Thursday, February 27, 2014

ĐỐI KHÁNG CHÍNH TRỊ TẠI THAILAND VÀ BÀI HỌC GÌ CHO VIỆT NAM?

Thứ Năm, ngày 27.02.2014    
Tranh chấp chính trị ở Thailand niện nay sẽ là bài học quý giá cho người dânViệt Nam trong tương lai. Nhìn nhận vấn đề cách thấu đáo để người dân từng bước thực hiện cách mạng dân chủ cho chính mình. Trong tiết mục Người dân tự quyết hôm nay, nời quý thính giả theo dõi bài ĐỐI KHÁNG CHÍNH TRỊ TẠI THAILAND VÀ BÀI HỌC GÌ CHO VIỆT NAM? của Lý Trần Công qua sự trình bày của Hải Nguyên.
Từ tháng 11 năm 2013, chính trường Thailand rơi vào bất ổn sau khi dự luật ân xá nhằm ân xá cho những người liên quan đến tình trạng bạo lực trong giai đoạn 2006 – 2010, được đệ trình ra Hạ viện nước này và được thông qua vào ngày 1/11/2013. Phe đối lập ngay lập tức tổ chức biểu tình phản đối tại thủ đô Bangkok, bao gồm nhiều thành phần trong đó có cả sinh viên, thương nhân và nhân viên văn phòng...
Phe đối lập cho rằng dự luật sẽ mở đường cho cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra về nước, trong khi những người ủng hộ ông Thaksin phản đối vì đối tượng ân xá, có thể bao gồm một số quan chức của chính phủ của Thủ tướng Abhisit trước đây, đã từng đàn áp và làm 90 người thiệt mạng vào năm 2010. Biết trước được diễn biến chính trị sẽ trở nên phức tạp, Chủ tịch Thượng viện Thái Lan Nikom Wairatpanij khi đó cho biết cơ quan này sẽ không phê chuẩn dự luật ân xá. Tiếp theo ngày 7 tháng 11 năm 2013 Hạ viện Thailand, do đảng đương quyền nắm đa số, đã biểu quyết rút dự luật ân xá và không trình ra quốc hội. Cơ quan lập pháp Thailand đã thực thi những quyền hạn mà họ được nhân dân trao phó theo luật định. Tuy vậy bà thủ tướng đương nhiệm của Thailand, Yingluck Shinawatra và đảng của bà đã không còn cơ hội để sửa chữa lỗi lầm khi trình dự luật ân xá, và phải đối diện với nhiều cáo buộc, có thể sẽ làm chấm dứt sự nghiệp chính trị của bà. Cuộc chiến dân chủ diễn ra giữa hành pháp của bà thủ tướng Yingluck, và người dân tham gia biểu tình chống chính phủ. Lý do biểu tình chống chính phủ ban đầu nhắm vào dự luật ân xá, nhưng rồi sau đó những mâu thuẫn nội tại chất chứa trong lòng người dân Thai, đối với dòng họ chính trị của ông Thaksin đã được mở rộng ra với nhiều vấn đề gai góc hơn. Bà thủ tướng Yingluck cho rằng bà được bầu lên bằng lá phiếu của người dân, thì cách tốt nhất hãy hạ bệ bà cũng bằng lá phiếu. Trong khi đó phe đối lập mà đứng đầu là cựu phó thủ tướng Suthep Thausban, cáo buộc cuộc bầu cử năm 2011 là gian lận, hoặc mua phiếu của cử tri nông thôn nghèo các tỉnh phía Bắc với các kế hoạch trợ cấp khi thắng cử. Ông Sunthep đề nghị lập ra một Ủy ban Cải Cách Dân Chủ Nhân Dân, thay thế chính phù của bà Yingluck cho đến khi bầu cử. Tuy nhiên đề nghị này là vi hiến và không thể thực hiện, vì có vẻ như phá hủy hệ thống dân chủ hiện hành. Nhưng nó cũng cần được xét đến nếu đó là nguyện vọng của nhân dân để dẫn đến việc tu chính hiến pháp trong tương lai. Ngày 8/12/2013 các nghị sĩ của đảng Dân chủ đối lập đồng loạt từ chức, dẫn đến việc giải tán quốc hội, khiến bà Yingluck trở thành thủ tướng tạm quyền và chọn ngày 2/2/2014 là ngày bầu cử. Tuy nhiên phe đối lập tẩy chay bầu cử vì cho rằng đảng của bà Yingluck sẽ lại chiến thắng. Kể từ đây cuộc đối đầu giữa người biểu tình và chính phủ tạm quyền trở nên căng thẳng và quyết liệt. Phe biểu tình đóng cửa Bangkok và đóng cửa luôn trụ sở làm việc của bà thủ tướng Yingluck cùng các bộ ngành của chính phủ, làm bà thủ tướng phải làm việc lưu động không nơi cố định. Mặc dù cảnh sát được lệnh là không sử dụng bạo lực với người dân biểu tình, tuy nhiên cảnh sát Thai cũng thử mạnh tay trấn áp người biểu tình và dẫn đến chết người. Ngay sau đó hàng chục ngàn người đã bao vây và đòi san bằng trụ sở cảnh sát Hoàng Gia Thailand. Ông Sunthep người đứng đầu phe đối lập luôn nhắc nhở người biểu tình phải tuyệt đối tuân thủ biểu tình bất bạo động cho dù có phải hứng chịu bạo lực từ phía đối nghịch. Sau tuyên bố không từ chức, thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra ban hành lệnh tình trạng khẩn cấp trong 60 ngày để đối phó với người biệu tình, mặc dù vậy người biểu tình đã phớt lờ lệnh trên và hàng ngàn người vẫn tiếp tục phong tỏa Bangkok kể cả những cơ sở kinh tế của dòng họ Thaksin. Trong cơn sóng gió tranh chấp chính trị, thì ngành Tư pháp Thai vẫn đứng vững trong sự độc lập. Việc Tòa án dân sự Thái Lan ngày 20/2 đã ra phán quyết công nhận tính hợp pháp của chính phủ áp dụng lệnh tình trạng khẩn cấp, tòa án đã bác bỏ đề nghị của phe biểu tình về việc gỡ bỏ ngay lập tức lệnh tình trạng khẩn cấp nói trên vì chính phủ có quyền áp dụng luật này. Nhưng nội dung của phán quyết lại cấm chính quyền lạm dụng luật tình trạng khẩn cấp để trấn áp quyền biểu tình hòa bình của người dân được ghi nhận trong hiến pháp nước này. Một động thái khác nữa là Tòa án Hình sự Thái Lan đã thông qua đề nghị của cảnh sát ra lệnh bắt giữ 19 thủ lĩnh biểu tình chống chính phủ, trong đó có cựu Phó Thủ tướng Suthep Thaugsuban, với tội danh không tuân thủ lệnh tình trạng khẩn cấp. Tiếp theo Tòa án dân sự Thái Lan tuyên bố một số sắc lệnh mà chính phủ đưa ra trong thời gian qua là bất hợp pháp, vì vi phạm quyền hiến pháp của người biểu tình. Tòa án cấm chính quyền ra lệnh cấm tụ tập trên 5 người và cũng cấm chính phủ sử dụng vũ lực để trấn áp các cuộc biểu tình hòa bình. Một thế lực khác cũng cần phải nhắc đến là quân đội Hoàng gia Thai. Ngay từ khi nổ ra tranh chấp chính trị cho đến nay, quân đội luôn tuyên bố đứng ngoài cuộc và luôn ủng hộ nhân dân. Quân đội sẽ vào cuộc nếu như lực lượng cảnh sát của chính phủ sử dụng bạo lực thái quá với người biểu tình. Tính đến thời điểm này đã có hàng chục người biểu tình Thailand thiệt mạng và hàng trăm người bị thương trong các cuộc nổ súng hoặc đánh bom vào đám đông.
Vậy bài học gì sẽ rút ra cho người dân Việt Nam?
Thứ nhất: là như người dân Thai, họ đã biết sử dụng sức mạnh là QUYỀN LỰC NHÂN DÂN thông qua hình thức biểu tình, trong tranh chấp với chính quyền. Thứ hai: quân đội phải trung thành với tổ quốc và bảo vệ nhân dân chứ không phải chính quyền đương nhiệm hay bất cứ đảng phái nào.
Và thứ ba: người dân có quyền bày tỏ nguyện vọng thay thế chính quyền đương nhiệm mà theo họ là tham nhũng và kém năng lực, trong phạm vi hiến pháp và luật pháp.
Hy vọng những điều trên sẽ được áp dụng tại Việt Nam trong một ngày không xa.
Lý Trần Công
27/2/2014.

No comments:

Post a Comment