Thứ Năm, ngày 19.09.2013
Thử hỏi, với cách làm việc đầy bất
minh từ định giá vật sở hữu cho đến toa rập với chủ nợ vay nóng để bằng
mọi giá đẩy người dân làm ăn lương thiện ra đường như vậy, có còn pháp
luật ở xứ sở này nữa không? Hay là một thứ luật rừng đang lộng hành? Và
kiểu làm việc như thế, sẽ còn bao nhiêu Đoàn Văn Vươn, bao nhiêu Đặng
Ngọc Viết nữa mới đủ cho dân oan? …” Sau đây, mời quý thính giả theo dõi
bài viết: “Thi Hành Án, Huyện Toa Rập Với Chủ Vay Ép Dân Vào Chỗ Trắng
Tay” qua phần trình bày của Hoàng Ân đế kết thúc chương trình phát thanh
tối hôm nay
Trong những ngày này, gia đình ông Nguyễn Văn Chánh, bà Trần Thị Thúy
ở khối 1, thị trấn Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam phải sống trong hoang
mang và lo lắng, chẳng khác nào người ta mang lửa đốt dưới chân mà
không được phép chạy. Nguyên cớ sự việc cũng chỉ vì đội thi hành án Điện
Bàn đã toa rập với chủ vay, đẩy hai ông bà vào chỗ mất nhà một cách vô
lý.
Trước đây, ông Chánh vốn là thợ sửa xe máy, bà Thúy, vợ ông là người
buôn bán nhỏ, sau một thời gian khá dài chí thú làm ăn, dành dụm vốn
liếng, ông Chánh và bà Thúy đã thành lập doanh nghiệp buôn bán xe máy.
Có thể nói, trong giai đoạn này, hai ông bà làm ăn phát đạt, mọi việc
suông sẻ. Thế nhưng sau đó không lâu, do chính sách ưu tiên cho xe máy
Trung Cộng ồ ạt đổ sang Việt Nam, giá xe bắt đầu rớt. Số xe máy chưa bán
được trong cửa hàng của ông Chánh buộc phải hạ giá theo thị trường, có
nhiều chiếc rớt xuống thấp hơn giá gốc mua vào, hai ông bà đối diện với
nguy cơ thua lỗ.Hai ông bà phải đi vay mượn ngân hàng và tư nhân để tiếp
tục làm ăn.
Nhưng tình hình kinh doanh ế ẩm, lãi ngân hàng tích lũy, lãi chủ cho
vay nóng 40 triệu đồng cũng tăng vùn vụt. Bên cho vay vừa đòi vừa tống
đơn ra tòa. Khi ra tòa, chưa đầy bảy năm kể từ khi vay tiền, ông Chánh
và bà Thúy đối diện với khoản nợ cả gốc lẫn lãi của chủ vay nóng lên đến
gần 200 triệu đồng, cộng với tiền ngân hàng lên đến 400 triệu đồng. Tòa
buộc ông Chánh phải bán nhà để thanh lý nợ.
Đội thi hành án Điện Bàn một mặt hối thúc ông ông Chánh, bà Thúy phải
thanh lý nhà, một mặt ép giá căn nhà có giá trị tiền tỉ xuống còn 400
triệu đồng. Thấy vô lý, ông Chánh mời ban thẩm định giá đến làm việc,
căn nhà được định trở lại với giá trên 700 triệu đồng. Nhưng sau đó, họ
hạ xuống còn 600 triệu đồng vì lý do: Không thể để y giá như thế vì quá
chênh lệch so với giá thẩm định của đội thi hành án!
Một mặt đội thi hành án hối thúc vợ chồng ông Chánh phải dọn đi khỏi
nhà, để căn nhà lại cho chủ nợ, một mặt họ nói với ông Chánh là để giá
căn nhà 400 triệu đồng có lợi hơn cho vợ chồng ông so với giá 600. Ông
bà thấy vô lý vì nếu như để giá 400 triệu, điều này cũng đồng nghĩa với
việc ông bà trắng tay sau khi dọn ra khỏi nhà, nếu để mức giá 600 triệu,
chí ít, ông bà còn được 200 triệu sau khi thi hành án để mua căn nhà
nhỏ hơn mà ở. Đó là chưa kể đến chuyện căn nhà đã bị định giá quá thấp
so với thực giá của nó trên thị trường.
Nhiều lần ông Chánh mang đơn đi kêu gọi tòa phúc thẩm, và hiện tại,
ông đã gửi đơn đi khắp các cơ quan tỉnh, trung ương nhưng mọi việc vẫn
rơi vào im lăng. Một mặt, đội thi hành án Điện Bàn vẫn liên tục hối thúc
gia đình ông bà phải giao nhà cho họ bán thanh lý. Và ngày 20 tháng
Chín này là ngày hẹn trong thư báo, đội thi hành án Điện Bàn sẽ dắt theo
chủ nợ để dọn dẹp mọi thứ, đẩy hai ông bà ra đường, và chắc chắn, họ
không quên dọn dẹp cả bàn thờ người cha vừa mới mất chưa tròn tháng của
ông Chánh ra khỏi nhà để đạt mục đích.
Thử hỏi, với cách làm việc đầy bất minh từ định giá vật sở hữu cho
đến toa rập với chủ nợ vay nóng để bằng mọi giá đẩy người dân làm ăn
lương thiện ra đường như vậy, có còn pháp luật ở xứ sở này nữa hay là
một thứ luật rừng đang lộng hành? Và kiểu làm việc như thế, sẽ còn bao
nhiêu Đoàn Văn Vươn, bao nhiêu Đặng Ngọc Viết nữa mới đủ cho dân oan?
No comments:
Post a Comment