Sau đây mời quí thính giả theo dõi bản tin tóm lược với Khánh Ngọc & Miên Dương
1/ CÔNG AN HÀ NỘI LẮP ĐẶT 3 700 CAMERA AI NHẰM GIÁM SÁT NGƯỜI DÂN
Công an Hà Nội đang triển khai 4 dự án camera giám sát với khoảng 3.700 camera, có ứng dụng công nghệ trí tuệ AI với mục đích được nói là nhằm “nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an ninh trật tự, quản lý điều hành giao thông”.
Hiện, công an thành phố này đã có 3 trung tâm chỉ huy, quản lý hơn 720 camera các loại, được cho là đang “phục vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự”.
Trên thực tế, việc tăng cường an ninh, giảm tội phạm chỉ là cái cớ để đảng cộng sản tăng cường giám sát các hoạt động của người dân.
Đây là nỗ lực của chính quyền nhằm gia tăng quyền lực độc tài, đàn áp mọi sự phản kháng và tự do ngôn luận. Chính quyền đang lợi dụng công nghệ để thiết lập một chế độ giám sát toàn diện, xâm phạm quyền con người một cách có hệ thống.
2/ HÀNG TRĂM NGÀN NGƯỜI THỔ NHĨ KỲ BỂU TÌNH ỦNG HỘ THỊ TRƯỞNG IMAMOGLU
Hàng trăm ngàn người Thổ Nhĩ Kỳ đã xuống đường biểu tình tại thủ đô Istanbul vào thứ Bảy phản đối việc thị trưởng Ekrem Imamoglu bị bỏ tù. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất của người dân Thổ Nhĩ Kỳ trong hơn một thập niên.
Một lá thư của thị trường Imamoglu đã được đọc tại cuộc biểu tình trong tiếng reo hò của đám đông. "Tôi không sợ, các bạn ở phía sau tôi và bên cạnh tôi. Tôi không sợ vì đất nước đoàn kết. Đất nước đoàn kết chống lại kẻ áp bức" và "Họ có thể bỏ tù tôi và xét xử tôi tùy thích, đất nước đã chứng minh rằng người dân sẽ đập tan mọi cạm bẫy và âm mưu." Là những thộng điệp mà ông Imamoglu đã gởi đến người dân Thổ.
Các cuộc biểu tình chủ yếu diễn ra trong hòa bình nhưng gần 2.000 người đã bị bắt giữ.
Lãnh đạo đảng đối lập CHP, ông Ozgur Ozel phát biểu tại cuộc biểu tình cho biết hàng triệu người Thổ Nhĩ Kỳ đang tranh đấu để ông Imamoglu được trả tự do , và tổ chức bầu cử. Ông cho biết các cáo buộc chống lại thị trưởng Imamoglu là vô căn cứ và có động cơ chính trị, và CHP kêu gọi tẩy chay các phương tiện truyền thông, thương hiệu và cửa hàng mà họ cho là ủng hộ Erdogan.
Tổng thống Erdogan, người đã thống trị chính trường Thổ Nhĩ Kỳ trong hơn hai thập niên qua, đã bác bỏ các cuộc biểu tình là một "vở kịch", cảnh báo về hậu quả pháp lý và kêu gọi CHP ngừng "khiêu khích" người Thổ Nhĩ Kỳ.
Kể từ khi ông Imamoglu bị bắt giữ, thị trường tài
chính của Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm mạnh, khiến ngân hàng trung ương phải sử dụng quỹ
dự trữ để hỗ trợ đồng lira. Sự hỗn loạn đã gây chấn động trong khu vực tư nhân.
3/TRUNG CỘNG KHAI TRIỂN OANH TẠC CƠ ĐẾN BIỂN ĐÔNG
Những hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Cộng đã khai triển hai oanh tạc cơ tầm xa H-6 quanh bãi cạn Scarborough, trong hành động mới nhất của Bắc Kinh nhằm khẳng định chủ quyền tại khu vực đang trong vòng tranh cãi này.
Việc biểu dương lực lượng của Trung Cộng diễn ra trước chuyến thăm Philippines của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth. Trong chuyến thăm Manila vào hôm thứ Sáu, ông Hegseth đã tái khẳng định "cam kết sắt đá" của Hoa Kỳ đối với hiệp ước phòng thủ chung với Philippines, nói rằng hành động khiêu khích của Trung Cộng khiến việc nhúng tay của Hoa Kỳ trở nên cần thiết ở Biển Đông.
Trong những năm gần đây, các tàu tuần duyên Trung Quốc đã thường xuyên đụng độ với ngư dân Philippines gần cửa bãi cạn Scarborough. Vào tháng trước, lực lượng tuần duyên Philippines đã cáo buộc hải quân Trung Cộng thực hiện các cuộc diễn tập gây nguy hiểm cho thuyền bè của họ gần đó.
Theo ông Peter Layton của cơ quan Griffith về Á Châu
của Úc thì việc Trung Cộng biểu dương lực lượng lần này không phải là một dịp
ngẫu nhiên, mà Bắc Kinh muốn gởi một thông điệp đến Hoa Thịnh Đốn rằng quân đội
Trung Cộng hiện nay không còn đơn sơ và không phải chỉ có Hoa Kỳ mới có khả
năng tấn công từ xa mà Trung Cộng cũng có những phi đạn tầm xa, thậm chí với số
lượng nhiều hơn Hoa Kỳ.
4/ ÚC CHI HÀNG CHỤC TỶ MỸ KIM ĐỂ MUA HỎA TIỄN TẦM XA
Chính phủ Úc đang nỗ lực tăng cường kho hỏa tiễn tầm xa của mình mặc dù cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine và chi tiêu quốc phòng đang tăng của châu Âu có thể làm chậm kế hoạch phát triển vũ khí của nước này.
Thủ tướng Anthony Albanese đã cam kết 74 tỷ Úc Kim, tương đương với 47 tỷ Mỹ kim vào năm ngoái để mua thêm hỏa tiễn, bao gồm 21 tỷ Úc kim để thành lập doanh nghiệp về vũ khí. Trong khi đó, chính phủ thuộc đảng Lao Động của thủ tướng Albanese đang tìm cách định hình lại chiến lược quốc phòng để ứng phó với sự gia tăng quân sự của Trung Cộng.
Để phòng ngừa các vấn đề về nguồn cung toàn cầu, Úc đã ký một loạt đơn đặt hàng với các công ty quốc phòng của Hoa Kỳ và châu Âu, bao gồm Lockheed Martin, Kongsberg và Raytheon.
Chủ tịch phụ trách hỏa tiễn và kiểm soát hỏa lực của Lockheed Martin, ông Tim Cahill cho biết công ty Lockheed Martin đang thảo luận với Úc về "các giải pháp dài hạn và ngắn hạn" cho hỏa tiễn siêu thanh mà Úc muốn bảo vệ biên giới phía bắc của mình.
No comments:
Post a Comment