Thưa quý thính giả, qua tiết mục Đất Nước Đứng Lên, mời quý thính
giả theo dõi bài viết “Chính quyền CS không thể thay đổi, chỉ có nhân
dân mới thay đổi” của Đỗ Ngà, sẽ do Khánh Ngọc trình bày để kết thúc
chương trình phát thanh tối hôm nay.
Đỗ Ngà
7-3-2019
Thầy giáo sờ mông học sinh, một hành động vi phạm đạo đức và phạm pháp, phạm điều 146 BLHS 2015 – Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Nhưng công an muốn bảo vệ tội phạm này thì họ làm gì? Trơ tráo phủ nhận, công an họ bảo điều ấy không cấu thành tội thì làm gì được?
Lại nói thêm một trường hợp phạm pháp khác đang hot trên báo, đó là trường hợp ông Bộ trưởng bộ GTVT Nguyễn Văn Thể phát biểu “ai mất giấy phép lái xe đều phải thi lại”. Nhưng theo khoản 2 điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định cấp lại giấy phép lái xe quy định “Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe”. Vậy mà một ông bộ trưởng lại tự tay xé bỏ chính thông tư do mình ký ban hành.
Như ta biết, Thông tư của chính quyền này là loại văn bản dưới luật và dưới Nghị định chỉ đạo của Thủ tướng. Nói cho dễ hiểu thì nó là bản triển khai chi tiết hơn của luật pháp và Nghị định. Cho nên trong văn bản đó, trước khi đi vào các điều khoản cụ thể, người ta phải chỉ Thông tư này được ban là dựa trên những điều luật nào và nghị định nào?
Cụ thể như Thông tư 12/1027/TT-BGTVT được soạn ra dựa trên Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008, Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ, và Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ. Về nguyên tắc là thế, nhưng thực tế, Luật mâu thuẫn luật, Nghị định mâu thuẫn luật, Thông tư mâu thuẫn Nghị định và đạp lên luật pháp là chuyện bình thường trong chính quyền CS này.
Thế đấy! Luật là tao, tao là luật, nó đã ăn vào trong suy nghĩ của quan chức chính quyền này từ bao giờ rồi. Nếu là nơi có thượng tôn pháp luật thì, quan chức sai luật pháp xử, dân sai luật pháp xử. Còn ở Việt Nam, quan chức sai thì cứ trơ tráo phủ nhận là xong, dân làm đúng thì chính quyền cũng bắt thì làm gì nhau? Luật nói có, quan chức bảo không thì làm gì được?
Chuyện này nó đã và đang diễn ra trong xã hội này, và chắc chắn nó sẽ phát triển ngày một nghiêm trọng hơn. Vì sao? Vì đơn giản, điều sai trái không bị chế tài thì nó phát triển, thế thôi. Mà một khi chính quyền tự ý dẫm đạp lên pháp luật thì còn ai chế tài được họ?
Chỉ có sự đồng lòng của hàng triệu người dân trong vấn đề phản đối và bất tuân dân sự để tạo áp lực. Chính quyền CS không có khả năng thay đổi, chỉ có nhân dân mới thay đổi. Hoàn cảnh Việt Nam là như vậy đấy. Không ai tính dùm cho dân tộc Việt Nam đâu, ngồi đợi sung rụng là vô ích.
7-3-2019
Thầy giáo sờ mông học sinh, một hành động vi phạm đạo đức và phạm pháp, phạm điều 146 BLHS 2015 – Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Nhưng công an muốn bảo vệ tội phạm này thì họ làm gì? Trơ tráo phủ nhận, công an họ bảo điều ấy không cấu thành tội thì làm gì được?
Lại nói thêm một trường hợp phạm pháp khác đang hot trên báo, đó là trường hợp ông Bộ trưởng bộ GTVT Nguyễn Văn Thể phát biểu “ai mất giấy phép lái xe đều phải thi lại”. Nhưng theo khoản 2 điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định cấp lại giấy phép lái xe quy định “Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe”. Vậy mà một ông bộ trưởng lại tự tay xé bỏ chính thông tư do mình ký ban hành.
Như ta biết, Thông tư của chính quyền này là loại văn bản dưới luật và dưới Nghị định chỉ đạo của Thủ tướng. Nói cho dễ hiểu thì nó là bản triển khai chi tiết hơn của luật pháp và Nghị định. Cho nên trong văn bản đó, trước khi đi vào các điều khoản cụ thể, người ta phải chỉ Thông tư này được ban là dựa trên những điều luật nào và nghị định nào?
Cụ thể như Thông tư 12/1027/TT-BGTVT được soạn ra dựa trên Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008, Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ, và Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ. Về nguyên tắc là thế, nhưng thực tế, Luật mâu thuẫn luật, Nghị định mâu thuẫn luật, Thông tư mâu thuẫn Nghị định và đạp lên luật pháp là chuyện bình thường trong chính quyền CS này.
Thế đấy! Luật là tao, tao là luật, nó đã ăn vào trong suy nghĩ của quan chức chính quyền này từ bao giờ rồi. Nếu là nơi có thượng tôn pháp luật thì, quan chức sai luật pháp xử, dân sai luật pháp xử. Còn ở Việt Nam, quan chức sai thì cứ trơ tráo phủ nhận là xong, dân làm đúng thì chính quyền cũng bắt thì làm gì nhau? Luật nói có, quan chức bảo không thì làm gì được?
Chuyện này nó đã và đang diễn ra trong xã hội này, và chắc chắn nó sẽ phát triển ngày một nghiêm trọng hơn. Vì sao? Vì đơn giản, điều sai trái không bị chế tài thì nó phát triển, thế thôi. Mà một khi chính quyền tự ý dẫm đạp lên pháp luật thì còn ai chế tài được họ?
Chỉ có sự đồng lòng của hàng triệu người dân trong vấn đề phản đối và bất tuân dân sự để tạo áp lực. Chính quyền CS không có khả năng thay đổi, chỉ có nhân dân mới thay đổi. Hoàn cảnh Việt Nam là như vậy đấy. Không ai tính dùm cho dân tộc Việt Nam đâu, ngồi đợi sung rụng là vô ích.
No comments:
Post a Comment