Thứ Hai, 07.09.2015
Đảng CSVN thắng cuộc năm 1975 chỉ vì họ và cộng sản quốc tế gian xảo và tàn ác hơn những lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa và thế giới tự do.Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Nguyễn Quang Duy với tựa đề: " Tại sao cộng sản thắng cuộc.."sẽ được Thanh Bình trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Cùng câu hỏi có nhiều cách trả lời khác nhau, nhân 70 năm ngày cộng
sản cướp chính quyền bài viết sẽ nhìn cuộc chiến từ góc cạnh tranh giành
quyền lực giữa người quốc gia và đảng cộng sản.Người quốc gia gồm nhiều
thành phần khác nhau đấu tranh giành chủ quyền cho toàn dân, khi đã có
được chủ quyền chính người dân chọn lựa cá nhân hay tổ chức lãnh đạo đất
nước.Ngược lại người cộng sản chỉ biết trung thành với "Đảng", và quyết
tâm của "Đảng" là bằng mọi phương tiện, mọi cách, mọi giá phải cầm
quyền và giữ vững quyền lực.
Đầu thế kỷ thứ 20, người cộng sản đã chọn hệ tư tưởng vô sản, tổ chức
cộng sản và nhận tiền bạc do tổ chức này cung cấp để thực hiện Quốc Tế
Vô Sản tại Việt Nam.Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) một người ít học,
thiếu trình độ, không nghề nghiệp, để có tiền hoạt động đã chọn làm việc
cho quốc tế vô sản. Nhiều tài liệu chứng minh Nguyễn Tất Thành định kỳ
lãnh lương và trợ cấp của tổ chức này.Mẹ của Nguyễn Tất Thành mất sớm,
cha thì là rượu chè be bét đến độ đánh chết tù nhân, bị án và bị sa
thải, nên từ nhỏ ông đã không được dạy dỗ thành người có nhân bản. Trong
những cơn say rượu cha Nguyễn Tất Thành còn đánh đập con cái. Lớn lên
trong một môi trường đầy bạo lực, ông nhanh chóng chọn con đường cộng
sản lấy đấu tranh giai cấp, bạo lực vô sản làm phương tiện cướp chính
quyền.
Tại Việt Nam, tầng lớp nông dân nghèo được hứa hẹn tiêu diệt tầng lớp
chủ nông để được chia ruộng đất. Xô viết Nghệ Tĩnh, Nam Kỳ Khởi Nghĩa
và Cải Cách Ruộng Đất nằm trong sách lược tiêu diệt tầng lớp chủ nông,
tạo sự đối chọi giữa các tầng lớp xã hội tại nông thôn, giúp đảng Cộng
sản chiếm được cảm tình của nông dân và nắm được địa bàn nông thôn.Ở
miền Nam tầng lớp chủ đất đông hơn, đời sống nông dân cũng dễ dàng hơn
nên ảnh hưởng của cộng sản thua xa ảnh hưởng của 2 tôn giáo Hòa Hảo và
Cao Đài. Trong một thời gian rất ngắn 2 tôn giáo đã thu hút hằng triệu
tín đồ, trong khi cộng sản chỉ có chừng một ngàn người theo.
Đạo Hòa Hảo và Cao Đài lấy tính nhân bản làm căn bản còn cộng sản
ngược lại dựa trên bạo lực vô sản. Mặc dù luôn bị cộng sản đàn áp 2 tôn
giáo vẫn tiếp tục phát triển, ngược lại cộng sản đang trên đà thoái hóa,
tự tiêu diệt. Cuối cùng nhân bản sẽ thay thế bạo lực, chính nghĩa sẽ
thắng hung tàn, chí nhân sẽ thay cường bạo.
Tại Hà Nội vào tháng 8-1945 trong khi các đảng phái quốc gia có lực
lượng quân sự lên đến hằng ngàn người nhưng vì thiếu thống nhất tư tưởng
nên đã để Việt Minh với chỉ vài tay súng cướp đựơc chính quyền từ tay
chính phủ Trần Trọng Kim.Hoàng Đế Bảo Đại trước thì từ chối người Nhật
võ trang thành lập quân đội và sau lại thoái vị trao quyền cho cộng
sản.Tại miền Nam những lực lượng quốc gia đông hơn, lực lượng Cao Đài và
Hòa Hảo mạnh hơn và có tổ chức, nên quyết tâm cướp và nắm chính quyền
của cộng sản không đạt được.
Năm 1949 Trung cộng chiếm được Lục Địa, trực tiếp chỉ đạo đảng cộng
sản Việt Nam thanh lọc hàng ngũ kháng chiến và tiến hành tiêu diệt tầng
lớp chủ nông để nắm độc quyền chính trị.
Chiến tranh mở rộng, Pháp phải dùng giải pháp Bảo Đại lập Chính Phủ
Quốc Gia. Đáng tiếc người Pháp vẫn không muốn trao trả hoàn toàn độc lập
cho Việt Nam. Chiến tranh gia tăng và kết liễu tại trận Điện Biên.Mặc
cho chính Phủ Quốc Gia từ chối việc phân chia hai miền Nam Bắc, và mặc
dầu đã thắng trận Điện Biên cộng sản Việt Nam theo lệnh Liên Xô và Trung
cộng ký Hiệp Định Geneve chia đôi đất nước.
Cũng trong hoàn cảnh chia đôi hai nước Đông Đức và Bắc Hàn không sử
dụng vũ trang xâm lấn Tây Đức và Nam Hàn, trong khi Bắc Việt bằng mọi
giá, "dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho
được miền Nam", chiến tranh leo thang, quân đội Đồng Minh tham chiến.
Miền Nam mặc dù là một quốc gia tự chủ với chính phủ và quốc hội do
dân bầu nhưng vì không thể tự lực trong chiến tranh nên bị hai sức ép và
kết thúc vào ngày 30-4-1975.
Sức ép mạnh nhất từ người bạn Đồng Minh Hoa Kỳ. Mọi quyết định đều
xuất phát từ Tòa Bạch Ốc, Quốc Hội Hoa Kỳ và Ngũ Giác Đài. Quyết định
giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa. Quyết định
ngồi thương lượng với Bắc Việt, rút quân và cắt viện trợ cho miền Nam
dẫn đến sự sụp đổ của nền Đệ Nhị Cộng Hòa.
Cuộc di cư 1954, Biến cố Mậu Thân, mùa hè đỏ lửa Quảng Trị 1972, đại
lộ kinh hoàng tháng 4-1975, rồi làn sóng thuyền nhân sau 1975 chứng minh
dân chúng không bao giờ chấp nhận chiến tranh và bạo lực do cộng sản
gây ra.
Khi người Mỹ cắt viện trợ và tháo chạy, trong tình trạng thiếu quân
cụ khí giới Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn anh dũng chiến đấu đến phút
cuối cùng.
Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Chuẩn tướng Lê
Văn Hưng, Chuẩn tướng Trần Văn Hai, Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ và nhiều
binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã tuẩn tiết làm tròn 6 chữ TỔ QUỐC, DANH DỰ
và TRÁCH NHIỆM.
Ngược lại miền Bắc với quyết tâm xâm chiếm miền Nam, và với sự viện
trợ dồi dào của Khối cộng sản Đông Âu, Liên Xô và Trung cộng nên đã trở
thành kẻ thắng cuộc.
Nói tóm lại, người cộng sản hiểu rất rõ quyền lực, quyền hành và
quyền lợi gắn liền với nhau và khi đã nắm được quyền lực đảng Cộng sản
sẽ không bao giờ buông hay chia sẻ cho những thành phần không cộng sản.
Ngay đến các Hiệp Định, Hiệp ước ký kết với Quốc Tế đều bị cộng sản xé
bỏ không coi ra gì. Mọi thỏa hiệp hay nhượng bộ do đảng Cộng sản đưa ra
đều chỉ là hình thức để họ được tiếp tục cầm quyền.Thực tế cho thấy sau
70 năm việc phân chia quyền lực và quyền lợi đã trở thành một kết nối
chằng chịt đến độ không thể nào tháo gỡ. Ném chuột sợ bể bình, nhưng
bình thì cũng chỉ đáng đưa ra bãi rác, là thực trạng đảng Cộng sản Việt
Nam.
Tình hình thế giới đang thay đổi mang chiều hướng thuận lợi cho công
cuộc đấu tranh chung. Mục tiêu của cuộc đấu tranh cần được xác định rõ
ràng là lấy lại và trao trả quyền lực cho người dân. Cá nhân hay tổ chức
nào đi ngược với mục tiêu nói trên cũng sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền
nát.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
No comments:
Post a Comment