Thứ Hai, ngày 20.08.2014
Ngoài khủng hoảng mất cương thổ
quốc gia cho Bắc Phương, CSVN còn di hại cho đời sau bằng những món nợ
quốc gia khổng lồ qua sự quản trị kinh tế tồi tệ và tham nhũng công quỹ
vô giới hạn. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Bảo Ngân
với tựa đề: "'NỢ' HIỆN TẠI LÀ NỢ ĐỂ DÀNH CHO... TƯƠNG LAI" sẽ được Song
Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Nền kinh tế Việt Nam đang lâm vào khủng hoảng nợ trầm trọng, nhưng
thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn rất tươi cười với những tuyên bố đắc
thắng, dựa trên những số liệu kinh tế cũng do bộ máy điều hành của ông
ta tạo ra. Đơn giản, các chỉ tiêu kinh tế đều đạt và vượt kế hoạch.
Trong khi tòa án ở Úc đang chuẩn bị xét xử 7 người, vụ án hối lộ các
quan chức nước ngoài để được trúng thầu in tiền polymer, trong đó có nêu
đích danh 4 quan chức Việt Nam, hai người còn đương chức là Trương Tấn
Sang và Nguyễn Tấn Dũng, hai người khác đã về vườn là Nông Đức Mạnh và
Lê Đức Thúy, thì trong phiên họp thường kỳ tháng 7 của chính phủ, Thủ
tướng Ba Dũng cũng đã ký ban hành Nghị quyết giao Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, chỉ đạo điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu đề
ra, nhằm giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong vấn đề vay vốn
ngân hàng. Văn bản chưa ráo mực thì thông tin từ kiểm toán nhà nước cho
biết, tổng nợ xấu của Ngân hàng Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn
Agribank là khoảng 40.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1/4 tổng nợ xấu của toàn
thể hệ thống ngân hàng ở Việt Nam. Agribank đang trong tình trạng nguy
ngập và chính phủ cần có những giải pháp khả thi, để cứu ngân hàng
thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam khỏi bị sụp đổ dây chuyền. Nợ
xấu của Agribank theo như báo cáo là khoảng 40.000 tỷ chưa bằng một nửa
so với số nợ do Tập đoàn Vinashin tạo ra. Nhưng vì Agribank là một ngân
hàng, nên hệ lụy cũng như hậu quả mà nó mang lại là rất nghiêm trọng nếu
không kịp thời ngăn chặn. Kinh tế Việt Nam vẫn được dẫn dắt bởi "kinh
tế nhà nước là chủ đạo", nên đã đẻ ra một thứ kinh tế thị trường chỉ có ở
Việt Nam, khi gắn thêm cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa rất mông
lung, khó hiểu và quái đản... Chính vì cái mông lung, khó hiểu và quái
đản này đã tạo ra một cái kiềng ba chân gồm: chính phủ, ngân hàng và
doanh nghiệp nhà nước đua nhau vay nợ và mắc nợ. Nợ công: tính đến
27/3/2013, đã là 80 tỷ Mỹ kim, như vậy với dân số trên 90 triệu người,
thì mỗi người dân phải gánh trên vai số nợ trung bình 887,51 Mỹ kim (gần
20 triệu đồng). Bộ Tài chính công bố thì tỷ lệ nợ công năm 2013 của
Việt Nam là 55,7% GDP, nhưng theo Tiến sĩ Vũ Quang Việt - Chuyên gia
kinh tế có nhiều năm làm việc tại Liên hợp quốc nhận định: Nợ công phải
bao gồm nợ trong nước và nợ nước ngoài của Chính phủ (cả trung ương, địa
phương và Doanh nghiệp nhà nước); nợ để chi và nợ bảo lãnh; nợ ngân
hàng, nợ qua phát hành giấy nợ như trái phiếu... Nếu tính đầy đủ theo
cách này, nợ công Việt Nam hiện xấp xỉ 106% GDP! Với tình trạng bi đát
của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, dù chính phủ của ông Ba Dũng đã trổ
hết tài kinh bang tế thế, bằng những chiêu thức dựa nhiều trên "huy động
cả hệ thống chính trị", hơn là tuân theo quy luật thị trường thuần
thúy, nhưng vẫn không thấy được ánh sáng cuối đường hầm. Ngài thủ tướng
đã không còn nhiều không gian xoay trở với một mớ bòng bong hỗn tạp, của
hệ thống quan chức từ trung ương đến địa phương, đua nhau đục khoét của
công, tham nhũng, làm láo báo cáo hay, rồi nào đan xen lợi ích nhóm,
phe phái đảng..v.v... do chính thể chế độc tài cộng sản tạo ra. Việc đi
vay của chính phủ hiện không còn dễ dàng như xưa, mà phải chịu nhiều
điều kiện ràng buộc, áp lực trả nợ ngày càng ngắn, vì thật trớ trêu thay
Việt Nam giờ đã là một nước có thu nhập trung bình, thì các nguyên tắc
ưu đãi đã dần bị gỡ bỏ. " Ăn quen nhưng nhịn không quen", nhìn ngân sách
ngày càng teo tóp, thuế thì thất thu nặng, nhưng tình trạng bội chi
không hề giảm, bởi 63 tỉnh thành đều có những con tàu "há mồm", luôn
trực sẵn tại Bộ Tài Chính hay Bộ Kế hoạch - đầu tư để nuốt tiền ngân
sách hằng năm, mà chẳng bao giờ bị hạch hỏi về hiệu quả sử dụng tiền
thuế của dân. Những câu chuyện tựa như sự sụp đổ của tập đoàn Vinashin,
Vinalines, nằm rải rác trên các tỉnh, thành nhưng hình thức và quy mô
của nó nhỏ, dàn trải và dễ che đậy, chưa đến thời điểm chín muồi nên
chưa thấy được sự đổ vỡ thực bên trong.
Còn mối tương quan gắn kết giữa doanh nghiệp nhà nước và hệ thống
ngân hàng rất chặt chẽ và phức tạp, như một ma trận khó giải. Trong quá
khứ ngân hàng là bầu sữa nuôi các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước. Với
ưu đãi bằng hình thức cho vay dễ dãi, lãi suất thấp, lại được những anh
Ba, anh Tư chỉ đạo cho vay bằng những "quyết định chính trị", nên giờ
đây nợ xấu trong hệ thống ngân hàng là sự đổ vỡ của doanh nghiệp nhà
nước, và địa ốc đóng băng do đầu cơ dự án cũng từ sự tham lam của chính
phủ. Thời lãi suất cao 22-25% một năm đã qua, giờ lãi suất vay ngân hàng
chỉ trên dưới 10%, nhưng cho vay là rất khó vì doanh nghiệp đã chết
hàng loạt. Vai trò vú em giờ chuyển sang chính phủ, khi ngân hàng ồ ạt
mua trái phiếu nhà nước để bảo toàn vốn.
"Việt Nam dứt khoát không để vỡ nợ!" là tuyên bố gần đây của đồng chí
"X", nhưng nếu có vỡ nợ đi chăng nữa thì chỉ có người dân vỡ mặt mà
thôi. Vay tiền chẳng phải trả ngay/ Đời con đời cháu chung tay trả dần.
Kinh tế quốc gia thì lụn bại, nhưng kinh tế gia đình ông thủ tướng thì
siêu phát đạt.
Bảo Ngân.
No comments:
Post a Comment