Thứ Sáu, ngày 22.08.2014
Hoa Kỳ đã mở toang cánh cửa ngoại
giao nhưng Hà Nội vẫn theo đuổi con đường mòn cũ, nên Việt Nam khó thoát
khỏi nanh vuốt của Trung cộng. Mời quý thính giả nghe Quan Điểm của
LLDTCNTQ về chính sách ngoại giao đầy bất trắc của Hà Nội sẽ được Hải
Nguyên trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay
Thưa quí thính giả,
Năm 2015 đánh dấu 20 năm bang giáo Việt Mỹ (1995-2015), tuy đã có
những cải thiện đáng kể, nhưng vẫn chưa đạt đến mức độ mà người Việt
mong đợi, nhất là đối với gần 4 triệu người Việt sinh sống ở nước ngoài,
muốn đẩy mạnh tín độ ngoại giao giữa hai nước đến mức trở thành đối tác
chiến lược thật sự, chứ không ở giai đoạn nhập nhằng như hiện nay. Mà
muốn trở thành đối tác chiến lược với HK, thì VN phải chấp nhận một số
điều kiện có thể nói rằng quá đễ dàng theo quan điểm của HK, đó là tôn
trọng nhân quyền, cải tổ luật pháp, mở rộng dân chủ. Những điều kiện này
đem lại lợi ích trực tiếp cho người dân trong nước, mà có rất ít hay
không có lợi lộc gì cho HK cả. Thế nhưng nó lại quá khó đồi với CS Hà
Nội!
Trong lúc bang giao Việt-Trung đã ở tầng đối tác chiến lược từ lâu,
có thể nói không còn là đối tác nữa mà đã bị lệ thuộc toàn diện rồi.
Chính vì sự lệ thuộc quá sâu vào Trung Cộng mà VN càng ngay càng tụt hậu
trên nhiều lãnh vực, nhất là lãnh vực kinh tế.
TC khống chế VN không còn là một lời cảnh báo mơ hồ nữa, mà đó là một
thực tại không thể phủ nhận được, hầu như người dân nào cũng thấy, chỉ
trừ những đảng viên CSVN cố tình nhắm mắt, bịt tai phủ nhận sự thật phũ
phàng này. Khi TC đẩy mạnh chính sách xâm lược trắng trợn trong những
năm gần đây, như ngang nhiên cấm ngư dân đánh bắt hải sản trong vùng
lãnh hải vủa VN. Nhiều vùng đất, nhất là những vùng hiểm yếu đã bán cho.
Những khu tự trị đã mọc lên ở nhiều nơi trong nước; TC ngang nhiên
khoan dầu trong vùng biển của VN, lúc ấy một số đảng viên mới chịu nhìn
nhận thì hầu như đã quá muộn màng! Nhưng cả một mạng lưới nắm giữ quyền
lực tại VN là người của TC, hay đã nhận bổng lộc của TC nên đã quay lại
đàn áp những người phản kháng kẻ xâm lược.
Chính vì tham vọng bành trướng của TC ảnh hưởng đến quyền lợi của
những quốc gia trong vùng và cả thế giới, trong ấy có Hoa Kỳ, đặc biệt
Biển Đông là tuyến hàng hải huyết mạch cho nền kinh tế, đó là lý do
khiến HK phải chuyển trục ngoại giao và quân sự sang Á Châu. Viêt Nam là
mắt xích then chốt trong vùng, nhưng lại là mắt xích yếu nhất, vì đã
nằm trong quĩ đạo của TC
Kể từ khi bình thường quan hệ ngoại giao vào năm 1995, vấn đề trao
đổi về quốc phòng cũng như kinh tế giữa Mỹ-Việt đã có những bước tiến
nhất định, nhưng gần đây chuyển biến tích cực hơn, nhất là từ khi TC đưa
dàn khoan vào vùng biển đặc quyền kinh tế của VN, và đã gặp phản ứng
mạnh mẽ của người Việt trong nước cũng như hải ngoại.
Về phương diện quốc phòng thì hai nước có một số hoạt động tiêu biểu
như năm 2009 các giới chức quân sự Việt Nam được mời lên thăm hàng không
mẫu hạm USS John D. Stennis ở Biển Đông. Cũng thời gian ấy Việt Nam mở
cửa cơ sở sửa chữa tàu tại vịnh Cam Ranh, và một số tàu của HK đã ghé
vịnh từ đó. Năm 2011, hai nước ký bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng gồm có 5
lĩnh vực: đối thoại chính sách cấp cao, an ninh biển, tìm kiếm cứu nạn,
trợ giúp nhân đạo và thảm họa, và gìn giữ hòa bình. Việt Nam cũng đã
gửi một số sĩ quan đến Mỹ để được đào tạo.
Năm 2012 bộ trưởng quốc phòng HK Leon Penetta đã đến thăm Cam Ranh,
sau đó tháng 2 năm 2014 ông Chuck Hagel cũng đã đến VN. Về mặt ngoại
giao ông John Kerry đã đến VN năm 2013. Ngoài những viên chức hàng đầu
ngành ngoại giao và quốc phòng của HK, còn có những chuyên viên khác
cũng đã sang VN.
Sau chuyến đi Mỹ của Phạm Quang Nghị thì TNS John McCain và TNS
Sheldon Whitehouse đến VN để đánh giá tình hình tại chỗ, trước khi có ý
kiến về việc gỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho VN. Kết thúc
chuyến viếng thăm, TNS McCain cho thấy có nhiều dấu chỉ tích cực để gỡ
bỏ lệnh này.
Điều đáng chú ý là chuyến thăm Việt Nam của Tổng Tham Mưu Trưởng Liên
Quân HK, Tướng Martin Dempsey từ ngày 13 đến 18 tháng 8 vừa qua, được
coi là một bước tiến quan trọng trong quan hệ quốc phòng hai nước. Sự
kiện này đánh dấu một bước tiến rõ rệt trong quan hệ vì chưa từng có một
Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân nào đến Việt Nam kể từ năm 1971.
Trên đây là những dấu chỉ cho thấy HK đã mở rộng cánh cửa ngoại giao
tạo điều kiện cho Hà Nội nắm bắt cơ hội tạo thế quân bình ảnh hưởng giữa
HK và TC trước khi có thể thoát được sự khống chế của người láng giềng
tham lam và hiểm độc.
Muốn nắm bắt cơ hội, thay vì Hà Nội từng bước cải thiện tình trạng
nhân quyền và mở rộng dân chủ, để có thể đưa đất nước tiến đến một thể
chế dân chủ tiến bộ. Nhưng đảng CSVN vẫn đặt quyền lợi của đảng lên trên
quyền lợi của tổ quốc và dân tộc, bằng chứng là ngày 16 tháng 8 vừa,
trong buổi lễ kỷ niệm 69 năm truyền thống ngành công an, ông Nguyễn Tấn
Dũng bằng lời lẽ đe dọa đã ra lệnh cho công an phải "dứt khoát không để
nhen nhóm, hình thành những tổ chức chống đối phá hoại". Còn bộ trưởng
công an Trần Đại Quang thì chỉ đạo cho công an "không để hình thành các
tổ chức chính trị đối lập trong nội địa" . Ông Quang nói: "Kịp thời phát
hiện, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu hoạt động chống phá của các thế
lực thù địch, phản động. Đẩy lùi nguy cơ, loại trừ các yếu tố gây mất
ổn định chính trị xã hội. Không để hình thành các tổ chức chính trị đối
lập trong nội địa".
Như thế CSVN coi tất cả những tổ chức dân sự, những người tha thiết
với tương lai dân tộc đều là thế lực thù địch, là phản động, và không
chấp nhận có đối lập, không chấp nhận đa nguyên đa đảng; để cho đảng CS
vẫn độc quyền bán đất nhượng biển và làm tay sai cho TC như họ đang làm
hiện nay. Rõ ràng CSVN đang đưa dân tộc vào tuyệt lộ, người VN không thể
ngồi yên chờ chết được.
Cám ơn quí thính giả đã đón nghe quan điểm của chúng tôi.
LLDTCNTQ
No comments:
Post a Comment