Kính thưa quý thính giả, sau đây phóng viên Hoàng Ân và Trường An sẽ
điểm lại những sự kiện nỗi bật tại Việt Nam trong tuần qua. Xin nhường
lời cho chị Hoàng Ân .
Hoàng Ân: Cám ơn chị Mỹ Linh.
Trước hết HA xin kính chào quý thính giả của đài và xin chào anh TA.
Trường An: TA xin chào quý thính giả và chị HA
Hoàng Ân: Theo như tôi được biết, trước sức ép từ phía dư luận trong nước bạo quyền CSVN đã thông báo là sẽ điều tra vụ tàu cá của ngư dân Việt bị giặc tàu húc chìm tại vùng biển Hoàng Sa của VN?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Bộ ngoại giao Việt Nam tuyên bố sẽ điều tra minh bạch về vụ một tàu cá Quảng Ngãi bị chiến hạm Trung Cộng húc chìm ở vùng biển Hoàng Sa vào tuần trước, trong khi phía Trung Cộng lên tiếng bác bỏ vụ tấn công thô bạo này.
Như tin đã loan, chiếc tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Cộng húc chìm tại một vị trí gần đảo Đá Lồi, vào hôm thứ Tư 6/3 tuần trước. Năm ngư dân trên tàu đã bám vào phần nổi của chiếc tàu mất 2 tiếng đồng hồ, trước khi được một tàu bạn chạy đến cứu.
Tuy nhiên vào hôm thứ Năm 7/3, sau khi báo chí Việt Nam loan tin và nêu đích danh thủ phạm là Trung Cộng, bộ ngoại giao Trung Cộng tung tin là chiếc tàu Việt Nam đã bị chìm trước khi chiến hạm Trung Cộng đến nơi và còn cứu được 5 ngư dân. Cho đến hôm thứ Bảy 9/3, bộ ngoại giao Việt Nam mới có phản ứng trước sự phủ nhận của Trung Cộng, nhưng chỉ yếu ớt tuyên bố là sẽ mở cuộc điều tra về vụ tấn công này.
Hoàng Ân: Cũng liên quan đến vấn đề biển đông, trong tuần qua đảng CSVN đã khai trừ đảng đối với một chuyên gia về biển đông. Anh có ghi nhận như thế nào trước việc này?
Trường An: Thưa chị, Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, một chuyên gia về Biển Đông vừa bị đảng CS Việt Nam khai trừ, sau khi tung lên mạng các bài phê bình chỉ trích giới lãnh đạo Việt Nam đã quá mềm yếu trước Trung Cộng. Trong quyết định khai trừ, đảng CS Việt Nam tuyên bố ông Sơn có những bài viết “không đúng sự thật” và “đi ngược lại các chủ trương của đảng và nhà nước”. Các bài viết của ông Sơn thẳng thắn chỉ trích nhà nước qua cách thức mà ông gọi là “tiếp cận mềm yếu của Việt Nam về vấn đề Biển Đông”.
Trong chức vụ Viện phó Viện Kinh tế Xã hội Đà Nẵng, ông Sơn là học giả thứ nhì bị khai trừ khỏi đảng, sau Giáo sư Chu Hảo, một chuyên gia về văn hóa và lịch sử từng nắm giữ ghế thứ trưởng khoa học công nghệ.
Hoàng Ân: Nay chuyển sang vấn đề nhân quyền. Trong hai ngày 11 và 12/3, tại Geneva, Thụy Sĩ, Ủy ban Nhân quyền Liên hiệp quốc đã tổ chức Phiên họp xem xét Báo cáo quốc gia lần thứ ba của Việt Nam trong việc thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước ICCPR). Anh vui lòng nhắc lại sự việc này để quý thính giả của đài được hiểu hơn?
Trường An: Đúng như chị vừa nói, hai ngày điều trần đã được LHQ phát hình trực tiếp, nên người theo dõi dễ dàng nhận ra là phái đoàn quan chức Việt Nam chỉ thay nhau đọc lớn các văn bản pháp luật đã được soạn sẵn, và không trả lời trực tiếp các câu hỏi do các thành viên trong Uỷ ban Nhân quyền LHQ nêu lên.
Ông Nguyễn Khánh Ngọc, thứ trưởng bộ tư pháp và là người cầm đầu phái đoàn Việt Nam tại LHQ, tuyên bố là nhà nước Việt Nam đã đưa các công ước quốc tế vào hệ thống pháp luật tại Việt Nam, điển hình là trong bản hiến pháp.
Tuy nhiên, các nhà quan sát chính trị trong nước nhận định rằng những phát biểu của phái đoàn Việt Nam đã không phản ánh sự thật về những vụ vi phạm nhân quyền cuả nhà cầm quyền CS Việt Nam từ nhiều năm nay.
Hoàng Ân: Được biết nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An xác nhận là một ổ dịch tả heo Phi châu vừa được phát giác tại tỉnh này, có nghĩa là dịch này đã bắt đầu lan đến miền trung sau khi bộc phát tại 15 tỉnh thành miền bắc. Anh có ghi nhận về thông tin này như thế nào?
Trường An: Đúng như chị vừa nói, cùng lúc với các ổ dịch bộc phát tại tỉnh Sơn La, một ổ dịch khác được phát giác tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, khiến cho 22 con heo chết vào hôm thứ Ba 12/3
Theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp và Chăn nuôi, tỉnh Nghệ An có đàn heo lên đến 900 ngàn con, đứng thứ 5 về số lượng heo đang nuôi trên toàn quốc.
Cũng vào chiều hôm qua, nhà cầm quyền tỉnh Đắc Lắc đã quyết định công bố dịch bệnh lở mồm long móng ở các trại đang nuôi ở huyện Krông Bông sau khi có hàng trăm con heo chết vì dịch này. Nhằm ngăn ngừa nạn dịch lây lan, nhà cầm quyền tỉnh Đắc Lắc đã lập các chốt kiểm soát ở các ngỏ ra vào huyện Krông Bông.
Hoàng Ân: Nếu tình hình dịch heo tại VN không được dập tắt kịp thời thì hậu quả sẽ như thế nào?
Trường An: THưa chị cùng quý thính giả của đài!
Giới chức y tế thế giới cảnh báo là Việt Nam sẽ thiệt hại hàng tỷ Mỹ kim nếu không khống chế được dịch tả heo Phi châu có nguy cơ đang lan rộng trên toàn quốc, trong khi thế giới vẫn chưa tìm ra được phương thuốc chẩn trị.
Hiện nay, trong tổng số 65 tỉnh thành tại Việt Nam, đã có 17 nơi lây nhiễm dịch tả heo Phi châu, với xác suất heo chết là 100% khi nhiễm bệnh. Tính đến hôm qua, thứ Năm 14/3, hơn 15 ngàn con heo đã chết và tiêu hủy vì dịch này.
Theo cảnh báo nói trên, nếu dịch này lan đến các tỉnh có đàn heo lớn nhất nước như Đồng Nai hay Bến Tre thì mức thiệt hại sẽ lên đến hàng tỷ Mỹ kim. Trong khi đó có thêm nhiều quốc gia đã ra lệnh cấm nhập cảng các chế phẩm từ thịt heo Việt Nam.
Hoàng Ân: Vâng, Hoàng Ân xin cám ơn anh Trường An và xin hẹn gặp lại vào tuần tới.
Trước hết HA xin kính chào quý thính giả của đài và xin chào anh TA.
Trường An: TA xin chào quý thính giả và chị HA
Hoàng Ân: Theo như tôi được biết, trước sức ép từ phía dư luận trong nước bạo quyền CSVN đã thông báo là sẽ điều tra vụ tàu cá của ngư dân Việt bị giặc tàu húc chìm tại vùng biển Hoàng Sa của VN?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Bộ ngoại giao Việt Nam tuyên bố sẽ điều tra minh bạch về vụ một tàu cá Quảng Ngãi bị chiến hạm Trung Cộng húc chìm ở vùng biển Hoàng Sa vào tuần trước, trong khi phía Trung Cộng lên tiếng bác bỏ vụ tấn công thô bạo này.
Như tin đã loan, chiếc tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Cộng húc chìm tại một vị trí gần đảo Đá Lồi, vào hôm thứ Tư 6/3 tuần trước. Năm ngư dân trên tàu đã bám vào phần nổi của chiếc tàu mất 2 tiếng đồng hồ, trước khi được một tàu bạn chạy đến cứu.
Tuy nhiên vào hôm thứ Năm 7/3, sau khi báo chí Việt Nam loan tin và nêu đích danh thủ phạm là Trung Cộng, bộ ngoại giao Trung Cộng tung tin là chiếc tàu Việt Nam đã bị chìm trước khi chiến hạm Trung Cộng đến nơi và còn cứu được 5 ngư dân. Cho đến hôm thứ Bảy 9/3, bộ ngoại giao Việt Nam mới có phản ứng trước sự phủ nhận của Trung Cộng, nhưng chỉ yếu ớt tuyên bố là sẽ mở cuộc điều tra về vụ tấn công này.
Hoàng Ân: Cũng liên quan đến vấn đề biển đông, trong tuần qua đảng CSVN đã khai trừ đảng đối với một chuyên gia về biển đông. Anh có ghi nhận như thế nào trước việc này?
Trường An: Thưa chị, Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, một chuyên gia về Biển Đông vừa bị đảng CS Việt Nam khai trừ, sau khi tung lên mạng các bài phê bình chỉ trích giới lãnh đạo Việt Nam đã quá mềm yếu trước Trung Cộng. Trong quyết định khai trừ, đảng CS Việt Nam tuyên bố ông Sơn có những bài viết “không đúng sự thật” và “đi ngược lại các chủ trương của đảng và nhà nước”. Các bài viết của ông Sơn thẳng thắn chỉ trích nhà nước qua cách thức mà ông gọi là “tiếp cận mềm yếu của Việt Nam về vấn đề Biển Đông”.
Trong chức vụ Viện phó Viện Kinh tế Xã hội Đà Nẵng, ông Sơn là học giả thứ nhì bị khai trừ khỏi đảng, sau Giáo sư Chu Hảo, một chuyên gia về văn hóa và lịch sử từng nắm giữ ghế thứ trưởng khoa học công nghệ.
Hoàng Ân: Nay chuyển sang vấn đề nhân quyền. Trong hai ngày 11 và 12/3, tại Geneva, Thụy Sĩ, Ủy ban Nhân quyền Liên hiệp quốc đã tổ chức Phiên họp xem xét Báo cáo quốc gia lần thứ ba của Việt Nam trong việc thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước ICCPR). Anh vui lòng nhắc lại sự việc này để quý thính giả của đài được hiểu hơn?
Trường An: Đúng như chị vừa nói, hai ngày điều trần đã được LHQ phát hình trực tiếp, nên người theo dõi dễ dàng nhận ra là phái đoàn quan chức Việt Nam chỉ thay nhau đọc lớn các văn bản pháp luật đã được soạn sẵn, và không trả lời trực tiếp các câu hỏi do các thành viên trong Uỷ ban Nhân quyền LHQ nêu lên.
Ông Nguyễn Khánh Ngọc, thứ trưởng bộ tư pháp và là người cầm đầu phái đoàn Việt Nam tại LHQ, tuyên bố là nhà nước Việt Nam đã đưa các công ước quốc tế vào hệ thống pháp luật tại Việt Nam, điển hình là trong bản hiến pháp.
Tuy nhiên, các nhà quan sát chính trị trong nước nhận định rằng những phát biểu của phái đoàn Việt Nam đã không phản ánh sự thật về những vụ vi phạm nhân quyền cuả nhà cầm quyền CS Việt Nam từ nhiều năm nay.
Hoàng Ân: Được biết nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An xác nhận là một ổ dịch tả heo Phi châu vừa được phát giác tại tỉnh này, có nghĩa là dịch này đã bắt đầu lan đến miền trung sau khi bộc phát tại 15 tỉnh thành miền bắc. Anh có ghi nhận về thông tin này như thế nào?
Trường An: Đúng như chị vừa nói, cùng lúc với các ổ dịch bộc phát tại tỉnh Sơn La, một ổ dịch khác được phát giác tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, khiến cho 22 con heo chết vào hôm thứ Ba 12/3
Theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp và Chăn nuôi, tỉnh Nghệ An có đàn heo lên đến 900 ngàn con, đứng thứ 5 về số lượng heo đang nuôi trên toàn quốc.
Cũng vào chiều hôm qua, nhà cầm quyền tỉnh Đắc Lắc đã quyết định công bố dịch bệnh lở mồm long móng ở các trại đang nuôi ở huyện Krông Bông sau khi có hàng trăm con heo chết vì dịch này. Nhằm ngăn ngừa nạn dịch lây lan, nhà cầm quyền tỉnh Đắc Lắc đã lập các chốt kiểm soát ở các ngỏ ra vào huyện Krông Bông.
Hoàng Ân: Nếu tình hình dịch heo tại VN không được dập tắt kịp thời thì hậu quả sẽ như thế nào?
Trường An: THưa chị cùng quý thính giả của đài!
Giới chức y tế thế giới cảnh báo là Việt Nam sẽ thiệt hại hàng tỷ Mỹ kim nếu không khống chế được dịch tả heo Phi châu có nguy cơ đang lan rộng trên toàn quốc, trong khi thế giới vẫn chưa tìm ra được phương thuốc chẩn trị.
Hiện nay, trong tổng số 65 tỉnh thành tại Việt Nam, đã có 17 nơi lây nhiễm dịch tả heo Phi châu, với xác suất heo chết là 100% khi nhiễm bệnh. Tính đến hôm qua, thứ Năm 14/3, hơn 15 ngàn con heo đã chết và tiêu hủy vì dịch này.
Theo cảnh báo nói trên, nếu dịch này lan đến các tỉnh có đàn heo lớn nhất nước như Đồng Nai hay Bến Tre thì mức thiệt hại sẽ lên đến hàng tỷ Mỹ kim. Trong khi đó có thêm nhiều quốc gia đã ra lệnh cấm nhập cảng các chế phẩm từ thịt heo Việt Nam.
Hoàng Ân: Vâng, Hoàng Ân xin cám ơn anh Trường An và xin hẹn gặp lại vào tuần tới.
No comments:
Post a Comment