Tuesday, August 26, 2014

KHI CÁN BỘ TRỞ THÀNH "KHÚC RUỘT NGÀN DẶM"

Thứ Ba, ngày 26.08.2014    
Một thể chế chính trị có hiệu năng trong việc quản trị kinh tế và có tôn trọng các nhân quyền căn bản hay không được đánh giá bằng chính lòng dân và niềm tin của cán bộ hạ tầng cơ sở. CSVN là một chế độ độc tài và tham nhũng. Lòng dân chán ngán khinh khi và chính cán bộ hạ tầng cũng tìm cách trốn ra ngoại quốc để mưu cầu một tương lai sáng sủa hơn cho con cháu. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Minh Quân với tựa đề: "Khi cán bộ trở thành khúc ruột ngàn dặm."sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Cột điện mà nó có chân/Xa như nước Mỹ cũng lần mà đi. Câu vè trên đã lưu truyền trong giới vượt biên, vượt biển khoảng 35 năm về trước, nói lên một thảm trạng có lẽ là lớn nhất trong lịch sử Việt Nam và đánh động lương tri nhân loại về một cuộc bỏ phiếu bằng chân cho hai chữ TỰ DO.
Từ điển Anh ngữ có thêm một danh từ ghép mới là: Boat people, để chỉ hàng triệu người Việt Nam nhắm hướng biển Đông tìm đường vượt thoát chế độ man rợ CSVN. Trong số hàng triệu thuyền nhân vượt biển tìm tự do, có ước khoảng hơn nửa triệu người đã phải bỏ mạng trong lòng biển Đông lạnh lẽo. Một vết nhơ ô nhục mà cả thế giới ghi điểm cho những kẻ lãnh đạo cộng sản Việt Nam, cùng nỗi ám ảnh dai dẳng kéo dài đến nỗi tên chủ tịch nước Trần Đức Lương năm 2005, qua hành vi hèn hạ của đảng đã yêu cầu hai quốc gia là Mã-Lai-Á và Nam Dương đục bỏ hai tấm bia tưởng niệm thuyền nhân hòng xóa dấu tích tội ác của bọn chúng. Nhưng lịch sử có sức mạnh và làm chứng nhân của riêng mình, cụ thể là đồng bào hải ngoại ở Đức quốc vừa kỷ niệm 35 năm ngày con tàu Cap Anamur ra khơi cứu người vượt biển Việt Nam. Để chấm dứt thảm trạng người tỵ nạn Việt Nam tiếp tục rời bỏ quê hương để ra đi, Liên Hiệp Quốc đã ấn định ngày 14/3/1989 là mốc điểm cuối cùng để cứu xét tỵ nạn cho những người vượt biên, vượt biển đến các trại tỵ nạn tại Đông Nam Á và tạo điều kiện cho những quốc gia này giải tán và đóng cửa trại tỵ nạn. Làn sóng thuyền nhân được giải quyết dứt điểm, nhưng vẫn có người tìm đủ mọi cách để ra đi theo những cách thức khác như kết hôn với người có quốc tịch nước ngoài, đi du học rồi xin ở lại làm việc và trốn không trở về, nhận làm con nuôi, đi tu nghiệp sinh hay lao động rồi tìm cách để ở lại không về nước..v.v... Gần đây lại rộ lên chuyện cán bộ nhà nước cũng lợi dụng việc ra nước ngoài công cán, hay học tập rồi bỏ trốn. Chuyện cán bộ nhà nước bỏ trốn khi ra nước ngoài không phải là chưa có tiền lệ, nhưng việc này giờ có vẻ phổ biến hơn trước. Ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, cho biết việc cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học, công tác nước ngoài rồi tìm cách bỏ trốn, ở lại không phải hiếm mà đã xảy ra rải rác suốt một thời gian dài. Việc cán bộ nhà nước thời gian gần đây bỏ trốn để ở lại nước ngoài gia tăng đột biến là một hiện tượng cần được phân tích trên nhiều góc độ mà nguyên nhân không được trọng dụng và trả lương xứng đáng cho những việc làm mà họ cống hiến chỉ là một trong nhiều nguyên nhân. Ở Việt Nam chuyện trở thành một công chức nhà nước không phải là điều dễ dàng, chẳng thế mà những cuộc thi tuyển công chức đều có hàng ngàn hồ sơ đăng ký dự thi, như cuộc thi tuyển công chức mà Bộ Công Thương và Tổng cục thuế tổ chức vừa qua đã nói lên điều đó. Cuôc thi tuyển công chức của Bộ công thương chưa thi thì đã phát hiện gian lận, các thí sinh thuộc diện con ông cháu cha thì giở tài liệu chép bài cách công khai, chưa hết một cuộc thi mà người ta đã biết trước kết quả đậu rớt, vì đơn giản phần lớn người trúng tuyển đều đã "đặt cọc" trước hàng trăm triệu đồng cho hội đồng tổ chức thi của Bộ công thương. Đối với nhà giầu hàng trăm triệu đồng cho một suất công chức cỡ trưởng phòng chỉ là chuyện nhỏ. Lương trưởng phòng một tháng ba cọc, ba đồng chỉ đủ uống cà phê họ không quan tâm. Cái mà các công chức tương lai quan tâm là mối quan hệ với các quan chức cấp cao, thậm chí là với anh Ba, anh Tư nào đó trong bộ chính trị, hay chí ít cũng lợi dụng được tầm ảnh hưởng của các cụ "Thái thượng hoàng" trong đảng hòng tìm cách trục lợi bất chính, để thu hồi hàng trăm triệu tiền chạy chức trước mắt và kiếm lời gấp nhiều trăm lần số tiền ban đầu phải bỏ ra. Công chức nhà nước càng ngoi lên cao thì cơ hội tham nhũng càng lớn, ô dù che chắn càng rộng và con đường quan lộ cũng vì thế mà thênh thang.
Những công chức trốn ở lại nước ngoài có tên nêu trên có thể họ trở thành công chức một cách đường đường, chính chính bằng tài năng và kiến thức của họ nhưng có lẽ họ không có các mối quan hệ, vây cánh chằng chịt đỡ đầu của các quan lớn, nên tương lai của họ bấp bênh, cái ghế họ ngồi không thể giữ lâu. Một điều nữa là do kinh phí ngày càng hạn hẹp, nên việc duyệt xét một chuyến công tác, học tập ở nước ngoài là rất khó khăn, chính vì vậy mà có cơ hội là họ phải tự biến mình trở thành "khúc ruột ngàn dặm" không chút đắn đo.
Minh Quân.

No comments:

Post a Comment