Thứ Bảy, ngày 07.09.2013
Tiếp theo đây, như thường lệ vào
mỗi tối Thứ Bảy, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA
CHÚNG TA do đặc phái viên HẢI NGUYÊN phụ trách điều hợp, và bây giờ là
(phần 2) liên quan đến Nền Giáo Dục Hậu Cộng Sản tại Việt Nam, với vị
khách mời khả kính là Gs. Phạm Cao Dương. Mời quý thính giả cùng theo
dõi.
Hải Nguyên: Thưa Giáo Sư, kỳ trước chúng ta đã
thảo luận về một nền giáo dục mới thời Hậu Cộng Sản, trong đó Giáo Sư có
nhắc sơ qua đến một số những tệ nạn cần phải loại trừ. Hôm nay Giáo Sư
có thể cho biết chi tiết hơnnhững tệ trạng đó là những tệ trạng gì, được
không ạ?
GS Phạm Cao Dương: Tôi xin được thưa ngay là tinh thần nô lệ, thói độc tôn, ích kỷ và tính dễ dãi "thế nào xong thôi".
Trước hết là tinh thần nô lệ. Tinh thần này bắt nguồn từ hoàn cảnh
nước nhà bị ngoại bang đô hộ quá lâu và quá nhiều lần. Trong hoàn
cảnh này, người ta không thể nào không tuân phục kẻ địch , không làm
theo kẻ địch. Trước kia, trong thời Bắc thuộc chúng ta đã phải làm như
vậy, cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 chúng ta lại phải làm như vậy. Những
lời kêu gọi của các Cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các Cụ trong
Đông Kinh Nghĩa Thục chỉ lả những tiếng kêu trong sa mạc, những đốm lửa
chập chờn giữa đại dương, để rồi sau đó người ta lại còn chìm đắm hơn
trong biển đen của Mác, của Lê, của Xít mà vẫn tưởng mình là đỉnh cao
của trí tuệ loài người. Hậu quả là tinh thần độc lập, tinh thần sáng tạo
của tuổi tẻ Việt nam đã bị cản trở, nếu không nói là bị hủy diệt ngay
từ đầu. Trong khi đó, trong các nền giáo dục ở các nước tân tiến hiện
tại, người ta luôn luôn đề cao điều trong tiếng Anh gọi là "critical
thinking" mà tôi tạm dịch là suy tư có phê phán ở mọi cấp bậc Lối suy tư
này luôn luôn được khuyến khích trong cả cách dạy đến cách học, cách
thi và trong các sách giáo khoa, các bài trắc nghiệm. Tất nhiên là lối
dạy này và lối học này đòi hỏi là thày trò phải có tự do, dân chủ và do
đó nó không thể nào có được dưới chế độ Cộng Sản.
Tệ tính thứ hai tôi muốn nói ở đây là tệ tính độc tôn và áp đặt, là
tự coi mình là nhất, mình là biết hết là bắt người khác phải tuân theo,
phải nói theo, không được cãi lại, không được nói khác, làm khác. Trong
nhà, người cha, trong lớp ông thày là nhất, con em, học trò phải nghe
theo, làm theo; nhiều khi thày nói sai, học trò sửa lại, nhưng thay vì
sửa lại hay xem lại rồi sau đó sửa thì thày hay cha lại mắng át đi khiến
học trò, con em phải chấp nhận sư sai lầm, lâu dần thành ù lì, thụ
động. Từ trong lớp học ra ngoài và lên cao hơn nữa, quốc gia và xã hội.
Việt nam cái gì cũng có, cái gì cũng nhất,
lãnh đạo cái gì cũng biết, cái gì cũng hay nhưng cuối cùng thì đất
nước vẫn cứ chậm tiến, lạc hậu, dân chúng vẫn nghèo đói, thất học và
người cầm quyền đi ra ngoài thì cứ ngửa tay xin viện trợ.
Tệ tính thứ ba là tệ tính dễ dãi, thế nào xong thôi. Trong cuộc sống
hàng ngày, thế nào xong thôi, nói khác đi là xuề xoà, dễ dãi, dễ tính,
giản dị, không lôi thôi thường được coi là một tính tốt, nó giúp cho
ngưòi ta dễ hoà đồng, dễ sống với người khác nhưng chỉ tốt trong giao
tiếp giữa các cá nhân hay trong một phạm vi nhỏ hẹp. Trong giáo dục và
rộng ra là trong phạm vi rộng lớn hơn và trong các sinh hoạt quốc gia và
xã hội, "thế nào xong thôi"là không thể được vì khi nó bị lạm dụng, tệ
tính này sẽ trở thành tệ tính bôi bác, "dán bùa". Trở lại với giáo dục,
tôi xin được thưa là giáo dục phải có những quy phạm của nó mà người làm
thày không thể nào không tuân theo được. Nói tới làm thày là người ta
nói tới những quan niệm sư phạm, những phương pháp sư phạm, tới "Thánh
mô, Hiền phạm" là mô phạm và ông thày được xã hội ta xưa quý trọng là vì
vậy. Đến đây tôi lại nhớ tới nhận xét của một sử gia Mỹ mà tôi quên mất
tên. Nhận xét này có thể làm nhiều ngưới Việt Nam khó chịu nhưng nó
không phải là không nói lên sự thật. Nhận xét đó là: "Người Việt Nam chỉ
có thể khá hơn được nếu bỏ được cái tính thế nào xong thôi." Người thày
nhất cử, nhất động, từ lời nói đến cử chỉ phải là khuôn mẫu cho học
trò, ít ra là trong học đường, hay hẹp hơn nữa, trong lớp học. Nói cách
khác với người thày, mọi chuyện là phải hoàn hảo tối da và thế nào xong
thôi không thể là một giá trị được. Cứ nhìn vào các chữ viết tay của các
cụ thuộc lớp tuổi trên dưới 80 trở về trước nguời ta có thể thấy một
phần. Khôn có những cái thước kẻ dần lên tay người học trò thì không thể
có những nét chữ đằng tả và đẹp như vậy.
Hải Nguyên: Ngoài ba tệ tính mà Giáo Sư vừa kể, còn những tệ tính nào khác nữa không?
GS Phạm Cao Dương: Tất nhiên là còn tùy theo nhận
định của từng người, chẳng hạn như không tôn trọng hoặc trốn tránh sự
thực, cơ hội, chỉ tính chuyện nhất thời... nhưng ba tệ tính mà tôi đã kể
là quan trọng hơn cả vì theo tôi chúng là chính trong giáo dục.
Hải Nguyên: Bây giờ nói tới những điều cần thiết
để thực hiện nền giáo dục mới này. Theo Giáo Sư, vì đây là giáo dục
thời Hậu Cộng Sản nên điều kiện đầu tiên là chế độ Cộng Sản không còn
nữa. Nhưng theo Giáo Sư ngoài điều kiện này ra còn có thêm điều gì cần
thiết nữa không?
GS Phạm Cao Dương: Vâng, tất nhiên là còn nhưng vì
là Hậu Cộng Sản nên điều kiện kiện đầu tiên vẫn là chế độ Cộng Sản phải
không còn nữa vì còn chế độ Cộng thi tất cả những gì tôi nói trên đây
đều không thể nào thực hiện được.
No comments:
Post a Comment