Kính thưa quý thính giả, sử sách ghi nhận, một vị vua lập nên nước
Âu Lạc là tên nước thứ hai sau tên Văn Lang do các vua Hùng khai sáng.
Chính vị vua này đã thống lãnh dân quân Âu Lạc đánh tan đạo quân xâm
lược của Tần Thủy Hoàng vào cuối thế kỷ thứ III trước Công Nguyên. Qua
chuyên mục Danh Nhân Nước Việt tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính
giả bài “Thục Phán An Dương Vương” của Việt Thái qua giọng đọc của Tam
Thanh để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Việt Thái
Ai về qua huyện Đông Anh,
Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục vương.
Đó là hai câu ca dao từ ngàn xưa vẫn được truyền tụng đến ngày hôm nay.
Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục vương.
Đó là hai câu ca dao từ ngàn xưa vẫn được truyền tụng đến ngày hôm nay.
Trong Đại Việt sử ký toàn thư, tác giả Ngô Sĩ Liên dựa vào sách Lĩnh Nam Chích Quái chép về An Dương Vương rõ hơn và tách thành một kỷ gọi là “Kỷ nhà Thục”. Tác giả viết rằng: “An Dương Vương họ Thục, tên húy là Phán, người Ba Thục, ở ngôi 50 năm, đóng đô ở Phong Khê, xây thành Cổ Loa vào thế kỷ thứ III trước Công Nguyên, đổi quốc hiệu là Âu Lạc”.
Đến nay đã qua hơn 2 ngàn năm, nhưng thành Cổ Loa và vùng đất mà Việt tộc sinh sống vẫn còn nhiều dấu tích của thời kỳ đó. Rất nhiều những địa danh xung quanh thành Cổ Loa và Bản Phủ có liên hệ với nhau. Đó là những chứng tích cho thấy mối dây liên hệ giữa kinh đô Nam Bình với kinh đô Loa Thành của Thục Phán – An Dương Vương, khẳng định Thục Phán đã dựng nước Âu Lạc, đã đóng góp vào quá trình dựng nước trong giai đoạn đầu tiên của lịch sử Việt Nam.
Nguồn gốc của Thục Phán là người bộ tộc Lạc Việt còn được ghi lại trong các thần tích, ngọc phả, trong các nghi thức thờ cúng, trong ký ức dân gian và trong đó luôn ghi rằng, ông là một vị anh hùng xứng đáng được tôn kính.
Vào thời kỳ Hồng Bàng, bộ tộc Âu Việt sống xen kẽ với bộ tộc Lạc Việt, và có những mối liên hệ rất mật thiết. Cùng thời kỳ này, bên Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng đã gồm thâu 6 nước sau nhiều năm hỗn chiến. Với tham vọng xâm chiếm Bách Việt, tức các vùng đất của Việt tộc ở phía Nam Trung Hoa và phía Bắc Việt Nam bây giờ, nên Tần Thủy Hoàng đưa quân tiến xuống đánh Âu Việt và Lạc Việt để mở rộng bờ cõi.
Cuộc kháng chiến bùng nổ, mặc dù thủ lãnh Âu Việt bị giết chết nhưng người dân Âu Việt và Lạc Việt vẫn không chịu đầu hàng và bầu Thục Phán lên làm tướng chỉ huy đánh đuổi giặc Tần.
Đạo quân xâm lược của nhà Tần do tướng Đồ Thư chỉ huy đánh chiếm được nhiều vùng đất của Bách Việt, sát nhập vào lãnh thổ Trung Hoa. Nhưng khi tiến quân vào lãnh thổ phía Đông Bắc nước Âu Lạc, quân Tần gặp phải đoàn quân kháng chiến do Thục Phán chỉ huy.
Theo sử chép, năm 218 trước Công Nguyên, Tần Thủy Hoàng huy động 50 vạn quân chia làm 5 đạo đi chinh phục Bách Việt. Để tiến xuống miền Nam, đi sâu vào đất Việt, đạo quân thứ nhất phải đào con kinh nối sông Lương để chở lương thực. Nhờ vậy, Đồ Thư đã vào được đất phía Tây Âu Việt, giết chết vị tù trưởng rồi tiến vào Lạc Việt.
Thục Phán được các Lạc tướng tôn làm lãnh tụ chỉ huy cuộc kháng chiến. Khi Đồ Thư đem quân tiến sâu vào đất Lạc Việt, đi đến đâu cũng thấy cảnh “vườn không nhà trống” do người dân Việt phá bỏ theo lệnh của Thục Phán. Quân Tần lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Đến khi quân Tần kiệt sức thì đạo quân Việt do Thục Phán chỉ huy bắt đầu xuất trận. Tướng Đồ Thư tử trận và vì mất chủ tướng, quân Tần hoang mang mở đường tháo chạy về nước.
Sau khi cuộc kháng chiến đạt thắng lợi, hai vùng đất của người Âu Việt và Lạc Việt sinh sống được hợp lại thành nước Âu Lạc. Thục Phán lên ngôi tự xưng là An Dương Vương, đóng đô tại Phong Khê (nay là vùng Cổ Loa, huyện Đông Anh – Hà Nội).
An Dương Vương cho tổ chức lại quân đội và xây dựng đất nước. Ông giao cho tướng Cao Lỗ xây thành Cổ Loa nhằm củng cố khả năng phòng thủ quân sự. Tục truyền rằng, thành xây nhiều lần nhưng đều bị sụp đổ. Sau đó thần Kim Quy hiện lên, bò quanh nhiều vòng dưới chân thành. An Dương Vương cho xây theo dấu chân Rùa vàng và từ đó thì thành không đổ nữa. An Dương Vương cũng phát triển lực lượng thủy binh và chế tạo nhiều vũ khí để gia tăng sức mạnh phòng thủ Cổ Loa thành.
Di tích của thành Cổ Loa vẫn còn lưu lại cho đến ngày nay. Thành này này cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 cây số về phía Đông Bắc và đền thờ An Dương Vương cũng nằm ở trung tâm di tích này.
* * *
Nhắc đến An Dương Vương, nhiều người Việt sẽ nhớ tới câu chuyện Trọng Thủy – Mị Châu, tức kết cuộc bi thảm của đất nước Âu Lạc bị Triệu Đà thôn tính sau đó. Chỉ vì tình nghĩa vợ chồng, nàng công chúa Mị Châu đã đánh cắp các bí mật về phòng thủ Loa Thành dẫn đến sự thắng trận của quân Âu Lạc.
Có lẽ chính vì bi kịch quá lớn này mà người dân Lạc Việt và Âu Việt vẫn không ngừng nhắc nhở về câu chuyện nói trên suốt mấy ngàn năm qua. So với các truyền thuyết khác, có lẽ mối tình Trọng Thủy – Mị Châu được nhắc nhở nhiều nhất trong văn đàn và dân gian VN. Tuy nhiên khi nói đến công chúa Mị Châu, các chỉ trích cũng chỉ đến mức phê phán sự nhẹ dạ cả tin của một thiếu nữ dẫn đến thảm họa mất nước. Lý do là cuối cùng thì Mị Châu cũng bị An Dương Vương tự tay chém chết để chuộc tội.
Thế nhưng đất nước VN bây giờ không chỉ có một Mị Châu dâng hiến bí mật quốc gia cho đế quốc Hán Cộng mà là nguyên tập đoàn cai trị đang bí mật dâng hiến toàn bộ đất nước cho phương Bắc mà mật ước Thành Đô 1990 là một bằng chứng. Thế nhưng điều đáng buồn là nhiều người dân Việt vẫn chưa tin là chủ quyền đất nước đã rơi vào tay Tàu Cộng. Không lẽ họ đang chờ thần Kim Quy hiện ra và chỉ thẳng về phía tập đoàn bán nước thì mới tin là “giặc đang ngồi sau lưng bệ hạ”?
No comments:
Post a Comment