Những trò lừa gạt và hứa hẹn hão về nhân quyền của đảng CSVN đã
không còn lường gạt được chính giới Tây Phương. Khối Liên Âu đang cương
quyết đòi hỏi CSVN thực thi nhân quyền như một điều kiện tiên quyết
trước khi phê chuẩn Hiệp Ước Tự Do Mậu Dịch. Một tin mừng nữa cho dân
Việt là Đạo Luật Nhân Quyền cho Việt Nam có xác xuất sẽ được Thượng Viện
Hoa Kỳ thông qua và đánh một đòn chí tử vào tim óc của tập đoàn toàn
trị CSVN.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Thường Sơn với tựa đề: “Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam Sẽ Vượt Qua Thượng Viện Hoa Kỳ?” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Thường SơnMời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Thường Sơn với tựa đề: “Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam Sẽ Vượt Qua Thượng Viện Hoa Kỳ?” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Những động thái của Nghị viện châu Âu có thể tác động một cách trực
tiếp đến quan điểm và hành động của Quốc hội Hoa Kỳ, để Thượng viện của
quốc hội này sẽ phải bày tỏ ý kiến một cách không nương nhẹ về Đạo luật
Nhân quyền Việt Nam trong thời gian tới.
Dân biểu Chris Smith, thành viên cấp cao của Tiểu ban Nhân quyền Toàn
cầu của Hạ viện và là người đã chủ tọa 11 cuộc điều trần về tình trạng
nhân quyền ở Việt Nam, viết: “nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục tìm cách
trấn dẹp xã hội dân sự, đàn áp tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, Hà
Nội tiếp tục bỏ tù các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền”. Ông
cũng bổ sung: “Năm vừa rồi là một năm tồi tệ cho nhân quyền Việt Nam.
Công dân Mỹ Michael Nguyễn, một người cha có bốn con cư ngụ ở Los
Angeles, tiếp tục bị giam giữ mà không qua quy trình pháp lý nào, ông ấy
không phải là người Mỹ duy nhất bị bắt và bị ngược đãi ở Việt Nam trong
năm qua.”
Vào cuối tháng 2 năm 2019, Đạo luật Nhân quyền Việt Nam (HR 1383)
được Dân biểu Chris Smith một lần nữa được đưa ra quốc hội Mỹ để trừng
phạt Việt Nam về những vụ vi phạm nhân quyền ở trong nước. Đạo luật này
cũng nhằm mục đích ưu tiên hóa tự do tôn giáo, tự do internet và các
quyền của người lao động.
Trước đó, các phiên bản của đạo luật này đã được Hạ viện Mỹ thông qua
ba lần vào các năm 2004, 2008 và 2012 với số phiếu ủng hộ áp đảo, tuy
nhiên sau đó đã bị chặn tại Thượng viện. Đó cũng là khoảng thời gian mà
chính quyền của Tổng thống Barak Obama thực hiện chính sách ‘củ cà rốt’
với chính thể độc đảng ở Việt Nam. Tuy nhiên chính sách này đã chỉ mang
lại một kết quả quá khiêm tốn: Hà Nội, một mặt vẫn không ngớt hứa hẹn
‘sẽ cải thiện nhân quyền’, nhưng mặt khác vẫn ngấm ngầm bắt bớ những nhà
hoạt động nhân quyền. Hầu hết các cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt,
một hình thức mà Chính phủ và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cố gắng duy trì để
buộc Việt Nam phải tuân thủ các công ước quốc tế về dân sự và nhân
quyền, cũng không mang lại kết quả như mong muốn.
Nói cách khác, Hoa Kỳ đã bỏ quên ‘cây gậy’ trong nhiều chính sách về Việt Nam.
Còn vào lần này, có hy vọng là Thượng viện Hoa Kỳ sẽ xem xét với một
con mắt khác về Đạo luật Nhân quyền Việt Nam, bởi bối cảnh hiện thời là
khác khá nhiều so với những năm 2015 và 2016. Từ năm 2016, chính thể độc
đảng ở Việt Nam đã gia tăng đàn áp nhân quyền và những tiếng nói bất
đồng chính kiến, phát động một chiến dịch bắt bớ liên tục với số đông
những người hoạt động nhân quyền suốt từ đó đến nay. Và đặc biệt, vụ
Việt Nam bị Nhà nước Đức tố cáo đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã ‘chuyển
lửa’ sang cả khối Liên minh châu Âu, khiến cả phương Tây giờ đây đều như
chống lại chính thể độc trị Việt Nam về vô số vi phạm nhân quyền.
Đó cũng là nguồn cơn khiến vào tháng 11 năm 2018, Nghị viện châu Âu
đã phải ban hành một nghị quyết nhân quyền Việt Nam với nội dung rất
rộng và lời lẽ lên án cứng rắn chưa từng có. Sang tháng 2 năm 2019, Hội
đồng châu Âu đã phải thông báo hoãn vô thời hạn EVFTA (Hiệp định thương
mại tự do châu Âu – Việt Nam) với lý do thực chất là Việt Nam vi phạm
nhân quyền.
Hẳn những động thái của Nghị viện châu Âu có thể tác động một cách
trực tiếp đến quan điểm và hành động của Quốc hội Hoa Kỳ, để Thượng viện
của quốc hội này sẽ phải bày tỏ ý kiến một cách không nương nhẹ về Đạo
luật Nhân quyền Việt Nam trong thời gian tới.
Ngoài Dự luật Nhân quyền Việt Nam, Quốc hội Hoa Kỳ vẫn còn hai vũ khí
nhân quyền khác mà có thể ‘trảm’ vào bất kỳ lúc nào: Dự luật Chế tài
nhân quyền Việt Nam (HR. 4254) và đặc biệt là Luật Nhân quyền Magnitsky
Toàn cầu (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act) đã được
thông qua chính thức vào cuối năm 2016.
No comments:
Post a Comment