Thứ Hai, ngày 09.12.2013
Những bộ mặt, những thái độ thô bỉ
trơ tráo ngang ngược khi đi cướp đất của dân rồi tuyên bố thắng lợi thì
chỉ có và xảy ra độc nhất ở VN. Trong tiết mục Đất Nước Đứng Lên, chúng
tôi xin gửi đến quý thính giả bài viết của Hải Huỳnh có tựa đề: " Đẹp và
không đẹp " sẽ được Tâm Anh trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm
nay.
Anh Đặng Ngọc Viết, 42 tuổi ở thành phố Thái Bình đã dùng súng giải
quyết ân oán với bộ sậu giải phóng mặt bằng ngay tại UBND thành phố Thái
Bình ngày 11.9.2013. Kết cục là một quan chức thiệt mạng, 4 quan chức
khác bị thương và anh Viết đã kết liễu cuộc đời mình ngay sau đó. Một
phóng viên nội chính bật thốt lên ngay trên Facebook " tức nước thì vỡ
bờ". Từ vụ anh em ông Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng đến vụ anh Đặng Ngọc
Viết ở Thái Bình cho thấy vấn đề đất đai đúng là chuyện sinh tử của chế
độ hiện nay đang cầm quyền tại Việt Nam.
Lần đầu tiên một quan chức về giải phóng mặt bằng, giải tỏa đền bù
thiệt mạng. Đây được coi như là một bước tiến bạo lực về phản kháng của
người dân bị mất đất. Họ lấy chính sinh mạng của mình, cũng là tài sản
cuối cùng của họ để đánh đổi với mạng sống của các quan chức tham nhũng.
Ai cũng biết các quan chức về giải tỏa đền bù, giải phóng mặt bằng là
nhũng nhiễu số một. Các quan chức này lợi dụng hiểu biết về các chính
sách thu hồi đất và đền bù, họ bèn tạo ra đủ thứ mưu mô để ăn tiền hai
đầu: của nhà nước và của cả người dân. Họ làm khống nhiều hồ sơ, họ lấy
bớt đất của dân hay áp giá sai cho người dân. Dân chúng biết hết, nên họ
đấu tranh ban đầu bằng khiếu kiện lên đến trung ương mà TƯ cũng không
làm gì. Khỏa thân giữ đất cũng không ăn thua. Dùng súng tự vệ như anh em
nhà ông Vươn thì cũng đi tù mà đất cũng không giữ được. Thôi thì lấy
mạng đổi mạng. Sống mà không có tài sản hay tù tội thì thà chọn cái chết
còn hơn. Tự thiêu như bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của chị Tạ Phong Tần
cũng chẳng lay động chút lòng nhân nào của một tập đoàn tham nhũng.
Chắc chắn sẽ có nhiều hình thức đấu tranh khác của người dân oan bị mất đất nhưng rõ ràng mức độ về bạo động có gia tăng.
Trước khi nhà cầm quyền dùng bạo lực với quân đội, công an, dân
phòng, chó nghiệp vụ, súng đạn hùng hổ đi cưỡng chế thì người dân đã gặp
trực tiếp các quan tham để giải quyết mâu thuẫn. Ai đã dùng bạo lực
trước? Sức mạnh từ nòng súng chỉ cướp được tài sản vật chất chứ không
thể cướp được ý chí, nghị lực, tình thần của người yếu thế.
Kết thúc vụ ở Tiên Lãng thì ông đại tá giám đốc công an Hải Phòng, Đỗ
Hữu Ca tuyên bố là "trận đánh đẹp". Nhưng những gì diễn ra sau đó thực
sự là màn trả thù hèn hạ. Ông này cho là "đẹp" thì dư luận lại phỉ nhổ.
Phá nhà của người ta, khởi tố bắt giam, dùng tòa án làm công cụ khủng bố
nạn nhân và gây sợ hãi cho dân chúng chỉ là dọn đường đẹp cho sự thăng
quan tiến chức của ông này lên thiếu tướng mà thôi. Và bây giờ là loạt
đạn ở Thái Bình. Anh Đặng Ngọc Viết tự sát khi đã có lệnh truy nã, không
biết bắt được xác chết này các quan chức Thái Bình có tuyên bố "một
trận đánh đẹp" nữa không?
Khi chưa có chỉ đạo thì báo chí nhanh nhạy đưa tin nhưng vài ngày sau
thì truyền thông lề đảng sẽ bị định hướng đưa tin theo kiểu bất lợi cho
nạn nhân lấy mạng sống mình đổi mạng quan tham. Rồi thì ban giải phóng
mặt bằng thành phố Thái Bình cũng được khen thưởng vì hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ được giao, cũng như ông Đỗ Hữu Ca được thăng quan trong vụ
cướp đất của người dân. Quan tham mất mạng rồi đây sẽ được nhận bằng
liệt sĩ và gia đình nạn nhân chắc sẽ không yên với sự trả thù của nhà
cầm quyền như gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã từng nếm trải.
Đẹp hay không đẹp cũng tùy góc nhìn. Tôi chứng kiến nhiều công an là
dân oan đi khiếu kiện ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao hay Tòa án tối
cao ở Hà Nội cũng ngậm đắng nuốt cay. Cách hành xử của anh Đặng Ngọc
Viết quá bị kịch cho anh và gia đình nhưng ít ra cho thấy người dân sẽ
sẵn sàng dùng mạng sống của mình để gióng lên tiếng nói của người cô
thế. Có ai nghe họ chăng? Hay cả dân tộc đều dửng dưng, lạnh lùng, thờ
ơ? Liệu mạng sống của dân oan Đặng Ngọc Viết có chìm xuồng như vụ nhân
dân Thái Bình nổi dậy hồi năm 1997 chăng? Tôi tin là không. Và chắc chắn
loạt đạn ở Thái Bình không chỉ dừng lại ở chỗ đánh đổi mạng sống của
một quan chức tham nhũng mà hiệu ứng của nó sẽ lan rộng khắp nước, bởi
nơi nào cũng có dân oan.
Hải Huỳnh
Đẹp và không đẹp
Thứ Hai, ngày 09.12.2013
Những bộ mặt, những thái độ thô bỉ
trơ tráo ngang ngược khi đi cướp đất của dân rồi tuyên bố thắng lợi thì
chỉ có và xảy ra độc nhất ở VN. Trong tiết mục Đất Nước Đứng Lên, chúng
tôi xin gửi đến quý thính giả bài viết của Hải Huỳnh có tựa đề: " Đẹp và
không đẹp " sẽ được Tâm Anh trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm
nay.
Anh Đặng Ngọc Viết, 42 tuổi ở thành phố Thái Bình đã dùng súng giải
quyết ân oán với bộ sậu giải phóng mặt bằng ngay tại UBND thành phố Thái
Bình ngày 11.9.2013. Kết cục là một quan chức thiệt mạng, 4 quan chức
khác bị thương và anh Viết đã kết liễu cuộc đời mình ngay sau đó. Một
phóng viên nội chính bật thốt lên ngay trên Facebook " tức nước thì vỡ
bờ". Từ vụ anh em ông Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng đến vụ anh Đặng Ngọc
Viết ở Thái Bình cho thấy vấn đề đất đai đúng là chuyện sinh tử của chế
độ hiện nay đang cầm quyền tại Việt Nam.
Lần đầu tiên một quan chức về giải phóng mặt bằng, giải tỏa đền bù
thiệt mạng. Đây được coi như là một bước tiến bạo lực về phản kháng của
người dân bị mất đất. Họ lấy chính sinh mạng của mình, cũng là tài sản
cuối cùng của họ để đánh đổi với mạng sống của các quan chức tham nhũng.
Ai cũng biết các quan chức về giải tỏa đền bù, giải phóng mặt bằng là
nhũng nhiễu số một. Các quan chức này lợi dụng hiểu biết về các chính
sách thu hồi đất và đền bù, họ bèn tạo ra đủ thứ mưu mô để ăn tiền hai
đầu: của nhà nước và của cả người dân. Họ làm khống nhiều hồ sơ, họ lấy
bớt đất của dân hay áp giá sai cho người dân. Dân chúng biết hết, nên họ
đấu tranh ban đầu bằng khiếu kiện lên đến trung ương mà TƯ cũng không
làm gì. Khỏa thân giữ đất cũng không ăn thua. Dùng súng tự vệ như anh em
nhà ông Vươn thì cũng đi tù mà đất cũng không giữ được. Thôi thì lấy
mạng đổi mạng. Sống mà không có tài sản hay tù tội thì thà chọn cái chết
còn hơn. Tự thiêu như bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của chị Tạ Phong Tần
cũng chẳng lay động chút lòng nhân nào của một tập đoàn tham nhũng.
Chắc chắn sẽ có nhiều hình thức đấu tranh khác của người dân oan bị mất đất nhưng rõ ràng mức độ về bạo động có gia tăng.
Trước khi nhà cầm quyền dùng bạo lực với quân đội, công an, dân
phòng, chó nghiệp vụ, súng đạn hùng hổ đi cưỡng chế thì người dân đã gặp
trực tiếp các quan tham để giải quyết mâu thuẫn. Ai đã dùng bạo lực
trước? Sức mạnh từ nòng súng chỉ cướp được tài sản vật chất chứ không
thể cướp được ý chí, nghị lực, tình thần của người yếu thế.
Kết thúc vụ ở Tiên Lãng thì ông đại tá giám đốc công an Hải Phòng, Đỗ
Hữu Ca tuyên bố là "trận đánh đẹp". Nhưng những gì diễn ra sau đó thực
sự là màn trả thù hèn hạ. Ông này cho là "đẹp" thì dư luận lại phỉ nhổ.
Phá nhà của người ta, khởi tố bắt giam, dùng tòa án làm công cụ khủng bố
nạn nhân và gây sợ hãi cho dân chúng chỉ là dọn đường đẹp cho sự thăng
quan tiến chức của ông này lên thiếu tướng mà thôi. Và bây giờ là loạt
đạn ở Thái Bình. Anh Đặng Ngọc Viết tự sát khi đã có lệnh truy nã, không
biết bắt được xác chết này các quan chức Thái Bình có tuyên bố "một
trận đánh đẹp" nữa không?
Khi chưa có chỉ đạo thì báo chí nhanh nhạy đưa tin nhưng vài ngày sau
thì truyền thông lề đảng sẽ bị định hướng đưa tin theo kiểu bất lợi cho
nạn nhân lấy mạng sống mình đổi mạng quan tham. Rồi thì ban giải phóng
mặt bằng thành phố Thái Bình cũng được khen thưởng vì hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ được giao, cũng như ông Đỗ Hữu Ca được thăng quan trong vụ
cướp đất của người dân. Quan tham mất mạng rồi đây sẽ được nhận bằng
liệt sĩ và gia đình nạn nhân chắc sẽ không yên với sự trả thù của nhà
cầm quyền như gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã từng nếm trải.
Đẹp hay không đẹp cũng tùy góc nhìn. Tôi chứng kiến nhiều công an là
dân oan đi khiếu kiện ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao hay Tòa án tối
cao ở Hà Nội cũng ngậm đắng nuốt cay. Cách hành xử của anh Đặng Ngọc
Viết quá bị kịch cho anh và gia đình nhưng ít ra cho thấy người dân sẽ
sẵn sàng dùng mạng sống của mình để gióng lên tiếng nói của người cô
thế. Có ai nghe họ chăng? Hay cả dân tộc đều dửng dưng, lạnh lùng, thờ
ơ? Liệu mạng sống của dân oan Đặng Ngọc Viết có chìm xuồng như vụ nhân
dân Thái Bình nổi dậy hồi năm 1997 chăng? Tôi tin là không. Và chắc chắn
loạt đạn ở Thái Bình không chỉ dừng lại ở chỗ đánh đổi mạng sống của
một quan chức tham nhũng mà hiệu ứng của nó sẽ lan rộng khắp nước, bởi
nơi nào cũng có dân oan.
Hải Huỳnh
No comments:
Post a Comment