Thứ Năm, ngày 12.09.2013
CSVN chủ trương dùng bạo lực để trị
nước theo đúng câu tuyên bố của Mao Trạch Động: quyền lực chính trị
phát xuất từ nòng súng. Hiến pháp đối với người CSVN chỉ là một công cụ
trang trí hoàn toàn không có giá trị pháp lý. Mời quý thính giả nghe
phần Bình Luận của Hiền Sỹ với tựa đề: "Hiến Pháp thổ tả" sẽ được Song
Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Ở thiên đường xã hội chủ nghĩa, người ta đặt ra luật rồi cũng coi
luật như trò chơi. Thậm chí đến ngay cả hiến pháp cũng được đặt ra rồi
vứt vào xó, bởi vì cộng sản không thích dùng luật cũng chẳng thích dùng
hiến pháp, họ chỉ thích dùng luật rừng mà thôi. Trên thực tế thì thông
qua hành động đàn áp biểu tình và giữ khư khư điều 4 hiến pháp đã cho
thấy sự mâu thuẫn đến cực độ của hiến pháp thổ tả.
Đầu tiên, biểu tình là một trong những hành động thể hiện lòng yêu
nước và bày tỏ thái độ của nhân dân đối với những hành động cướp nước và
bán nước của cộng sản Việt Nam. Mặc dù chúng ta đã có nhiều cuộc biểu
tình đã gây được nhiều tiếng vang, nhưng đổi lại thì chúng ta cũng bị
công an cộng sản đàn áp dã man. Nguyên tắc của biểu tình là phải có
nhiều người tập trung lại với nhau, mà nhiều người tập trung lại thì
thành "tụ tập đông người", mà tụ tập đông người thì sẽ... bị dẹp. Người
dẹp ở đây chính là công an, côn đồ cộng sản. Mà người bị dẹp hay nói
cách khác nạn nhân chính là chúng ta – những người đang đấu tranh chống
giặc ngoại xâm và độc tài, bán nước.
Như chúng ta đã biết, biểu tình là một hoạt động hợp hiến và hết sức
thông thường ở xã hội văn minh. Nhưng đến nay, biểu tình ngoài sắp đặt
của nhà cầm quyền cộng sản vẫn còn là một chuyện tương đối xa lạ ở Việt
Nam, thậm chí như một điều bị cấm. Biểu tình bị ngăn cản, dù có diễn ra
thì người ta vẫn quanh co, không dám gọi đúng tên. Biểu tình vốn dĩ
thuộc phạm trù nhân quyền của con người hay thực tế hơn là vấn đề đối
nội, nhưng ở Việt Nam quyền biểu tình được nêu trong Hiến pháp trên thực
tế chỉ còn để đối ngoại.
Phía nhà cầm quyền cộng sản đã mặc nhiên coi các cuộc biểu tình không
do họ hoặc các cơ quan nhà nước tổ chức là bất hợp pháp, là cố tình gây
rối, là do các thế lực thù địch tổ chức hoặc kích động, nên nếu có biểu
tình thì nhà cầm quyền có quyền giải tán, có quyền bắt bớ... Hay nói
một cách cụ thể hơn đó là nhà cầm quyền cộng sản sợ nhân dân làm mất
lòng Trung cộng khi cộng sản đã bán nước và sợ người dân tập dượt cho
một cuộc nổi dậy lật đổ chế độ độc tài. Có lẽ cũng do cho rằng chưa có
Luật biểu tình thì không được biểu tình, nên một số người muốn trì hoãn
việc ban hành Luật biểu tình, vì nếu có luật thì dù quy định ngặt nghèo
đến đâu đi nữa, vẫn còn lại những quyền tự do tối thiểu và không phải ai
cũng muốn chấp nhận những quyền tối thiểu ấy của người dân. Chính vì
vậy nhà cầm quyền cộng sản không muốn có Luật biểu tình và cũng không
muốn cho dân biểu tình.
Cơ sở pháp lý để đánh giá về tính hợp pháp của hoạt động biểu tình là
điều 69 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã
ghi: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được
thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp
luật".
Mặc dù là "tự do" nhưng việc đi kèm theo nó mệnh đề "theo quy định
của pháp luật" khiến người dân lúng túng, do dự khi thực hiện quyền biểu
tình, và nhà cầm quyền cộng sản dựa vào đó để phủ nhận quyền biểu tình
của công dân trên thực tế. Thật ra, danh từ "pháp luật" xuất hiện 60 lần
trong Hiến pháp 1992, không ám chỉ một luật cụ thể nào hay nói cách
khác là rất mập mờ. Tất cả những cái mập mờ đó cũng xuất phát từ ý định
muốn biến pháp luật thành một cái thòng lọng để xiết cổ tự do và nhân
quyền của cộng sản mà thôi.
Tiếp đến là quyền tự do lập hội, thực ra, Hiến Pháp của cộng sản đã
có điều này từ rất lâu. Để cụ thể hóa quyền tự hội họp và quyền tự do
lập hội được qui định tại điều 10 Hiến pháp năm 1946. Chính Hồ Chí Minh
đã ký sắc lệnh ngày 20-5-1957 quy định về quyền lập hội. Tại điều 2 đã
ghi rõ: "Mọi người đều có quyền lập hội, trừ những người mất quyền công
dân hoặc đang bị truy tố trước pháp luật. Mọi người có quyền tự do vào
hội thành lập hợp pháp và có quyền tự do ra hội. Không ai được xâm phạm
quyền lập hội và quyền tự do vào hội, ra hội của người khác...". Ngoài
ra chính điều 69 của hiến pháp hiện hành cũng đã quy định cái quyền tự
do lập đoàn, lập hội của người Việt Nam. Và cuối cùng điều 129 bộ luật
Hình sự cũng quy định: "Người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện
quyền lập hội thì có thể bị phạt tù tới 1năm và có thể bị cấm đảm nhiệm
chức vụ, cấm hành nghề từ 1 tới 5 năm". Nhưng trên thực tế, chưa có tổ
chức đoàn hội nào được thành lập mà không có cái đuôi cộng sản ở Việt
Nam.
Đi xa hơn, nếu xét trên công ước nhân quyền quốc tế thì cộng sản cũng
phải thực hiện nhưng quyền tự do như lập đoàn, hội hay tự do biểu tình,
phát biểu ý kiến vì cộng sản đã ký tham gia công ước nhân quyền này.
Nhưng trên thực tế, cộng sản chưa bao giờ thực hiện những điều đó. Như
vậy chúng ta có thể thấy rõ ràng cộng sản đã thực thi hoàn toàn trái với
chính Hiến Pháp và công ước quốc tế nhân quyền. Bản chất cộng sản là
như vậy. Chúng có thể vin cớ là lập hội khác với lập đảng để dùng điều 4
cai trị, kiểm soát hoặc biểu tình là mất an ninh để đàn áp. Rồi khi
khối 8406 thành lập chúng cũng lấy lý do lập hội nhưng ảnh hưởng đến an
ninh quốc gia để bịt miệng...
Người ta có thể đàn áp, bịt miệng một dân tộc trong một thời gian
dài, nhưng người ta không thể đàn áp được ý chí đấu tranh dân chủ tự do
vẫn cháy âm ỉ trong lòng dân tộc đó. Và cộng sản Việt Nam nên nhớ điều
này: Khi ngọn lửa âm ỉ kia bùng cháy cũng là lúc những kẻ độc tài sẽ hết
cái thời mà phải gọi đúng nghĩa là – Thời thổ tả.
Hiền Sỹ
12/09/2013
No comments:
Post a Comment