Sau đây, mời quý thính giả theo dõi bản Tin tóm lược với Bảo Trân và Nguyên Khải
Trẻ em một vài trường Mầm Non tại Bắc Ninh và Hà Nội bị nhiễm độc thực phẩm trầm trọng
Một sự kiện làm chấn động thủ đô Hà Nội, đó là gần 1.000 gia đình ở huyện Thuận Thành, Bắc Ninh ùn ùn đưa con về xét nghiệm tại hai bệnh viện ở Hà Nội là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương và Viện Sốt rét, Côn trùng và Ký sinh trùng Trung Ương. Tổng số trẻ được đưa đi xét nghiệm chỉ trong vòng một tuần qua lên đến 1300.
Lý do là tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, tính từ ngày 7/3 đến nay, đã có 61 trẻ bị phát hiện dương tính với ấu trùng sán lợn, hay còn gọi là sán giây. Sự việc xuất phát từ một trường mầm non Bắc Ninh, các bé học sinh bị cho ăn thịt heo có ấu trùng sán. Nhà trường chống chế phủ nhận trách nhiệm, nên phụ huynh phải đưa con về Hà Nội ngày càng nhiều để xét nghiệm cho con. Kết quả là số bé bị nhiễm sán ngày càng gia tăng.
Cũng trong tuần qua, hàng trăm trẻ thuộc trường mầm non xã Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội) phải nhập viện vì nghi ngộ độc thực phẩm. Chỉ trong 2 ngày, tổng số trẻ phải nhập viện lên tới 144. Hầu hết có biểu hiện sốt cao, nôn nhiều, tiêu chảy, khoảng 40% trường hợp là nặng. Chi cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Hà Nội cho biết, có thể do hai bữa ăn trưa ngày 14-11 và 15-11 tại trường Xuân Nộn nói trên, thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật.
Một sự kiện làm chấn động thủ đô Hà Nội, đó là gần 1.000 gia đình ở huyện Thuận Thành, Bắc Ninh ùn ùn đưa con về xét nghiệm tại hai bệnh viện ở Hà Nội là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương và Viện Sốt rét, Côn trùng và Ký sinh trùng Trung Ương. Tổng số trẻ được đưa đi xét nghiệm chỉ trong vòng một tuần qua lên đến 1300.
Lý do là tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, tính từ ngày 7/3 đến nay, đã có 61 trẻ bị phát hiện dương tính với ấu trùng sán lợn, hay còn gọi là sán giây. Sự việc xuất phát từ một trường mầm non Bắc Ninh, các bé học sinh bị cho ăn thịt heo có ấu trùng sán. Nhà trường chống chế phủ nhận trách nhiệm, nên phụ huynh phải đưa con về Hà Nội ngày càng nhiều để xét nghiệm cho con. Kết quả là số bé bị nhiễm sán ngày càng gia tăng.
Cũng trong tuần qua, hàng trăm trẻ thuộc trường mầm non xã Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội) phải nhập viện vì nghi ngộ độc thực phẩm. Chỉ trong 2 ngày, tổng số trẻ phải nhập viện lên tới 144. Hầu hết có biểu hiện sốt cao, nôn nhiều, tiêu chảy, khoảng 40% trường hợp là nặng. Chi cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Hà Nội cho biết, có thể do hai bữa ăn trưa ngày 14-11 và 15-11 tại trường Xuân Nộn nói trên, thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật.
Người dân tiếp tục phản đối các trạm BOT thu tiền bất công và phi lý
Thứ năm 14/3, trạm BOT Bờ Đậu trên Quốc lộ 3 tại tỉnh Thái Nguyên lại bị người dân tuần hành bằng xe gắn máy và xe ô tô để phản đối, vì người dân đã đi con đường này hàng trăm năm nay, hiện nay không có công trình xây dựng cầu đường mới nào, tại sao bây giờ lại bắt dân trả tiền? Trạm BOT này đã bị người dân phản đối nhiều lần trong suốt 2 năm qua, đã đệ đơn với 10 ngàn chữ ký lên UBND tỉnh Thái Nguyên, nhưng tình trạng phi lý bất công vẫn tiếp tục tồn tại đến ngày nay. Người dân tại đây vẫn còn biểu tình mang theo cả biểu ngữ phản đối BOT, nhưng đã bị công an bắt dẹp bỏ vì cho rằng như vậy là phạm pháp.
Thứ sáu 15/3, tại trạm thu phí đường bộ BOT Bắc Thăng Long Nội Bài, Nhà cầm quyền lại tăng cường lực lượng an ninh vì ngại sẽ xảy ra biểu tình do trạm này bắt đầu thu phí trở lại sau một thời gian phải ngưng thu vì bị giới tài xế biểu tình phản đối. Tuy nhiên, đến hôm nay vẫn có một số tài xế không chịu mua vé làm kẹt xe.
Cũng vào ngày 14/3, Bộ Giao thông-Vận tải đã quyết định cho BOT Cai Lậy ở tỉnh Tiền Giang được thu phí trở lại vào ngày 25/3 tới, và lắp đặt thêm các làn xe có thu phí tự động. Theo quyết định mới, các xe đi qua trạm này sẽ được giảm giá, nhưng vị trí đặt trạm vẫn được giữ nguyên, bất chấp phản đối về vị trí đặt trạm của nhiều người dân đi đoạn đường này.
Thứ năm 14/3, trạm BOT Bờ Đậu trên Quốc lộ 3 tại tỉnh Thái Nguyên lại bị người dân tuần hành bằng xe gắn máy và xe ô tô để phản đối, vì người dân đã đi con đường này hàng trăm năm nay, hiện nay không có công trình xây dựng cầu đường mới nào, tại sao bây giờ lại bắt dân trả tiền? Trạm BOT này đã bị người dân phản đối nhiều lần trong suốt 2 năm qua, đã đệ đơn với 10 ngàn chữ ký lên UBND tỉnh Thái Nguyên, nhưng tình trạng phi lý bất công vẫn tiếp tục tồn tại đến ngày nay. Người dân tại đây vẫn còn biểu tình mang theo cả biểu ngữ phản đối BOT, nhưng đã bị công an bắt dẹp bỏ vì cho rằng như vậy là phạm pháp.
Thứ sáu 15/3, tại trạm thu phí đường bộ BOT Bắc Thăng Long Nội Bài, Nhà cầm quyền lại tăng cường lực lượng an ninh vì ngại sẽ xảy ra biểu tình do trạm này bắt đầu thu phí trở lại sau một thời gian phải ngưng thu vì bị giới tài xế biểu tình phản đối. Tuy nhiên, đến hôm nay vẫn có một số tài xế không chịu mua vé làm kẹt xe.
Cũng vào ngày 14/3, Bộ Giao thông-Vận tải đã quyết định cho BOT Cai Lậy ở tỉnh Tiền Giang được thu phí trở lại vào ngày 25/3 tới, và lắp đặt thêm các làn xe có thu phí tự động. Theo quyết định mới, các xe đi qua trạm này sẽ được giảm giá, nhưng vị trí đặt trạm vẫn được giữ nguyên, bất chấp phản đối về vị trí đặt trạm của nhiều người dân đi đoạn đường này.
Sập tường nhà xưởng tại một công ty ở Vĩnh Long làm 6 người chết
Khoảng 10h sáng thứ sáu 15/3, tại khu công nghiệp Hòa Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, trong lúc đang xây dựng xưởng của công ty may mặc Bohsing, thì bức tường bất ngờ bị sập, khiến 6 người tử vong, 2 người bị thương. Cảnh tượng tại hiện trường khá thương tâm, nhiều công nhân bị thương. Có hai người chạy thoát khi bức tường đổ ập xuống. Nguyên nhân vụ tai nạn đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Tỉnh Ủy Vĩnh Long quyết định hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân tử vong trong vụ này là 2 triệu đồng, người bị thương 1 triệu đồng.
Khoảng 10h sáng thứ sáu 15/3, tại khu công nghiệp Hòa Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, trong lúc đang xây dựng xưởng của công ty may mặc Bohsing, thì bức tường bất ngờ bị sập, khiến 6 người tử vong, 2 người bị thương. Cảnh tượng tại hiện trường khá thương tâm, nhiều công nhân bị thương. Có hai người chạy thoát khi bức tường đổ ập xuống. Nguyên nhân vụ tai nạn đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Tỉnh Ủy Vĩnh Long quyết định hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân tử vong trong vụ này là 2 triệu đồng, người bị thương 1 triệu đồng.
Hoa Kỳ gia tăng ngân sách quốc phòng để đối phó với Trung Quốc
Theo hãng tin AP hôm qua 16/3, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ vừa đề nghị Ngân sách quốc phòng mới nhằm đối phó với việc Trung Quốc đang ngày càng hiện đại hoá quân đội bằng những vũ khí hiện đại. Thứ sáu 14/3, trong buổi điều trần tại Uỷ ban Quốc phòng Thượng viện, ông Patrick Shanahan, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết: Trung Quốc đang tích cực hiện đại hoá quân đội, ăn cắp một cách có hệ thống khoa học và công nghệ, đồng thời tìm kiếm lợi thế quân sự qua chiến lược kết hợp quốc phòng và dân sự. Trung Quốc cũng đang phát triển máy bay ném bom tầm xa mang vũ khí hạt nhân. Nếu thành công thì Trung Quốc sẽ trở thành một trong ba nước bao gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc có vũ khí hạt nhân cả trên biển, trên bờ và trên không. Bộ Quốc phòng Mỹ đề nghị ngân sách 718 tỷ đô la, trong đó chi 25 tỷ đô la cho năm 2020 vào vũ khí hạt nhân để vượt xa Trung Quốc về kho vũ khí hạt nhân.
Theo hãng tin AP hôm qua 16/3, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ vừa đề nghị Ngân sách quốc phòng mới nhằm đối phó với việc Trung Quốc đang ngày càng hiện đại hoá quân đội bằng những vũ khí hiện đại. Thứ sáu 14/3, trong buổi điều trần tại Uỷ ban Quốc phòng Thượng viện, ông Patrick Shanahan, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết: Trung Quốc đang tích cực hiện đại hoá quân đội, ăn cắp một cách có hệ thống khoa học và công nghệ, đồng thời tìm kiếm lợi thế quân sự qua chiến lược kết hợp quốc phòng và dân sự. Trung Quốc cũng đang phát triển máy bay ném bom tầm xa mang vũ khí hạt nhân. Nếu thành công thì Trung Quốc sẽ trở thành một trong ba nước bao gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc có vũ khí hạt nhân cả trên biển, trên bờ và trên không. Bộ Quốc phòng Mỹ đề nghị ngân sách 718 tỷ đô la, trong đó chi 25 tỷ đô la cho năm 2020 vào vũ khí hạt nhân để vượt xa Trung Quốc về kho vũ khí hạt nhân.
Một cựu sĩ quan tình báo quân đội Hoa Kỳ nhận tội làm gián điệp cho Trung Quốc
Thứ sáu 15/3, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết ông Ron Rockwell Hansen, một cựu sĩ quan tình báo bị bắt tại Sân bay quốc tế Seattle-Tacoma hôm 3/6/2018 trong lúc chuẩn bị lên máy bay đi Trung Quốc. Ông Hansen đã nhận tội âm mưu làm gián điệp cho Trung Quốc. Ông này bị tố cáo nhận “hàng trăm ngàn đô la” của Trung Quốc để tìm cách chuyển những thông tin quốc phòng mật của Hoa Kỳ sang Trung Quốc. Ông được một cơ quan tình báo Trung Quốc tuyển dụng năm 2014.
Trước đó, ông Hansen, sau khi hồi hưu từ Lục quân Hoa Kỳ năm 2006, bắt đầu làm việc cho Cơ quan Tình báo Quân đội Hoa Kỳ và được quyền tiếp cận an ninh tối mật trong nhiều năm.
Phiên tòa tuyên án ông Hansen sẽ diễn ra ngày 24/9, và ông sẽ bị kết án tới 15 năm tù.
Thứ sáu 15/3, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết ông Ron Rockwell Hansen, một cựu sĩ quan tình báo bị bắt tại Sân bay quốc tế Seattle-Tacoma hôm 3/6/2018 trong lúc chuẩn bị lên máy bay đi Trung Quốc. Ông Hansen đã nhận tội âm mưu làm gián điệp cho Trung Quốc. Ông này bị tố cáo nhận “hàng trăm ngàn đô la” của Trung Quốc để tìm cách chuyển những thông tin quốc phòng mật của Hoa Kỳ sang Trung Quốc. Ông được một cơ quan tình báo Trung Quốc tuyển dụng năm 2014.
Trước đó, ông Hansen, sau khi hồi hưu từ Lục quân Hoa Kỳ năm 2006, bắt đầu làm việc cho Cơ quan Tình báo Quân đội Hoa Kỳ và được quyền tiếp cận an ninh tối mật trong nhiều năm.
Phiên tòa tuyên án ông Hansen sẽ diễn ra ngày 24/9, và ông sẽ bị kết án tới 15 năm tù.
Hoa Kỳ-Hà Lan quyết định dùng đảo quốc Curacao làm trung tâm viện trợ cho Venezuela
Thứ sáu 15/3, Hoa Kỳ và Hà Lan cùng thỏa thuận dùng các cơ sở trên đảo quốc Curacao −một cựu thuộc địa của Hà Lan rất gần bờ biển Venezuela− làm nơi phân phối viện trợ cho Venezuela. Theo gthỏa thuận thì đảo này chỉ được dùng như một trung tâm nhân đạo với các hoạt động dân sự để chuyển hàng viện trợ như thuốc men và thực phẩm tới Venezuela nếu chính phủ Venezuela cho phép công khai.
Tuy nhiên, Tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela nhất quyết không nhận hàng viện trợ, bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề, siêu lạm phát, và khan hiếm thuốc men, thực phẩm đã làm cho dân tình đói khổ trầm trọng. Ông cho rằng nỗ lực viện trợ do Hoa Kỳ dẫn đầu là vỏ bọc của một sự xâm lược nhằm truất phế ông. Ông còn khẳng định là Venezuela không hề có cuộc khủng hoảng nào. Trái lại, ông Juan Guaido, lãnh đạo đối lập tại Venezuela, kêu gọi cho phép hàng viện trợ nhập cảnh.
Thứ sáu 15/3, Hoa Kỳ và Hà Lan cùng thỏa thuận dùng các cơ sở trên đảo quốc Curacao −một cựu thuộc địa của Hà Lan rất gần bờ biển Venezuela− làm nơi phân phối viện trợ cho Venezuela. Theo gthỏa thuận thì đảo này chỉ được dùng như một trung tâm nhân đạo với các hoạt động dân sự để chuyển hàng viện trợ như thuốc men và thực phẩm tới Venezuela nếu chính phủ Venezuela cho phép công khai.
Tuy nhiên, Tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela nhất quyết không nhận hàng viện trợ, bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề, siêu lạm phát, và khan hiếm thuốc men, thực phẩm đã làm cho dân tình đói khổ trầm trọng. Ông cho rằng nỗ lực viện trợ do Hoa Kỳ dẫn đầu là vỏ bọc của một sự xâm lược nhằm truất phế ông. Ông còn khẳng định là Venezuela không hề có cuộc khủng hoảng nào. Trái lại, ông Juan Guaido, lãnh đạo đối lập tại Venezuela, kêu gọi cho phép hàng viện trợ nhập cảnh.
Phong trào Áo Vàng tại Paris lại biểu tình lần thứ 18
Hôm qua, thứ bảy 16/3, tại Paris nước Pháp, phe Áo Vàng lại biểu tình chống chính phủ. Nhiều cửa hàng trên đại lộ Champs Elysées bị đập phá trong khói lửa mịt mù, và nhiều vụ đụng độ với cảnh sát đã xảy ra. Nhân viên an ninh dùng hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông. Sau hơn bốn tháng đấu tranh với 18 cuộc biểu tình liên tiếp, cuộc xuống đường hôm qua được coi là “tối hậu thư” của phe Áo Vàng gửi tới chính phủ. Cảnh sát Paris huy động 5.000 nhân viên, 6 xe bọc thép để đối phó. Vào 4 giờ chiều, 94 người biểu tình bị câu lưu.
Tuy nhiên, số người biểu tình theo thời gian đã giảm đi đáng kể. Thứ Bảy tuần trước chỉ còn 28.000 người, nghĩa là chỉ bằng 1/10 so với cuộc biểu tình đầu tiên hôm 17/11/2018.
Hôm qua, thứ bảy 16/3, tại Paris nước Pháp, phe Áo Vàng lại biểu tình chống chính phủ. Nhiều cửa hàng trên đại lộ Champs Elysées bị đập phá trong khói lửa mịt mù, và nhiều vụ đụng độ với cảnh sát đã xảy ra. Nhân viên an ninh dùng hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông. Sau hơn bốn tháng đấu tranh với 18 cuộc biểu tình liên tiếp, cuộc xuống đường hôm qua được coi là “tối hậu thư” của phe Áo Vàng gửi tới chính phủ. Cảnh sát Paris huy động 5.000 nhân viên, 6 xe bọc thép để đối phó. Vào 4 giờ chiều, 94 người biểu tình bị câu lưu.
Tuy nhiên, số người biểu tình theo thời gian đã giảm đi đáng kể. Thứ Bảy tuần trước chỉ còn 28.000 người, nghĩa là chỉ bằng 1/10 so với cuộc biểu tình đầu tiên hôm 17/11/2018.
Giới trẻ toàn thế giới xuống đường Ngày thế giới chống biến đổi khí hậu
Thứ sáu 15/03 là Ngày thế giới chống biến đổi khí hậu. Trên toàn thế giới, từ Úc, Canada cho đến châu Âu, trong 130 thành phố, hàng trăm ngàn sinh viên học sinh đã bãi khóa và biểu tình để phản đối giới lãnh đạo các nước không có hành động gì để đối phó với tình trạng Trái Đất đang nóng lên.
Ở Pháp, riêng tại Paris có 50.000 sinh viên học sinh tham gia với sự tiếp sức của 140 tổ chức xã hội dân sự. Tại Ý, hơn một triệu thanh niên tham gia bãi khóa, trong đó tại 2 thành phố Milano và Roma là biểu tình đông đảo nhất. New York là một trong những thành phố có cuộc biểu tình lớn nhất nước Mỹ với hàng ngàn thanh niên xuống đường.
Thứ sáu 15/03 là Ngày thế giới chống biến đổi khí hậu. Trên toàn thế giới, từ Úc, Canada cho đến châu Âu, trong 130 thành phố, hàng trăm ngàn sinh viên học sinh đã bãi khóa và biểu tình để phản đối giới lãnh đạo các nước không có hành động gì để đối phó với tình trạng Trái Đất đang nóng lên.
Ở Pháp, riêng tại Paris có 50.000 sinh viên học sinh tham gia với sự tiếp sức của 140 tổ chức xã hội dân sự. Tại Ý, hơn một triệu thanh niên tham gia bãi khóa, trong đó tại 2 thành phố Milano và Roma là biểu tình đông đảo nhất. New York là một trong những thành phố có cuộc biểu tình lớn nhất nước Mỹ với hàng ngàn thanh niên xuống đường.
No comments:
Post a Comment