Thưa quý thính giả, cạn kiệt ngân sách quốc gia do tham
nhũng và lãng phí mà lại không tìm đâu ra được nguồn tiền mới
nên cứ đè đầu dân lành vô tội mà vặt lông nhưng không cho kêu có
khác gì ăn cướp trắng trợn! Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả đài ĐLSN bài viết có tựa đề: “Thuế có phải là tiền trộm cướp?” của Hoàng Hải Vân sẽ được Tâm Anh trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm nay.
Hoàng Hải Vân.
Nếu như thuế hợp với lẽ phải và người nộp thuế tự nguyện nộp thì thuế
không phải là trộm cướp. Nếu như thuế phi lý và người nộp thuế không tự
nguyện nộp nhưng phải nộp vì không nộp sẽ phải vào gỡ lịch trong nhà đá
thì thuế là trộm cướp.
Thoạt kỳ thủy, các thành viên trong một bầy người (sau này phát triển thành bộ lạc, thành quốc gia) phải dành một phần vật phẩm hay tiền bạc mình làm ra để cống nạp cho thủ lĩnh của họ (sau này phát triển thành vua chúa, thành nhà nước) để trả ơn/trả công cho những người này vì những người đó không làm ra của cải mà làm nhiệm vụ bảo vệ họ. Đầu tiên là cống nạp tự nguyện, dần dần những người kia có quyền lực, được độc quyền có gươm giáo, có súng ống, nên dù không tự nguyện cũng bị cưỡng bách phải cống nạp. Vật cống nạp dần dần được đổi tên thành thuế.
Trong chế độ dân chủ, chính quyền được mệnh danh là do dân, vì dân, nhưng việc thu thuế là hành vi ít dân chủ nhất, bởi vì người nộp thuế không có bất kỳ thỏa thuận nào với chính quyền về loại thuế và mức thuế phải nộp. Tuy nhiên, do thuế giúp duy trì bộ máy nhà nước để làm nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ an ninh trật tự, giải quyết tranh chấp, làm đường xá, trường học, bệnh viện, thư viện, bảo tàng, v.v… nên đông đảo người dân chín bỏ làm mười, tạm coi như là có thỏa thuận.
Trong một xã hội lành mạnh (bao gồm chế độ quân chủ do các minh quân điều khiển và chế độ dân chủ quyền lực nhà nước bị giới hạn), thuế má hợp lý và có khuynh hướng giảm dần. Trong xã hội độc đoán (bao gồm chế độ độc tài và chế độ dân chủ quyền lực nhà nước không bị giới hạn), thuế má thường nặng nề và có khuynh hướng tăng cao.
Nước ta đang chuyển sang kinh tế thị trường, nên xu hướng của xã hội là lành mạnh nhưng vì kinh tế thị trường “chưa đầy đủ” nên xã hội vẫn có phần độc đoán. Bởi vậy, thuế ở nước ta có thứ hợp lý và có thứ là trộm cướp.
Tiền thuế dùng để trả lương cho những người làm công vụ, mua sắm trang thiết bị quốc phòng và nuôi quân, chi cho lực lượng công an để bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự công cộng, làm đường xá, cầu cống, chi cho giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, cho các công trình văn hóa, phúc lợi, chi để yểm trợ những người bất hạnh không nơi nương tựa cùng những việc công ích khác mà từng người dân không làm được là tiền thuế hợp lý.
Tiền thuế không dùng cho những việc “thiện lành” trên là tiền trộm cướp, bao gồm tiền tham nhũng, tiền trả lương cho những công chức suốt ngày nghĩ ra những chính sách nhũng nhiễu dân, cho đội ngũ chuyên ăn theo, nói leo vô tích sự…
Suốt mấy trăm năm kinh tế thị trường, nhân loại đã rút ra một đạo lý: giảm nhẹ thuế má không những có tác động tích cực thúc đẩy sự thịnh vượng quốc gia, mà còn là cách giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo tốt nhất. Bởi vì tài sản của tư nhân (doanh nghiệp và người giàu) đầu tư vào sản xuất kinh doanh sẽ có tác dụng lan rộng, tạo ra nhiều việc làm, do đó tạo cơ hội cho người nghèo khó vươn lên xóa đói giảm nghèo tốt hơn vạn lần so với chuyện mang một phần tài sản đó chuyển vào ngân sách nhà nước (thông qua thuế).
Cũng một đồng vốn nhưng tư nhân đầu tư thì xã hội phát triển nhiều hơn là biến đồng vốn đó thành vốn đầu tư phát triển của nhà nước, ngày nay chân lý đó không ai có thể chối cãi. Trong khi tham nhũng đang vô cùng nghiêm trọng và lãng phí tràn lan thì việc tăng thuế không những không có tác dụng tích cực gì cho quá trình phát triển mà còn làm nghiêm trọng thêm hai quốc nạn này, nếu không muốn nói là cố tình dung túng chúng.
Nhìn những dự án đầu tư từ vốn nhà nước, điển hình là dự án vét sông
Tào Khê, vốn đầu tư từ 72 tỷ đội lên gần 2 ngàn 600 tỷ, ai có thể tin
tiền thuế của mình không phải là tiền bị cướp bóc?
Nhìn các dự án vay vốn ODA, nhất là vay ODA từ Trung Quốc, nói là lãi suất ưu đãi nhưng thực tế phải chấp nhận chỉ định thầu và mua vật tư thiết bị do bên cho vay áp đặt, không những mất chủ quyền quốc gia mà chi phí do không đấu thầu cao gấp nhiều lần lãi suất vay thương mại. Chi phí vô tội vạ đó cuối cùng lấy tiền thuế của người dân hiện tại và người dân sẽ sinh ra trong tương lai trả. Cái này không chỉ cướp bóc trong hiện tại mà còn ăn chặn trước tiền của những đứa trẻ chưa sinh ra.
Tăng thuế môi trường qua xăng dầu, nói là để bảo vệ môi trường nhưng thực tế mang chi dùng cho việc khác, trong đó có việc bù đắp sự thiếu hụt ngân sách do tham nhũng và lãng phí. Việc tăng thuế này không những là hành vi trộm cướp mà còn là sự lừa đảo.
Năm ngoái, ông Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố giảm thuế cho dân, nghe thật là dễ thương nhưng bộ máy của ông hình như được đẻ ra để làm ngược lại. Thật là ngán ngẩm!
Nhìn các dự án vay vốn ODA, nhất là vay ODA từ Trung Quốc, nói là lãi suất ưu đãi nhưng thực tế phải chấp nhận chỉ định thầu và mua vật tư thiết bị do bên cho vay áp đặt, không những mất chủ quyền quốc gia mà chi phí do không đấu thầu cao gấp nhiều lần lãi suất vay thương mại. Chi phí vô tội vạ đó cuối cùng lấy tiền thuế của người dân hiện tại và người dân sẽ sinh ra trong tương lai trả. Cái này không chỉ cướp bóc trong hiện tại mà còn ăn chặn trước tiền của những đứa trẻ chưa sinh ra.
Tăng thuế môi trường qua xăng dầu, nói là để bảo vệ môi trường nhưng thực tế mang chi dùng cho việc khác, trong đó có việc bù đắp sự thiếu hụt ngân sách do tham nhũng và lãng phí. Việc tăng thuế này không những là hành vi trộm cướp mà còn là sự lừa đảo.
Năm ngoái, ông Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố giảm thuế cho dân, nghe thật là dễ thương nhưng bộ máy của ông hình như được đẻ ra để làm ngược lại. Thật là ngán ngẩm!
No comments:
Post a Comment