Kính thưa quý thính giả,
Một danh tướng đầu tiên trong huyền sử Việt
anh dũng hy sinh trong cuộc chiến chống quân xâm lược phương Bắc, được dân gian
nhiều nơi thương tiếc lập đền thờ. Các triều đại về sau cũng tôn vinh ông là một
anh hùng dân tộc. Ông được
nhà Trần sắc phong chức “Quả Nghị Cương Chính, Uy Huệ Chính Thần Đại Vương”.
Trong
tiết mục “Danh nhân nước Việt” tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả
bài “Danh tướng Cao Lỗ” của Việt Thái qua giọng đọc của Minh Nguyệt để chấm dứt
chương trình phát thanh tối hôm nay.
Cao Lỗ là một tướng tài của Thục Phán An Dương Vương, quê quán tại xã Cao Đức, huyện Gia Bình, Bắc Ninh.
Tương truyền, ông là người đã khuyên An Dương Vương dời đô từ
Phong Châu xuống miền đồng bằng và đóng đô ở vùng
Cổ Loa.
Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa là một đỉnh của khu tam giác châu thổ sông Hồng và là giao điểm quan trọng giữa đường thủy và đường bộ. Từ nơi này có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng cao
nguyên. Chính vì thế, quyết định dời
đô từ Phong Châu về Cổ Loa đã đánh dấu một giai đoạn phát
triển mới của dân tộc Việt.
Để xây kinh đô mới, An Dương Vương đã giao nhiệm
vụ cho Cao Lỗ thiết
kế và chỉ huy xây thành Cổ Loa để phòng thủ. Tương truyền rằng, thành xây nhiều lần nhưng đều bị sụp đổ. Về sau nhờ có thần Kim Quy hiện ra, bò nhiều vòng
dưới chân thành, Cao Lỗ liền cho xây theo dấu chân Rùa Vàng nên việc xây thành mới
được hoàn tất.
An Dương Vương còn chú trọng phát triển thủy binh và ra lệnh chế tạo nhiều vũ khí để gia tăng khả
năng phòng thủ Cổ Loa thành. Tướng quân Cao Lỗ là người sáng chế ra nỏ liên châu, bắn một lần ra
nhiều mũi tên bịt đồng nhọn có uy lực mạnh mẽ. Vì vậy, quân Triệu Đà nhiều lần sang xâm lược bị trúng tên, thây chất đầy đồng. Từ đó, Nỏ liên châu trở thành
thứ thần khí của nước Âu Lạc, sách sử gọi nó là Linh Quang
Thần Cơ.
Cao Lỗ
huấn luyện cho hàng ngàn binh sĩ, An Dương Vương thường lên "Ngự Xa Đài" xem biểu diễn. Dấu vết này hiện nay vẫn còn lưu
dấu.
Theo giáo sư Cao Thế Dung: "Họ Cao ở Nghệ An, theo thể
phả, thủy tổ là ông Cao Lỗ, gốc Ngòi Sảo, Bắc Ninh, người đã chế tạo ra nỏ liên
tiễn mà Triệu Đà gọi là nỏ thần. Họ Cao di dân ra Thăng Long rồi từ Thăng Long vào
Nghệ An, sau đó có một hệ trở ra Sơn Nam (Nam Định) và định cư tại đây”.
Khi tướng quân Cao Lỗ qua đời ở huyện Từ Liêm, Hà Nội, nhiều nơi ở Bắc Ninh, Bình Than, Nghệ An cùng các vùng lân cận đều có đền thờ ông. Và để tưởng nhớ công lao của ông, dân chúng tại
huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã lấy ngày 10/3 và 4/4 âm lịch
hàng năm làm ngày sinh và ngày mất của ông để mở lễ hội tưởng niệm tại đền Cao Lỗ Vương.
Chuyện xưa kể, có lần An Dương
Vương hỏi tướng Cao Lỗ:
-Mấy năm nay nhà Triệu với Âu Lạc giao hảo thuận hòa, nay họ là muốn cầu hôn Mỵ Châu cho Trọng Thủy, ông nghĩ thế nào? Ta muốn chấp thuận để tránh nạn đao binh.
Cao Lỗ suy nghĩ rồi tâu:
-Việc này hệ trọng, xin chúa thượng cho thần suy nghĩ 3 ngày.
Sau 3 ngày, Cao Lỗ vào
triều tâu:
-Xưa nay chưa thấy kẻ bại trận lại xin cho con trai ở rể. Chẳng
qua họ muốn biết cách phòng thủ Cổ Loa Thành mà thôi, nên việc này không thể chấp thuận.
An Dương Vương nổi giận bãi chức ông, Cao Lỗ nói:
-Việc đúng sai có vầng nhật nguyệt soi sáng, thần không ân hận
khi tâu điều này.
Sau khi Trọng Thủy biết được hệ thống phòng thủ Cổ Loa Thành liền báo cho vua cha, Triệu Đà liền mang quân sang đánh Âu Lạc.
An Dương Vương thua trận, quân Triệu Đà đuổi theo. Cao Lỗ hay tin đem quân chận đánh Triệu Đà cứu An Dương Vương, nhưng vì Mỵ Châu tin lời Trọng Thủy, rải
lông ngỗng trắng trên đường rút lui nên quân Triệu Đà lần theo bắt và giết chết
An Dương Vương cùng Mỵ Châu công chúa.
* * *
Nhắc đến An Dương Vương và tướng quân Cao Lỗ là phải nhắc đến chuyện Trọng
Thủy - Mỵ Châu, một bài học máu xương về việc giữ nước và hiểm họa xâm lăng của
kẻ thù phương Bắc. Dù Cổ Loa Thành có vững chắc đến đâu thì đất Việt cũng bị
Triệu Đà thôn tính vì "rước giặc vào nhà" dẫn đến thảm kịch "giặc
ngồi sau lưng bệ hạ" mà thần Kim Quy đã phán khi An Dương Vương thua trận,
bị đuổi đến đường cùng.
Sử Việt hiện đang lập lại bài học đẫm máu này vì tập đoàn cộng sản đang
rước giặc Tàu vào nhà. Không chỉ là dâng hiến lãnh thổ và lãnh hải cho Tàu
Cộng, tập đoàn này còn giao nhiều vùng đất có tầm chiến lược cho các công ty
Tàu Cộng xây dựng và khai thác tài nguyên nên nền kinh tế VN bị giặc Tàu thao túng.
Gần 2000 năm trước, tướng quân Cao Lỗ chỉ lo sợ thành Cổ Loa bị thất thủ.
Thế nhưng 2000 năm sau, dân tộc Việt đang có nguy cơ mất toàn bộ giang sơn vì
lũ giặc Tàu đang chỉ huy tập đoàn CSVN.
Tổ quốc lâm nguy, đất nước đang cần nhiều con dân Việt có giòng máu Cao Lỗ,
vùng lên đấu tranh giải trừ chế độ cộng sản, mới có thể tránh được hiểm họa Bắc
Thuộc mới.
No comments:
Post a Comment