Friday, March 28, 2025

Bị cộng sản cưỡng đoạt cơ sở, Tòa Giám Mục Kontum kêu cứu

Chuyện Nước Non Mình

Thưa quý thính giả, từng bước một, nhà cầm quyền cộng sản lần lần triệt tiêu, phá hủy các tôn giáo mà họ cho là nguy hiểm cho chế độ để thay thế bằng những người biết phục tùng chế độ. Các cơ sở tôn giáo lần lần bị họ chiếm đoạt, phá tan, bất chấp nó là những di chứng của lịch sử lâu năm. Trong tiết mục CNNM hôm nay, mời quý thính giả theo dõi bài viết của tác giả Y Nguyên với tựa đề “Bị cộng sản cưỡng đoạt cơ sở, Tòa Giám Mục Kontum kêu cứu”, đăng trên báo Sài Gòn Nhỏ, sẽ do Ngọc Sương trình bày sau đây


Y Nguyên  /  Sài Gòn Nhỏ  

Các linh mục thuộc giáo phận Kontum vừa đồng phát đi lời kêu cứu, vì chính quyền thành phố này phá một phần tòa nhà thuộc sở hữu của Giáo phận. Quyết định này được đưa ra đúng vào dịp 50 năm miền Nam bị cưỡng chiếm. Chính quyền không hề thông báo gì về hành động đập phá này đến chủ sở hữu.

Được biết, sau năm 1975, chính quyền Kontum trưng dụng Trường Yao Phu Kuênot của Giáo phận, nói là để dạy học, nhưng sau đó đã thêm những hoạt động khác. Mới đây, chính quyền đã cho đập phá một phần tòa nhà, vốn gắn liền với lịch truyền giáo của đạo Công giáo Việt Nam ở Tây Nguyên.

Theo thư phát đi vào ngày 25 Tháng Ba của Linh Mục Phêrô Lê Văn Hùng, Chánh Văn Phòng Giáo phận, Trường Yao Phu Kuênot được xây dựng năm 1906 và hoàn thành năm 1908, là nơi đào tạo các thế hệ Yao-phu người sắc tộc địa phương (Bahnar, Sedăng, Rongao, Jrai…), để trợ giúp sứ mạng loan báo Tin Mừng cho các buôn làng và giáo xứ trong Giáo phận chúng ta.

Yao Phu là tên gọi của Hội Tông Đồ Giáo Dân đặc biệt của Cha Ông Thừa Sai để lại, hầu hết là người các dân tộc thiểu số, để giúp kết nối truyền đạo với người bản địa. Cuộc đào tạo này là một Nguồn Thừa sai chính yếu của Giáo phận tại Kon Tum, có lịch sử hiện diện trên 107 năm.

Với Công Giáo Việt Nam, trường Yao Phu Kuênot là di sản quý báu cần được cả Giáo phận quan tâm và bảo vệ, vì cơ sở này ghi dấu sự hình thành Giáo phận, từng là Tòa Giám Mục đầu tiên, và chiếm một chỗ đứng quan trọng trong lịch sử Giáo phận, cách riêng đối với các anh chị em dân tộc.

Các linh mục ở Kontum cho biết  vào ngày 20 Tháng Một 1978, chính quyền Thị xã Kontum lúc bấy giờ đã đơn phương lập biên bản trưng thu cơ sở này để làm trường học. Trong các ngôn ngữ, thì như là mượn lâu dài cho mục đích giáo dục, nhưng từ đó đến nay, khi Kontum phát triển và có nhiều trường học, Giáo phận Kontum đã nhiều lần gửi các kiến nghị đến Chinh Quyền địa phương cũng như Trung Ương để được xem xét giải quyết, trả lại cơ sở nói trên cho Giáo phận để có nơi đào tạo các Yao Phu. Không có hồi âm nào của chính quyền từ thư kêu gọi của Giáo phận.

Tuần cuối tháng Ba vừa qua, chính quyền địa phương đã cho phá hủy công trình tòa nhà được xây dựng năm 1957, thời Đức Cha Paul Seitz (Kim). Đây là chứng tích lịch sử còn sót lại của Cơ sở Trưởng Yao Phu. Tòa Giám Mục Kontum đã không được thông báo, cũng như không được bàn hỏi ý kiến trước khi phá bỏ tòa nhà này. Việc phá hủy công trình tôn giáo này đã gây hoang mang và bức xúc trong anh chị em giáo dân Kontum.

Hôm 25 Tháng Ba, Đức Cha Giáo Phận có văn thư chính thức gửi chính quyền tỉnh Kontum để trình bày lập trường cũng như đưa ra những kiến nghị để xin được giải quyết thỏa đáng.

Chính quyền CSVN vẫn chơi trò hai mặt với tôn giáo thế giới. Mặc dù đã đặt mối quan hệ ngoại giao với Vatican để kiếm một chỗ đứng trong thế giới Phương Tây, nhưng thái độ không rõ ràng, bất chấp Đức Giáo Hoàng đã bày tỏ thiện chí và Hà Nội đã lợi dụng các dịp này để tuyên truyền.

Tháng Chín 2023, Đức Giáo Hoàng đã gửi thư chung đến người Công giáo Việt Nam, kêu gọi sự hòa giải, mà vốn CSVN và người Công giáo vẫn có khúc mắc trong quá khứ, từ 1954 đến nay. Đảng CSVN đã tuyên truyền rầm rộ nội dung này để thuyết phục người Công giáo trong nước. Vấn đề của Cộng sản và người Công giáo khởi đầu từ việc cuộc di cư của khoảng 1 triệu người, trong đó có khoảng 700.000 người Công giáo, từ miền Bắc Việt Nam vào miền Nam từ năm 1954 đến tháng Bảy 1955 để mưu cầu tự do tôn giáo,

Sau cuộc di cư, 10 giáo phận ở miền Bắc chỉ còn lại 7 giám mục, 374 tu sĩ và một số linh mục phục vụ cộng đồng 750.000 tín hữu. Nhưng chỉ vì đức tin, vô số người Công giáo miền Bắc, kể cả giáo sĩ và tu sĩ, đã bị cầm tù, bách hại và buộc phải lao động trong các trại cải tạo, vì phe cộng sản coi người Thiên Chúa giáo là tay sai của thực dân Pháp.

Chính quyền cộng sản của Việt Nam đã tịch thu vô số cơ sở của các nhóm tôn giáo ở miền Bắc sau năm 1954 và ở miền Nam sau năm 1975. Hiện được biết Việt Nam có khoảng 7.2 triệu người Công giáo ở 3,000 giáo xứ. Và hầu như mọi giáo xứ đều có sự kiểm soát an ninh từ chính quyền hay các chức sắc được cài vào hệ thống Công giáo.

Một trong những ví dụ cụ thể về sự hai mặt của Hà Nội, là dù đã ký kết quan hệ ngoại giao Vatican – Việt Nam từ 2024, nhưng chính quyền vẫn không cho phép thành lập văn phòng thường trú, cũng không không trả tòa Tòa Khâm sứ, để Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski làm việc, mà đến nay ngài vẫn tạm cư trú tại khách sạn Pan Pacific Hà Nội, vẫn trong tình trạng chờ chính quyền Việt Nam chấp thuận cho đặt văn phòng đại diện chính thức.

 

No comments:

Post a Comment