Ngoài sách lược quốc phòng “4 Không” hèn nhát và mang tính “hán nô” của CSVN, thay vì phát triển hải quân và không quân hùng mạnh bảo vệ hải đảo và không phận cũng như hỗ trợ ngư dân, đảng CSVN hầu như tê liệt vì tham nhũng và dâng hiến toàn bộ Biển Đông của tiền nhân cho bá quyền TQ.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Trân Văn với tựa đề: “Biển vẫn là của ta nhưng tàu của ta chỉ có thể...
bám bờ” sẽ được Vân Khanh trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối
hôm nay.
Trân Văn
Một
số chuyên gia về hàng hải - chiến lược quốc phòng tiếp tục lên tiếng cảnh báo
về dã tâm thống trị phần đại dương ở khu vực châu Á của Trung Quốc. Qua AP,
Gregory Poling – người đứng đầu Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á thuộc Trung
tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế - lập lại điều mà giới của ông đã lưu ý
nhiều lần: Ngoài việc phát triển lực lượng hải quân, nâng số lượng chiến hạm
lên mức dẫn đầu thế giới, tiếp tục đóng thêm hàng không mẫu hạm, khu trục
hạm,... Trung Quốc gia tăng sự hỗ trợ ngư nghiệp, biến ngư dân thành dân quân
và dùng tàu đánh cá như một loại phương tiện, lực lượng thực thi các yêu sách
về chủ quyền trên biển.
Poling
cho biết, Trung Quốc đang trả cho chủ các tàu đánh cá khoản tiền cao hơn thu
nhập từ đánh bắt hải sản nếu họ chịu thả neo ở vùng biển quanh quần đảo Trường
Sa 280 ngày/năm. Poling nhận định, chính quyền Trung Quốc đang dùng các tàu
đánh cá như phương tiện để “ăn mòn chủ quyền trên biển của các
lân bang”. Đáng lưu ý là sau vài thập niên áp dụng phương thức vừa kể,
Trung Quốc đang nâng số lượng tàu đánh cá hoạt động theo chỉ đạo của chính
quyền để “khẳng định chủ quyền” lên rất cao. Riêng khu vực quần đảo
Trường Sa, “Hạm đội trụ cột Trường Sa” có từ 800 đến 1.000... tàu đánh
cá và luôn có từ 300 đến 400 tàu đánh cá của “hạm đội” này túc trực
trong khu vực.
Song
song với việc sử dụng thường dân kiếm sống trong lĩnh vực ngư nghiệp, biến tàu
đánh cá của họ trở thành công cụ xác lập chủ quyền, Trung Quốc đang nuôi đội
ngũ phục vụ trên 200 tàu đánh cá tự nguyện tham gia lực lượng “dân quân biển”.
“Ngư dân” trong lực lượng “dân quân biển” được huấn luyện quân
sự, được vũ trang và được đặt dưới sự kiểm soát, điều động của hệ thống công
quyền. Bởi được huấn luyện kỹ, trang bị tốt, nhiệm vụ của “ngư dân” và
các “tàu đánh cá” trong lực lượng “dân quân biển” phức tạp hơn:
Quấy rối hoạt động khai thác dầu khí và các chiếm hạm ngoại quốc vốn luôn bị
buộc phải kiềm chế với ngư dân.
Hệ
thống chính trị, hệ thống công quyền của Việt Nam có biết thực tế biển Đông và
có hiểu chuyện không? Câu trả lời là có! Vì có nên mới phát động những kế
hoạch, những chương trình giúp ngư dân “bám biển” và quảng bá là vừa để
hỗ trợ - phát triển ngư nghiệp, kinh tế, vừa để bảo vệ chủ quyền. Tuy nhiên
trên thực tế, khi thực thi những kế hoạch, những chương trình như thế, ngư dân
lại bị biến thành nạn nhân bởi trong mắt các viên chức hữu trách từ trung ương
đến địa phương, “bám biển” chỉ thuần túy là cơ hội kiếm tiền, thân phận
ngư dân, kinh tế - ngư nghiệp, chủ quyền quốc gia tại biển Đông chỉ được dùng
như... “bình phong”.
Năm
1997, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam công bố chương trình hỗ
trợ ngư dân “đánh bắt xa bờ”. Đến tháng 4 năm 2006, sau khi ngốn hết
1.400 tỉ, kết quả thanh tra cho thấy, 95% của khoản 1.400 tỉ này bị tham nhũng.
Các tỉnh - thành phố, quận – huyện, phường - xã của 29 tỉnh, thành phố nằm
trong chương trình này đã thi nhau dựng ra những hợp tác xã ma, công ty ma để
rút bằng hết nguồn vốn vay có tính ưu đãi cho ngư dân để chia chác với nhau ...
Cuối thập niên 2000, chính quyền Việt Nam lại đề ra một chương trình hỗ trợ
khác dành cho ngư dân. Đó là “lắp thiết bị định vị vệ tinh cho tàu đánh cá”.
Chương trình này đã thực hiện thí điểm với 2.000 tàu đánh cá và sau đó, hàng
loạt thuyền trưởng của các tàu đánh cá được chọn “thí điểm” đã yêu cầu
được trả lại thiết bị vì chất lượng tồi, hiệu quả kém mà lại quá nhiều ràng
buộc...
Tới
năm 2014, chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 67/2014/NĐ-CP, khẳng định sẽ
đầu tư - phát triển hoạt động thủy sản, đặc biệt là sẽ dành ra một “gói”
trị giá 14.000 tỉ hỗ trợ ngư dân bám biển nhằm khẳng định chủ quyền của Việt
Nam ở biển Đông. 14.000 tỉ vừa kể chủ yếu được dùng vào việc chuyển đổi các tàu
đánh cá bằng gỗ thành tàu có vỏ thép, hiện đại... Song sau đó, gần như các tàu
đánh cá vỏ thép đều không thể ra khơi vì sau một hay vài chuyến hải hành, máy
móc, thiết bị cùng hư, sửa chữa dù rất tốn kém nhưng không hiệu quả. Chẳng
riêng máy móc, thiết bị không an toàn mà vỏ thép của các tàu đánh cá này cũng
bị xem là đáng ngờ về chất lượng.
Gần
đây, Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn (NN PTNT) loan báo, do đủ loại khó
khăn, trong đó có cả yếu tố giá xăng dầu tăng vọt, hiện có khoảng 40% đến 55%
tàu đánh cá của Việt Nam ngừng ra biển. Có nghĩa là đã và đang có từ 36.686 đến
50.443 tàu đánh cá trong tổng số 91.716 tàu đánh cá của Việt Nam... bám bờ bỏ
biển. Một số viên chức hữu trách của Việt Nam lại vừa đề cập đến việc “hỗ
trợ ngư dân” nhưng với “tâm, tầm” của hệ thống chính trị, hệ thống
công quyền như đã biết, chẳng ai dám khẳng định những kế hoạch, chương trình...
“hỗ trợ ngư dân” khả thi, thực chất. Ví dụ đến giờ, chuyện hỗ trợ chi
phí xăng dầu cho cho ngư dân... “vẫn nằm trên giấy”!
Giống như nhiều tiền nhiệm, ông Lê Minh Hoan – Bộ trưởng NN PTNT - vừa lập ngôn, đại loại: Đừng chỉ nhìn ngư nghiệp qua những con số tăng trưởng, sản lượng khai thác, kim ngạch xuất khẩu, mà hãy ghi nhận từng đóng góp của những ngư dân chung tay tạo ra những con số đó. Cũng như đừng nhìn ngư trường chỉ là nơi khai thác tài nguyên biển, mà hãy cùng nhắc nhớ rằng đấy là tổ quốc thiêng liêng mà mỗi người thể hiện tinh thần yêu nước của mình... Tiếc rằng dẫu rất rổn rảng song mọi thứ vẫn thế, vẫn... không có gì! Trong bối cảnh như hiện nay, chẳng lẽ chỉ cần “tặng cờ cho ngư dân” là duy trì được ngư nghiệp, phát triển được kinh tế và khẳng định được chủ quyền?
No comments:
Post a Comment