Sunday, March 17, 2019

Kinh Tế Thị Trường Theo Định Hướng XHCN

Nói với người cộng sản

Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục “Nói với người cộng sản”. Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. “Nói với người cộng sản” do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Tâm Anh

Tiến Văn
Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,
Hiện nay khi nói đến những người giàu nhất Việt Nam, chúng ta thường nhớ đến những cái tên như Phạm Nhật Vượng, Trần Đình Long, Phạm Thị Phương Thảo hay Trịnh Văn Quyết. Theo xếp hạng của tạp chí Forbes gần đây, ông Phạm Nhật Vượng đã được lọt vào xếp hạng trong nhóm 200 người giàu nhất thế giới. Tổng tài sản của ông Vượng được dự tính đạt khoảng 7,5 tỉ đô-la Mĩ.
Tuy nhiên, nhiều người khẳng định rằng người thực sự giàu nhất hiện nay của Việt Nam không phải là doanh nhân Phạm Nhật Vượng, mà là một trong số các ủy viên Bộ chính trị. Để chứng minh nhận định này là điều không thể, nhưng trong một hệ thống chính trị với tuyên ngôn ngầm của kẻ lãnh đạo là “luật là tao, tao là luật”, thì những kẻ cầm quyền cao nhất cũng đồng thời là những kẻ giàu nhất là điều hoàn toàn hợp lí.
Thực tế trong giới kinh doanh và giới thạo tin, người ta cũng biết rõ, mặc dầu chính thức là người giàu nhất Việt Nam nhưng Phạm Nhật Vượng luôn phải tỏ thái độ rất nhũn nhặn, khúm núm mỗi khi gặp bọn lãnh đạo chóp bu. Có nguồn tin còn cho biết Phạm Nhật Vượng tự nhận là con nuôi cùng một lúc của ông này, bà kia trong Bộ chính trị. Sự thật như thế nào chúng ta chưa thể khẳng định, nhưng điều rõ ràng là muốn làm ăn lớn ở Việt Nam hiện nay không thể không có sự bảo kê của hệ thống quyền lực.
Từ sau khi hệ thống Xã hội chủ nghĩa sụp đổ trên toàn thế giới vào những năm cuối thập niên 1980, bọn lãnh đạo của đảng Hồ-Tàu đã theo chân Trung Cộng xây dựng một mô hình kinh tế với tính toán nhằm vừa tránh sự nổi dậy của người dân do đói kém, vừa tiếp tục giữ được quyền lực độc tài. Mô hình này chúng tự đặt cho cái tên là “Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Chỉ cần nhìn vào tên gọi, chúng ta cũng thấy sự vô lí và giả trá của bọn cầm quyền đảng Hồ-Tàu, bởi lý thuyết “Xã hội chủ nghĩa” luôn kêu gọi tiêu diệt, loại bỏ “Kinh tế thị trường”. Hai khái niệm này không thể đi cùng nhau. Nhưng bất chấp sự vô lí, bọn cầm quyền cho tới nay vẫn xưng tụng tên gọi này để cố tình che giấu, biện hộ cho những mục đích bất chính của chúng.
Thực tế, cái mà tất cả bọn cầm quyền hiện nay quan tâm nhất không phải là “Chủ nghĩa xã hội” hay “Chủ nghĩa cộng sản”. Nói đúng ra, ngay cả trước đây, từ thời kì Hồ, Đồng, Chinh, Duẩn, Giáp, bọn chóp bu đảng Hồ-Tàu cũng không quan tâm gì đến cái gọi là “chủ nghĩa”. Tất cả những ngôn từ, khẩu hiệu có tính lí thuyết cao xa đó chỉ nhằm để lừa mị, đánh lạc hướng cấp thừa hành và dân chúng trong việc huy động tối đa đóng góp, hi sinh của người dân vào việc cướp được quyền lực độc tôn cho riêng bọn chúng.
Giống như trước đây, Hồ đã từng buột miệng nói: “Không, tôi chẳng có tư tưởng gì, ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê.”; gần đây Trọng cũng buột miệng phát biểu rằng: “Đến hết thế kỉ này không biết đã có Xã hội chủ nghĩa hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.”
Tương tự như thế, tình trạng tham nhũng của hệ thống chính trị trong đảng Hồ-Tàu không phải bây giờ mới có. Bởi hệ thống chính trị khép kín luôn luôn là môi trường thuận lợi nhất cho tham nhũng. Trong hệ thống chính trị độc đảng, độc tài, các viên chức, đặc biệt là bọn lãnh đạo chóp bu, không phải chịu sự soi xét, ràng buộc thường xuyên của dư luận. Ngoài ra, trong một hệ thống chính trị độc đảng toàn trị như Việt Nam và Trung Cộng, bọn lãnh đạo chóp bu còn không hoặc rất ít phải chịu các áp lực xã hội như biểu tình, bãi công, bãi khóa. Để được cầm quyền hoặc tiếp tục cầm quyền, bọn chúng chỉ cần tự giải quyết, dàn xếp với nhau hoặc bọn chúng tự đấu đá, loại bỏ nhau trong nội bộ không cần phải quan tâm đến lá phiếu của người dân. Vì vậy tất cả bọn chúng đều yên tâm tham nhũng và cùng đóng giả, tỏ ra luôn trong sạch, liêm khiết. Trừ những kẻ bị thất bại trong cuộc đấu đá nội bộ hoặc những kẻ thiếu may mắn bị dùng như những quân tốt thí trong các âm mưu chính trị, còn lại tất cả bọn chúng đều là những kẻ trong sạch, đạo cao-đức trọng.
Ngày 5 tháng 9 năm 1950 tại thị xã Thái Nguyên, tòa án binh của đảng Hồ-Tàu đã mở một phiên tòa chống tham nhũng với bị cáo đặc biệt là Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng cục Quân nhu. Sau vài giờ, tòa tuyên án tử hình; lệnh hành quyết được thực thi ngay hôm sau với sự phê chuẩn của Hồ Chí Minh. Trần Dụ Châu là người đã hiến nhiều tài sản cá nhân cho Việt Minh-cộng sản và đi theo Việt Minh-cộng sản ngay từ năm 1945. Ông Châu đã đắc lực đảm trách việc quân nhu hết sức quan yếu cho Việt Minh ngay từ năm 1945 và được Hồ Chí Minh ưu ái, úy lạo cho chức Cục trưởng cục Quân nhu trong Bộ quốc phòng từ năm 1947. Theo tư liệu lịch sử, tội trạng của ông Trần Dụ Châu chỉ là đã cho mở một tiệc khoản đãi tư khách hơi quá thịnh soạn so với thông lệ. Nhưng nhìn vào bối cảnh chính trị khi đó ông Trần Dụ Châu chính là nạn nhân không may trong một màn kịch chính trị của Hồ.
Vào tháng 9 năm 1950, Hồ đã chắc chắn sẽ nhận được quân nhu dồi dào từ Trung Cộng do Mao hứa nên vai trò của ông Châu coi như chấm dứt; đồng thời để dập tắt các dị nghị của binh lính về đời sống xa hoa của lãnh đạo cao cấp, Hồ đã dùng phiên tòa tử hình Trần Dụ Châu để đạt được cùng một lúc hai việc.
Các tư liệu chính thống gần đây đã cho thấy Hồ có một đời sống vô cùng vương giả ngay từ thời kì kháng chiến chống Pháp. Các bữa ăn thường ngày của Hồ luôn cầu kì, xa hoa gấp nhiều lần so với bữa tiệc mà ông Trần Dụ Châu đã khoản đãi các thân hữu kháng chiến.
Tâm Anh và Tiến Văn thân chào tạm biệt và hẹn gặp lại quí vị anh chị em trong chương trình tuần tới.
17/03/2019

No comments:

Post a Comment