm 2015, tiếp tục
ổn định các thị trường truyền thống; mở rộng những thị trường có thu
nhập cao là mục tiêu được CSVN nhắm đến. Đọc những loại tin tức như thế
này người đọc không biết cảm xúc của mình là nên vui hay nên buồn, nên
tự hào hay cảm thấy nhục nhã...
Nghe được những điều này có lẽ CSVN sẽ giãy nảy lên để nói rằng,
thiên hạ người ta cũng xuất khẩu lao động đầy ra đấy như: Philippines
hay Mexico thì sao không nói? À thì ra vậy! Ai cũng biết, con người trên
địa cầu này thì ai cũng phải lao động để kiếm sống, cho dù là trong
nước hay làm việc ở nước ngoài, mà đã nghèo thì họ lại càng phải làm
việc chăm chỉ để thoát nghèo, điều này không sai. Nhưng điều đáng nói ở
đây là cái cách thức mà CSVN biến người ta từ một con người cần việc làm
để thoát nghèo, trở thành một kẻ nô lệ thời hiện đại bị bóc lột sức lao
động thậm tệ, bị đối xử tàn nhẫn, bị biến thành nô lệ tình dục ở nước
ngoài mới là vấn đề cần chỉ trích và lên án.
Nhà cầm quyền cộng sản bắt đầu xuất khẩu nhân công từ năm 1980, dưới
hình thức hợp tác lao động với các nước Xã hội chủ nghĩa, mà thực chất
là bắt người ta lao động để trừ nợ vay vũ khí trong chiến tranh. Có kinh
nghiệm từ đó nên từ năm 1991, hoạt động xuất khẩu lao động của CSVN
phát triển mạnh mẽ, mở rộng thị trường ra nhiều quốc gia và vùng lãnh
thổ thuộc các nước tư bản. Bước sang thế kỷ 21, tính đến năm 2011, Việt
Nam có khoảng 500.000 lao động làm việc tại các quốc gia Đài Loan, Hàn
Quốc, Nhật Bản, Mã Lai, Indonesia, Trung Đông, Châu Âu, Châu Mỹ và cả
Châu Phi. Dịch vụ xuất khẩu lao động ở Việt Nam là siêu lợi nhuận một
vốn bốn lời, nên với gần 200 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xuất khẩu
lao động hiện nay, thì trong đó đã có khoảng 60% doanh nghiệp 100% vốn
Nhà nước hoặc cổ phần có vốn Nhà nước chi phối. Số doanh nghiệp còn lại
thì phải là tay chân bộ hạ, của các quan chức cấp cao hay đầu ngành mới
được phép hoạt động.
Người dân muốn có được một suất để đi làm lao nô xứ người thì cần
phải có một khoản tiền từ bảy đến hơn mười ngàn Dollar Mỹ để lo lót,
trang trải chi phí các loại, bao gồm cả tiền ăn chặn ăn bớt của những
công ty môi giới. Công việc mà các công ty môi giới quốc doanh này dẫn
dụ người lao động đa phần là các công việc tay chân, nặng nhọc, độc hại
mà người dân bản xứ họ không muốn làm như: xây dựng, làm tạp vụ, làm
công nhân trong các nhà máy có môi trường độc hại, làm vườn, trồng lúa,
giúp việc nhà.v.v... Nền giáo dục của CSVN bị mất cân bằng nghiêm trọng,
khi thầy thì nhiều mà thợ thì ít. Ở Việt Nam người có bằng Cử nhân, Cao
học, thì đông nhưng vẫn thất nghiệp. Đơn giản vì không được đào tạo
đúng bài bản, đúng chuyên môn, do bởi các giáo trình Mác –Lê - Hồ đã
ngốn của họ gần một nửa tổng số thời gian học, nên không thể làm việc
được. Còn thợ kỹ thuật có chuyên môn tay nghề thực thụ, thì họ không có
nhu cầu xuất khẩu lao động, vì doanh nghiệp trong nước nhất là các công
ty nước ngoài, săn đón họ ráo riết làm không hết việc. Vì thế, các công
ty nhà nước chiêu dụ những người lao động nghèo cầm cố tài sản, nhà cửa
ruộng vườn, vay mượn ngân hàng kể cả vay "xã hội đen", để đủ tiền đóng
chi phí cho chuyến xuất ngoại làm việc, mong đổi đời theo như những viễn
cảnh tốt đẹp mà nhà nước vẽ ra như: thu nhập cao, được đối xử tử tế,
nơi ăn chốn nghỉ tươm tất, được chăm lo chu đáo khi bệnh tật ốm đau, tai
nạn.v.v... Nhưng hàng ngàn người lao động thời gian qua, đã trải nghiệm
nỗi cay đắng khi bị nhà nước lừa bịp, ngay lúc họ vừa đặt chân xuống
phi trường xứ người thì sự thật phũ phàng đã hiện ra. Hộ chiếu người đi
xuất khẩu lao động bị chủ thu giữ, thì đó cũng là lúc nhân phẩm của họ
bị tước đoạt và hành trình nô lệ nơi xứ người bắt đầu. Người lao động
trên hợp đồng ký kết thì làm việc cho công ty A, nhưng khi nhận việc thì
lại là tổ hợp B. Lương theo thỏa thuận người lao động được trả 10, thì
thực tế chỉ nhận chưa tới phân nửa, có những người lao động làm cả năm
cũng không nhận được lương . Chỗ ăn, nghỉ thì tồi tàn, chật chội, nóng
bức, tù túng, nước làm vệ sinh còn không có huống hồ là nước tắm. Người
lao động chẳng may bị tai nạn thì chủ tìm cách sa thải, đuổi về nước...
Người lao động cầu cứu công ty môi giới xuất khẩu lao động thì họ bỏ
mặc, còn Đại sứ quán Việt Nam thì thờ ơ, vô cảm. Trong khi người lao
động sống dở, chết dở ở xứ người, thì người thân của họ ở trong nước đối
mặt với nợ nần chồng chất, bị ngân hàng nhà nước và tín dụng đen xiết
nợ, xiết nhà. Thế là vỡ mộng đổi đời, người dân từ kiếp nghèo bị biến
thành kiếp nô lệ, con nợ, cho giấc mơ thoát nghèo mà CSVN vẽ vời ra...
Năm 2013 Báo điện tử American Thinker ở Hoa Kỳ đã đăng bài viết có tựa
là "Communist Vietnam - Human Trafficker Extraordinaire" (Cộng Sản Việt
Nam, chế độ buôn người khác thường) của tác giả Michael Benge, đã lên án
chính quyền CSVN chủ trương buôn người. Các tổ chức quốc tế cho rằng,
số người Việt là nạn nhân của tệ nạn buôn người từ năm 1990 đến nay phải
trên 400,000 người. với hàng chục ngàn vụ lạm dụng, đặc biệt là trong
lĩnh vực xuất khẩu lao động...
CSVN vẫn tiếp tục lên kế hoạch để đưa dân đi làm lao nô xứ người
trong lúc kinh tế trong nước đang trên đà suy sụp. Tuy nhiên gần đây
trên các trang mạng truyền thông xã hội, xuất hiện rất nhiều lời kêu cứu
của các nạn nhân bị CSVN buôn bán ra nước ngoài dưới mọi hình thức. Đây
chính là những lời cảnh tỉnh cho người dân trong nước, cần cân nhắc kỹ
trước khi muốn kết hôn hay đi lao động ở nước ngoài, kẻo lại lọt vào
"bẫy buôn người" của CSVN lúc nào cũng giăng sẵn.
Lý Trần Công
Ngày 10/9/2015.
No comments:
Post a Comment