Tiếp theo đây, mời quí thính giả theo dõi chuyên mục ”Nói Với Người Cộng Sản”. Đây là diễn đàn để trình bày với các đảng viên đảng csVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. ”Nói Với Người Cộng Sản” do Tiến Văn biên soạn qua sự trình bày của Hoàng Ân. Tiến Văn
Thưa
quí vị đảng viên lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,
Theo tiết lộ của cựu Đại Sứ Mĩ Ted Osius, Nguyễn Phú Trọng đã
phải cam kết đảm bảo an ninh tuyệt đối cho gia đình Nguyễn Tấn Dũng để đổi lấy
việc được tiếp tục giữ ghế tổng bí thư kì 2 vào năm 2016.
Dĩ nhiên, việc trụ lại của Trọng còn nhờ rất lớn vào
sự chống lưng từ Bắc Kinh. Nhưng cuộc giằng co căng thẳng đó cho thấy viễn đồ
của đảng Hồ-Tàu rất tăm tối; sẽ tiến theo chiều đụng độ, chém giết, thủ tiêu
lẫn nhau chỉ vì những giá trị rất tầm thường, như tiền bạc hay quyền lực ác
độc.
Viễn đồ này đã và đang thể hiện rất rõ trong những
ngày này khi liên tiếp có những cái chết rất đột ngột và bí hiểm liên quan tới
vụ án đình đám mang tên Vạn Thịnh Phát. Ngay trước và sau khi nhân vật lãnh đạo
của Vạn Thịnh Phát bị bắt, đã có ba nhân vật liên quan mật thiết với Vạn Thịnh
Phát bỗng qua đời, không rõ lí do, trong đó có một người tuổi đời còn trẻ đã
ngã từ lầu 20 xuống đất.
Chúng tôi muốn lấy Vạn Thịnh Phát để minh họa cho viễn
đồ của đảng Hồ-Tàu, không chỉ bởi vụ việc này đang có tính thời sự, mà còn vì
hai lí do rất tương hợp nhau :
Thứ nhất, đảng Hồ-Tàu hiện nay đã tự chuyển hóa thành
một tổ chức có tính mafia nhằm vào mục tiêu cao nhất là tư lợi vật chất giống
như một tổ chức kinh tài câu kết với quyền lực, ở đây là Vạn Thịnh Phát.
Thứ hai, cũng giống như Vạn Thịnh Phát, đảng Hồ-Tàu,
mà đầu đảng hiện nay là Nguyễn Phú Trọng, có những mối quan hệ rất gắn bó, liên
thuộc và tùy thuộc vào Trung Cộng.
Nhưng tới đây, chúng ta thử quay lại với cuộc đấu cam
go chức tổng bí thư vào kì đại hội 12 giữa “Trọng lú” và “Ba Dũng” với một giả
thuyết : khi đó “Ba Dũng” không chịu hồi hưu mà quyết giành lấy ghế tổng bí thư
từ “Trọng Lú” bằng mọi giá thì chuyện gì sẽ xảy ra ?
Liệu “Trọng Lú” có chịu thua cuộc như trong cuộc họp
trung ương tháng 10 năm 2012 khi “Trọng Lú” phải mếu máo công khai về sự bất
lực không thể kỉ luật một “đồng chí trong Bộ Chính Trị”?
Hay “Trọng Lú” sẽ quyết chống lại tham vọng giành ngôi
vương đảng của “Ba Dũng” ?
Cả hai khả năng này đều đã không xảy ra trên thực tế,
song sự thực là Trọng đã phải nhượng bộ rất lớn, nếu không muốn nói là chịu
nhục, trước Ba Dũng để tiếp tục giữ được ghế tổng bí thư.
Tuy nhiên, người con trưởng của Ba Dũng đã bị điều
chuyển chức vụ từ bí thư tỉnh ủy ở tận cực Nam về giữ chức bộ trưởng ngay tại
Hà Nội là một dấu chỉ cho thấy ân oán giữa Trọng và Dũng vẫn còn âm ỉ.
Sự âm ỉ và cảnh giác của cả hai phe, Trọng lú và Ba
Dũng, là tất yếu bởi hai nguyên nhân :
Thứ nhất, quyền lực của đảng Hồ-Tàu là quyền lực bất
chính, bất cứ cá nhân nào cầm quyền cũng ít nhiều phạm luật và phạm tội. Vì
vậy, trong sâu thẳm, mọi cá nhân khi không còn giữ quyền đều mang tâm lí hoang
mang, cảnh giác của kẻ thủ phạm.
Thứ hai, đảng Hồ-Tàu ngay khi thành lập đã tạo dựng
trên nền tảng cơ hội. Đảng Hồ-Tàu chấp nhận mọi biện pháp, kể cả vô đạo đức
nhất, để đoạt và giữ cho được quyền lực. Bản chất cơ hội, phi đạo đức này của
đảng Hồ-Tàu cũng truyền sang và định hình lối nghĩ, cách sống cho các đảng
viên, đặc biệt là giới chóp bu. Vì vậy, lời hứa hay cam kết của Trọng chỉ có
tính nhất thời và cơ hội mà thôi. Tính chất và rủi ro này, chắc chắn cả Ba Dũng
và Trọng Lú đều hiểu.
Từ hai đặc điểm này và suy rộng ra chúng ta có thể cảm
nhận được phần nào sự bấp bênh, hoang mang, mệt mỏi và căng thẳng thế nào giữa
các thành viên trong nội bộ của đảng Hồ-Tàu hiện giờ. Song, chừng nào chế độ
chính trị hiện nay vẫn tồn tại, cuộc sống căng thẳng, hoang mang của các thành
viên trong đảng Hồ-Tàu còn tiếp tục.
Trước đây, chừng 40 năm về trước, dù sao các thành
viên trong đảng còn có thể có những lí do để cố sống với nhau một cách nhẫn
nhịn, hòa đồng vì khi đó họ còn bấu víu
vào những giá trị ảo tưỡng vẫn được coi là lí tưởng cao đẹp, thánh thiện như
“chủ nghĩa xã hội”, “giải phóng miền Nam”, “thống nhất đất nước”. Song, tất cả
những biển hiệu đó đã lộ ra toàn là những sai lầm hay bịp bợm.
Nhưng cho tới nay, người như Trọng Lú vẫn tiếp tục
dựng lên những giả trá khác, như “đốt lò, chống tham nhũng”, hòng duy trì quyền
lực, quyền lợi cho cá nhân y và đồng bọn.
Chỉ khác là, ngày nay,
chẳng còn ai tin vào những giả trá này nữa, kể cả bản thân Trọng.
Tuy nhiên, thưa anh chị em
và quí vị, tình trạng lừa bịp trắng trợn này không thể tồn tại được mãi vì không
ai có thể mãi chấp nhận rủi ro phải chết nhục dưới tay một kẻ lừa bịp.
Hoàng Ân cùng Tiến Văn tạm biệt và xin hẹn quí vị,
quí bạn trong chương trình tuần sau.
23/10/2022
No comments:
Post a Comment