Thứ Sáu, ngày 07.02.2014
Chỉ có những nước tôn trọng nhân
quyền mới xứng đáng có chân trong Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc,
trong khi đó Việt Nam đang tiếp tục vi phạm các quyền tự do bao gồm cả
tự do đi lại, hội họp và phát biểu thì vào Hội Đồng Nhân Quyền làm gì?
...” . Đó là lời phát biểu của ông Leon Saltiel, Phó Giám Đốc Cơ Quan
Giám Sát Nhân Quyền LHQ. Qua chuyên mục Chuyện Nước Non Mình, mời quý
thính giả nghe bài “UPR Và Nguyễn Hữu Cầu, Hai Đường Thẳng Song Song”,
của Cánh Cò sẽ được Tâm Anh trình bày sau đây
Hai mươi trang báo cáo trước Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc trong
kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) dành cho Việt Nam tuy chưa chính thức
được đọc vào ngày hôm nay 4 tháng 2 tại Geneve nhưng cả thế giới đều
biết nó giả dối và trơ trẻn như thế nào.
Việt Nam vẫn mải mê ăn bả của quan thầy Trung Quốc khi đinh ninh rằng
đồng bạc đâm toạc tờ giấy, nhất là đồng bạc dưới gầm bàn hay những buổi
chiêu đãi ngoại giao có thể bịt miệng các phái đoàn quốc tế. Và vì thế
hết năm này sang năm khác, qua bao đời Bộ trưởng Ngoại giao, tất cả các
báo cáo vể nhân quyển đều "quy về một mối", cái mối mà Bộ chính trị bảo
sao thì Bộ ngoại giao phải ngoan ngoãn làm vậy mặc dù trong cái bộ tương
đối lành này có rất nhiều ý kiến trái ngược lại với bốn tay tứ trụ
triểu đình.
Báo cáo dài và khó mà đọc cho hết để trưng ra các loại dối trá cho cư
dân thế giới thấy, duy có hai điều mà tất cả quan sát viên quốc tế đều
biết tận tường đó là báo chí Việt Nam và vụ sửa đổi hiến pháp. Việt Nam
cho là tình hình báo chí đã được cải thiện khi số cơ quan báo chí tăng
đáng kể từ năm 2009 sau khi Việt Nam có kiểm điểm định kỳ về nhân quyền.
Việc thứ hai là vấn đề sửa Hiến pháp. Đây là thành quả tôn trọng ý
kiến người dân khi có 26 triệu người đã tham gia trong quá trình sửa đổi
Hiến pháp.
Hai vấn đề đáng lẽ nên giấu bén đi nhưng không biết do thế lực thù
địch nào lại đem chúng ra để bôi bác khi phân bua rằng nhân quyền của
Việt Nam là tiến bộ trước chỉ trích của cả thế giới.
Người viết báo cáo này không lú thì cũng nên gọi là đần vì có ai
trong chính trường quốc tế lại không biết trò lừa này khi Việt Nam vẫn
chưa bao giờ có báo tư nhân cũng như việc góp ý đáng chú ý nhất là của
nhóm 72 nhưng lại bị đàn áp ngay từ đầu còn đâu góp với ý nữa?
Bộ ngoại giao tỏ ra lúng túng khi mang hai điều lú lẫn ấy ra chống
chế có lẽ do áp lực từ vụ tỵ nạn chính trị của Đặng Xương Hùng, một lãnh
sự ngoại giao tại Thụy Sĩ đã công khai lên tiếng về các điều dối trá
của đảng cộng sản đã làm cho ông ta thức tỉnh. Không những bỏ đảng mà
còn hứa sẽ tham gia các tổ chức dân chủ nhân quyền của người Việt hải
ngoại để chống lại đảng nữa.
Trước ngày điều trần của Việt Nam diễn ra đã có rất nhiều cá nhân, tổ
chức từ Việt Nam sang Mỹ nói chuyện nhân quyền và sau đó bay thẳng tới
Geneve thuyết trình trước đại diện các nước châu Âu về những vấn đề nhân
quyền của Việt Nam mà họ cần tìm hiểu.
Ghi chép của nhà báo Đoan Trang, một trong những người tham gia buổi
thuyết trình này cho thấy các nước như Anh, Ba Lan, Ireland, Đức, Pháp,
Hà Lan, Thụy Điển, Phần Lan, Italy đều có cùng một cảm giác là hụt hẫng
và mọi hình ảnh chân thực nhất về nhân quyền Việt Nam được phô bày một
cách thuyết phục. Những đại diện ấy đều có sứ quán tại Hà Nội và nếu
không quá lời, những dối trá qua ngôn ngữ ngoại giao của Việt Nam đã rơi
xuống và khó mà nói rằng sẽ không có cảnh giác quan trọng nào của họ
sau buổi thuyết trình này.
Đàn áp nhân quyền dứt khoát không được lộ ra với thế giới bên ngoài
nên công an tận lực dùng mọi thủ đoạn để bịt miệng tất cả ai muốn lên
tiếng vì sự thật. Bịt miệng ai cũng có thể thành công nhưng đối với TS
Phạm Chí Dũng thì chính quyền và công an Việt Nam đã đánh sai một nước
cờ. Nguyên cả Bộ chính trị không thoát nỗi búa rìu quốc tế sau khi ông
Dũng bị công an cấm xuất cảnh, tịch thu hộ chiếu với lý do "lỳ lợm" như
từ 84 năm nay: Sang Thụy sĩ sẽ bị đám phản động lôi kéo và vì vậy không
thể chấp nhận cho ông đi.
Đám phản động ấy là UN Watch, một Cơ quan Giám sát Nhân quyển của
Liên hiệp quốc và là nơi mua vé mời ông Dũng sang Thụy Sĩ đọc tham luận
về chủ đề: NGO giúp gì được cho quá trình bảo vệ nhân quyền của Việt
Nam?
Giám đốc tổ chức này là ông Hillel Neuer đã có văn thư phản đối Hà
Nội theo đúng luật lệ ngoại giao nhưng ông Phó thì không cần giữ kẽ, nói
thẳng với thế giới là phải đuổi cổ Việt Nam ra khỏi Hội đồng Nhân quyền
Quốc tế.
Leon Saltiel, phó giám đốc UN Watch nói rằng chỉ có những nước tôn
trọng nhân quyền mới xứng đáng có chân trong Hội đồng Nhân quyền Liên
hiệp quốc trong khi đó Việt Nam đang tiếp tục vi phạm các quyền tự do
bao gồm cả tự do đi lại, hội họp và phát biểu thì vào Hội đồng nhân
quyền làm gì? Ông này đi xa hơn khi chứng minh rằng Syria đã từng bị
khai trừ ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc thì Việt Nam cũng
không thể ngoại lệ.
Cả nước đang mải mê ăn tết nên ít có ai chú ý đến lời hứa nhân quyền
của Việt Nam từ hàng chục năm nay và khó có thể nói là người dân háo hức
chờ đợi lời hứa ấy ngoại trừ một gia đình duy nhất: Nguyễn Hữu Cầu,
người tù chính trị có thời gian bị giam giữ lâu nhất Việt Nam: 38 năm.
Sau khi cháu nội của người tù nổi tiếng này viết thư kêu gọi quốc tế
can thiệp cho bản án bất công của ông, Bộ công an đã cử công an viên
xuống tận nhà của em tại Huyện U minh hứa trước mặt cha em và một số
đồng nghiệp rằng ông Nguyễn Hữu Cầu sẽ được thả ra để ăn tết với gia
đình.
Lời hứa ấy đã được loan đi khắp thế giới và người ta chờ đợi kết quả
của nó. Những hỡi ơi, lời hứa công an nào khác chi bản báo cáo nhân
quyền của Bộ ngoại giao hứa từ năm 2009 tới nay. Nhân và Quyền như hai
đường ray tàu hỏa chỉ song song và mãi mãi không được gặp nhau.
Ngăn cản một người để thế giới sỉ vả hàng triệu người đó là thành quả
khó ai làm được. Không biết Bộ công an đã gửi giấy khen cho công an
thành phố HCM hay chưa nhỉ?
Cánh Cò
No comments:
Post a Comment