Bài học rõ như ban ngày cho dân tộc Việt từ cuộc chiến tại Ukraine là: phải nhanh chóng chấm dứt độc tài CS, xây dựng một nền dân chủ chân chính, hướng về Tây Phương, canh tân đất nước hầu chận đứng bá quyền CSTQ.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Trần Mai Hạnh với tựa đề: “Bài học từ cuộc chiến Ukraine cho nền dân chủ Việt Nam” sẽ được Nguyên Khải trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Trần Mai Hạnh
Cuộc xâm lược của nước Nga do
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động, tấn công vào Ukraine là ví dụ tiêu
biểu cho thấy tầm quan trọng của việc củng cố một trật tự dựa trên luật lệ, trụ
cột trung tâm trong “Tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình
Dương tự do và rộng mở” (FOIP).
Sau Chiến tranh thế giới thứ
hai, nhiều quy định và luật pháp quốc tế đã được đưa ra để ngăn chặn các nước
lớn thống trị các nước nhỏ hơn. Người ta hy vọng các quy định này có thể ngăn
thế giới rơi vào một vòng xoáy xung đột thảm khốc khác, không chỉ ở châu Âu mà
còn ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, chúng ta đang chứng
kiến các nước độc tài, cụ thể là Nga và Trung Quốc, né tránh luật pháp quốc tế
và sự ổn định của trật tự dựa trên luật lệ sau Chiến tranh thế giới thứ hai để
tạo ra các phạm vi ảnh hưởng - trong trường hợp của Nga là việc mở rộng sang
Ukraine và có thể là các khu vực khác tại Đông Âu. Thực tế này không chỉ phản
ánh mối đe dọa an ninh liên quan đến Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO),
một liên minh quân sự ở “sân sau” của Moscow, mà nó còn cho thấy sự nguy hiểm
của các nước dân chủ minh bạch, tôn trọng trên luật lệ, nhưng có chung đường
biên giới với nước Nga độc tài của Putin, vốn được các nhà tài phiệt tham nhũng
hỗ trợ.
Đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái
Bình Dương và Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã mang lại sự thịnh
vượng về kinh tế cho người dân kể từ khi giai đoạn cải cách và mở cửa bắt đầu
vào cuối thập niên 1970. Đến nay, ĐCSTQ đã giúp hơn 600 triệu người thoát khỏi
đói nghèo và có mức sống khá. Thành công trong lĩnh vực kinh tế của Trung Quốc
rất đáng được ca ngợi vì họ đã gần như xóa bỏ đói nghèo, xây dựng tầng lớp
trung lưu và đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tính
theo GDP năm 2022 - đồng thời đứng đầu thế giới về sức mua trên đầu người. Tuy
nhiên, bất chấp sự thịnh vượng này, chúng ta thấy Trung Quốc đang cố thiết lập
một vùng ảnh hưởng bên trong Biển Hoa Đông, Biển Nhật Bản, Biển Đông và được
cho là thông qua các hành lang giao thông liên quan đến Sáng kiến “Vành đai và Con đường”.
Đối với Trung Quốc, việc thiết
lập một phạm vi ảnh hưởng, một phần nào đó đã khôi phục lại hệ thống “Thiên hạ”, một hệ thống lấy Trung Quốc làm trung tâm, trong đó
(theo quan điểm của Trung Quốc) các nước xung quanh phải ưu tiên lập trường về
chính trị và an ninh của Bắc Kinh để đổi lấy lợi ích trong quan hệ kinh tế.
Xen kẽ với hệ thống Thiên hạ,
Trung Quốc còn đang tìm cách tái tạo vị thế bá chủ trong khu vực Ấn Độ
Dương-Thái Bình Dương, sử dụng các mối quan hệ kinh tế không cân xứng, các hoạt
động trong chiến lược “vùng xám”, các chiến thuật “chiến
tranh pháp lý” (sử dụng luật pháp làm công cụ chiến tranh) và hợp tác với giới
tinh hoa địa phương thông qua các hoạt động của Ban Công tác Mặt trận Thống
nhất.
Việc xây dựng các mối quan hệ
kinh tế như trên là để buộc các nước láng giềng như Hàn Quốc, Nhật Bản, các
nước Đông Nam Á và thực thể chính trị Đài Loan phải cân nhắc lợi ích của Bắc
Kinh trước Washington khi suy nghĩ về các quyết định chính trị, kinh tế và an
ninh trong khu vực. Đồng thời, việc thực thi các hoạt động trong vùng xám và
các chiến thuật pháp lý là để loại bỏ các tuyên bố chủ quyền và/hoặc đe dọa các
đối tác trong các tranh chấp lãnh thổ.
Rõ ràng, Trung Quốc đang cố sửa
đổi cấu trúc an ninh trong khu vực, đẩy Mỹ ra khỏi chuỗi đảo thứ nhất và thứ
hai, đồng thời cố gắng thiết lập sự thống trị trong Biển Đông, tin rằng “châu Á nên được quản lý bởi người châu Á” - phương châm điều
hành của một hệ thống an ninh kinh tế-chính trị có thứ bậc do Trung Quốc áp
đặt.
Những thách thức độc tài đối với
hệ thống dựa trên luật lệ - như ví dụ ở Ukraine hoặc ở Biển Đông, Biển Hoa Đông
và trên khắp Eo biển Đài Loan - cho thấy sự nguy hiểm của các chính phủ độc
tài, xu hướng nghiêng về một trật tự thế giới chuyên quyền đối với các nước dân
chủ cũng như các nước vừa và nhỏ.
Các quốc gia đang thúc đẩy một
khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương dựa trên luật lệ cũng nên ủng hộ mạnh mẽ
các hành động nhất quán chống lại Nga trong trường hợp cuộc xâm lược Ukraine
tiếp tục diễn ra. Các nước này cũng cần rút ra những bài học từ cuộc xâm lược
mà Putin hy vọng sẽ thành công.
Việt Nam là một trường hợp đặc
biệt. Trước kia, trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Việt Nam là một quốc gia thuộc
hệ thống XHCN, núp dưới bóng của Liên Xô và Trung Quốc. Chính vì vậy, cho tới
nay, thể chế chính trị của Việt Nam cũng mang hơi hướng độc tài giống như Nga
và Trung Quốc. Tuy nhiên, khác với Nga và Trung Quốc, khi quyền lực tập trung
chủ yếu vào một nhân vật duy nhất, như ở Nga là Tổng thống Putin và ở Trung
Quốc là Chủ tịch Tập Cận Bình. Việt Nam không có nhân vật nào đủ sức mạnh nắm
quyền lực tuyệt đối như Putin và Tập, nhưng thể chế chính trị Việt Nam là độc
đảng với quyền lãnh đạo tuyệt đối về tất cả mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thể chế độc tài với sự cai trị tuyệt đối của Đảng Cộng sản đã bộc lộ ra những
căn bệnh trầm Kha, đó là tình trạng tham nhũng thối rữa từ trên xuống dưới.
Chính vì có chung thể chế độc
tài như vậy, cho nên chính quyền Việt Nam cảm thấy đồng cảm với sự cai trị của
Putin cũng như Tập Cận Bình.
Có lẽ câu chuyện Ukraine sẽ là
một bài học cho nhiều người Việt Nam thức tỉnh. Vì sao Ukraine chấp nhận mất
mát bởi chiến tranh, nhưng vẫn muốn rời xa nước Nga láng giềng, để hướng về
phía châu Âu xa xôi. Đó chính là bởi người dân đã hiểu được những trì trệ, lạc
hậu của thể chế độc tài, mà họ đã phải gánh chịu rất lâu. Còn trái ngọt dân
chủ, cho dù họ mới chỉ nếm được trong thời gian rất ngắn, họ đã hiểu và sẵn
sàng trả giá để chọn mô hình dân chủ, tôn trọng pháp quyền đó.
Đây cũng sẽ là con đường mà Việt
Nam cần phải chọn để phát triển và chống lại sự đe doạ từ Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment