Kính thưa quý thính giả, sau đây phóng viên Hoàng Ân và Trường
An sẽ điểm lại những sự kiện nỗi bật tại Việt Nam trong tuần qua. Xin
nhường lời cho chị Hoàng Ân .
Hoàng Ân: Cám ơn chị Mỹ Linh.
Trước hết HA xin kính chào quý thính giả của đài và xin chào anh TA.
Trường An: TA xin chào quý thính giả và chị HA
Hoàng Ân: Thưa anh TA, anh có ghi nhận như thế nào trước việc Cảnh sát Thái Lan bắt giữ công dân Việt vì nghi ngờ liên quan đến vụ Trương Duy Nhất mất tích?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Ngày 02/3/2019, cảnh sát Hoàng gia Thái Lan đã bắt giữ một công dân Việt Nam tên Cao Lâm vì nghi ngờ ông này có liên quan đến việc mất tích của cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất ở Bangkok tháng trước.
Theo đó ông Lâm và vợ bị bắt ngày 01/3, nhưng vợ ông đã được trả tự do, còn ông hiện vẫn bị giam giữ bởi cảnh sát Thái Lan.
Theo một nguồn tin chưa được kiểm chứng thì một số người Việt đang sống ở Thái Lan cũng bị nằm trong tầm ngắm của cảnh sát Thái trong cùng một vụ việc.
Hoàng Ân: Anh vui lòng nhắc lại việc ông Nhất bị mất tích ơ Thái Lan để quý đài cùng nghe?
Trường An: Như chúng ta còn nhớ, cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất đã đến Thái Lan ngày 19/01/2019 và ông đến Văn phòng Cao uỷ Liên Hợp quốc về Người tỵ nạn (UNHCR) ở Bangkok ngày 25/01 để ghi danh xin quy chế tỵ nạn. Một ngày sau đó, ông bị cho là mất tích khi người nhà và nhiều người khác không liên lạc được với ông.
Theo tin từ Người Buôn gió (Bùi Thanh Hiếu- người đang cư trú ở Đức) thì ông Nhất đã bị mật vụ của Tổng cục Tình báo quân đội (Tổng cục 2) bắt cóc ở một trung tâm thương mại ở ngoại ô Bangkok. Theo Người Buôn gió thì một số người Việt ở Thái Lan trợ giúp nhóm mật vụ trong vụ bắt cóc. Cũng theo những nguồn tin này thì ông Nhất đã bị đưa về Việt Nam và hiện đang bị giam ở Trại tạm giam B14 của Bộ Công an ở Hà Nội.
Sau khi tin tức về sự mất tích của ông Nhất được phổ biến rộng rãi, nhiều tổ chức nhân quyền như Quan sát Nhân quyền (HRW), Phóng viên Không Biên giới (RSF) và Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) kêu gọi chính phủ Thái Lan điều tra.
Hoàng Ân: Thưa anh TA, anh có suy nghĩ gì trước việc ông Đỗ Thắng Hải, thứ trưởng Bộ công thương CSVN thừa nhận tại buổi họp báp chính phủ hôm 1/3 xuất xứ hàng Việt Nam để xuất đi nước thứ ba. Tuy nhiên, nước nào đã thực hiện hành động vi phạm trên thì ông Hải đã bao che, không dám nói ra.
Trường An: Đúng như chị nói, những hàng hóa đội lốt hàng Việt Nam không chỉ xuất cảng sang nước thứ ba mà còn bán ngay trong nước. Và ở một khía cạnh nào đó, đây là điều mà nhà cầm quyền CSVN thấy vui mừng, vì cho rằng việc giả mạo này cho thấy hàng hóa, và các công ty Việt Nam đã dần có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh hợp lý. Điều này đã thay đổi so với trước đây, khi hàng Việt Nam đã giả mạo, đội lốt hàng ngoại quốc để bán cho người dân trong nước và một số nước khác.
Liên quan đến việc giả mạo trên, trước đó nhiều quốc gia, đặc biệt là Mỹ đã áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với Việt Nam, hạn chế nhập cảng hàng hóa của Việt Nam như thép, nhôm, sắt. Do những mặt hàng này đã được phía Mỹ chỉ rõ, phía Trung Cộng đã giả mạo xuất xứ hàng hóa từ Việt Nam để xuất cảng sang Mỹ, nhằm được hưởng lợi về hàng rào thuế.
Hoàng Ân: Nay chuyển qua sự kiện mà báo chí lề đảng VN và thế giới tốn không it giấy mực đó là cuộc họp thượng đỉnh Mỹ -Triều. Anh có suy nghĩ gì qua cuộc họp thượng đỉnh Mỹ – Triều lần II tại Hà Nội thất bại?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Sau khi cuộc họp Thượng đỉnh Mỹ -Triêu lần 2 được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 27 đến 28 tháng 2 năm 2019 kết thúc mà hai bên đã không ký kết được một thỏa thuận nào, thì vào lúc 15 giờ 40 phút hôm 28.2, chiếc Air Force One đã chính thức cất cánh. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rời khỏi Việt Nam về nước.
Trước hết HA xin kính chào quý thính giả của đài và xin chào anh TA.
Trường An: TA xin chào quý thính giả và chị HA
Hoàng Ân: Thưa anh TA, anh có ghi nhận như thế nào trước việc Cảnh sát Thái Lan bắt giữ công dân Việt vì nghi ngờ liên quan đến vụ Trương Duy Nhất mất tích?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Ngày 02/3/2019, cảnh sát Hoàng gia Thái Lan đã bắt giữ một công dân Việt Nam tên Cao Lâm vì nghi ngờ ông này có liên quan đến việc mất tích của cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất ở Bangkok tháng trước.
Theo đó ông Lâm và vợ bị bắt ngày 01/3, nhưng vợ ông đã được trả tự do, còn ông hiện vẫn bị giam giữ bởi cảnh sát Thái Lan.
Theo một nguồn tin chưa được kiểm chứng thì một số người Việt đang sống ở Thái Lan cũng bị nằm trong tầm ngắm của cảnh sát Thái trong cùng một vụ việc.
Hoàng Ân: Anh vui lòng nhắc lại việc ông Nhất bị mất tích ơ Thái Lan để quý đài cùng nghe?
Trường An: Như chúng ta còn nhớ, cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất đã đến Thái Lan ngày 19/01/2019 và ông đến Văn phòng Cao uỷ Liên Hợp quốc về Người tỵ nạn (UNHCR) ở Bangkok ngày 25/01 để ghi danh xin quy chế tỵ nạn. Một ngày sau đó, ông bị cho là mất tích khi người nhà và nhiều người khác không liên lạc được với ông.
Theo tin từ Người Buôn gió (Bùi Thanh Hiếu- người đang cư trú ở Đức) thì ông Nhất đã bị mật vụ của Tổng cục Tình báo quân đội (Tổng cục 2) bắt cóc ở một trung tâm thương mại ở ngoại ô Bangkok. Theo Người Buôn gió thì một số người Việt ở Thái Lan trợ giúp nhóm mật vụ trong vụ bắt cóc. Cũng theo những nguồn tin này thì ông Nhất đã bị đưa về Việt Nam và hiện đang bị giam ở Trại tạm giam B14 của Bộ Công an ở Hà Nội.
Sau khi tin tức về sự mất tích của ông Nhất được phổ biến rộng rãi, nhiều tổ chức nhân quyền như Quan sát Nhân quyền (HRW), Phóng viên Không Biên giới (RSF) và Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) kêu gọi chính phủ Thái Lan điều tra.
Hoàng Ân: Thưa anh TA, anh có suy nghĩ gì trước việc ông Đỗ Thắng Hải, thứ trưởng Bộ công thương CSVN thừa nhận tại buổi họp báp chính phủ hôm 1/3 xuất xứ hàng Việt Nam để xuất đi nước thứ ba. Tuy nhiên, nước nào đã thực hiện hành động vi phạm trên thì ông Hải đã bao che, không dám nói ra.
Trường An: Đúng như chị nói, những hàng hóa đội lốt hàng Việt Nam không chỉ xuất cảng sang nước thứ ba mà còn bán ngay trong nước. Và ở một khía cạnh nào đó, đây là điều mà nhà cầm quyền CSVN thấy vui mừng, vì cho rằng việc giả mạo này cho thấy hàng hóa, và các công ty Việt Nam đã dần có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh hợp lý. Điều này đã thay đổi so với trước đây, khi hàng Việt Nam đã giả mạo, đội lốt hàng ngoại quốc để bán cho người dân trong nước và một số nước khác.
Liên quan đến việc giả mạo trên, trước đó nhiều quốc gia, đặc biệt là Mỹ đã áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với Việt Nam, hạn chế nhập cảng hàng hóa của Việt Nam như thép, nhôm, sắt. Do những mặt hàng này đã được phía Mỹ chỉ rõ, phía Trung Cộng đã giả mạo xuất xứ hàng hóa từ Việt Nam để xuất cảng sang Mỹ, nhằm được hưởng lợi về hàng rào thuế.
Hoàng Ân: Nay chuyển qua sự kiện mà báo chí lề đảng VN và thế giới tốn không it giấy mực đó là cuộc họp thượng đỉnh Mỹ -Triều. Anh có suy nghĩ gì qua cuộc họp thượng đỉnh Mỹ – Triều lần II tại Hà Nội thất bại?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Sau khi cuộc họp Thượng đỉnh Mỹ -Triêu lần 2 được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 27 đến 28 tháng 2 năm 2019 kết thúc mà hai bên đã không ký kết được một thỏa thuận nào, thì vào lúc 15 giờ 40 phút hôm 28.2, chiếc Air Force One đã chính thức cất cánh. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rời khỏi Việt Nam về nước.
Mặc dù trước đó, nhà cầm quyền Việt Nam đã quảng cáo rất rầm rộ và
đặt rất nhiều hy vọng sẽ có bước đột phá từ cuộc họp Thượng đỉnh lần
này. Và họ tự hào khoe rằng Việt Nam đã trở thành “Trung tâm hòa giải
xung đột quốc tế”
Họ làm như kiểu nếu kết quả hội nghị lần này nếu thành công tốt đẹp là do địa điểm tổ chức hội nghị tốt, chứ không phải do thái độ và thiện chí của các bên tham gia hội nghị. Họ nghĩ rằng thành công của cuộc họp là do cái phòng họp chứ không phải do những con người dự họp.
Hoàng Ân: Thưa anh TA, việc ông Huỳnh Đắc Túy, Giám đốc Công ty xây dựng Túy Nguyệt, vừa bị công an tỉnh Quảng Ngãi bắt giam vào cuối tuần qua, với cáo buộc in ấn và tàng trữ các tài liệu có nội dung chống phá chế độ CSVN là sao thưa anh?
Trường An: Đúng vậy, ông Huỳnh Đắc Túy, Giám đốc Công ty xây dựng Túy Nguyệt, vừa bị công an tỉnh Quảng Ngãi bắt giam vào cuối tuần qua, với cáo buộc in ấn và tàng trữ các tài liệu có nội dung chống phá chế độ CSVN. Theo cáo buộc của công an, ông Túy thường xuyên sử dụng mạng facebook để đăng tải các bài viết kêu gọi người dân đứng lên lật đổ chế độ. Ông Túy trở thành nhà bất đồng chính kiến thứ 5 bị bắt giam, tính từ đầu năm nay. Như tin chúng tôi đã loan, nhà báo Trương Duy Nhất đã mất tích sau khi đệ đơn xin tỵ nạn ở Thái Lan vào cuối tháng Giêng vừa qua, đến nay vẫn chưa có tin gì về tình trạng của ông Nhất. Giới đấu tranh tại Việt Nam và các chính phủ Tây phương tin rằng ông Nhất đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc trên đất Thái.
Hoàng Ân: Vâng, Hoàng Ân xin cám ơn anh Trường An và xin hẹn gặp lại vào tuần tới.
Họ làm như kiểu nếu kết quả hội nghị lần này nếu thành công tốt đẹp là do địa điểm tổ chức hội nghị tốt, chứ không phải do thái độ và thiện chí của các bên tham gia hội nghị. Họ nghĩ rằng thành công của cuộc họp là do cái phòng họp chứ không phải do những con người dự họp.
Hoàng Ân: Thưa anh TA, việc ông Huỳnh Đắc Túy, Giám đốc Công ty xây dựng Túy Nguyệt, vừa bị công an tỉnh Quảng Ngãi bắt giam vào cuối tuần qua, với cáo buộc in ấn và tàng trữ các tài liệu có nội dung chống phá chế độ CSVN là sao thưa anh?
Trường An: Đúng vậy, ông Huỳnh Đắc Túy, Giám đốc Công ty xây dựng Túy Nguyệt, vừa bị công an tỉnh Quảng Ngãi bắt giam vào cuối tuần qua, với cáo buộc in ấn và tàng trữ các tài liệu có nội dung chống phá chế độ CSVN. Theo cáo buộc của công an, ông Túy thường xuyên sử dụng mạng facebook để đăng tải các bài viết kêu gọi người dân đứng lên lật đổ chế độ. Ông Túy trở thành nhà bất đồng chính kiến thứ 5 bị bắt giam, tính từ đầu năm nay. Như tin chúng tôi đã loan, nhà báo Trương Duy Nhất đã mất tích sau khi đệ đơn xin tỵ nạn ở Thái Lan vào cuối tháng Giêng vừa qua, đến nay vẫn chưa có tin gì về tình trạng của ông Nhất. Giới đấu tranh tại Việt Nam và các chính phủ Tây phương tin rằng ông Nhất đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc trên đất Thái.
Hoàng Ân: Vâng, Hoàng Ân xin cám ơn anh Trường An và xin hẹn gặp lại vào tuần tới.
No comments:
Post a Comment