Việc tung hô lãnh tụ xuất hiện từ cổ vũ bóng đá, ngoài đường
phố, đến lễ hội… Việt Nam có quá ít điều để tự hào, quanh đi quẩn lại
chỉ có Hồ Chí Minh … Liên tục chương trình, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục Đất Nước Đứng Lên qua bài viết của tác giả Võ Ngọc Ánh với tựa đề: “Dừng Sùng Bái Hồ Chí Minh Để Mở Đường Cho Dân Việt Phát Triển” sẽ được Nguyên Khải trình bày sau đây.
Võ Ngọc Ánh
Hồ Chí Minh có thể một nhà chính trị giỏi, nhưng không phải là người có đạo đức, sống giản dị. Việc tung hô, sùng bái ông Hồ Chí Minh như hiện nay hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển của đất nước.
Tại quán cà phê ở quê nhà hơn ba năm trước, năm bạn trẻ ngồi bàn kế bên rôm rả chuyện học hành, việc làm, cua gái… đến tôn giáo. Một anh hùng hồn nói, “Tau không theo đạo nào cả giống như bác Hồ”. Anh khác thêm vào, “Tau cũng không có vợ như bác Hồ”.
Hình ảnh Hồ Chí Minh được đảng cộng sản và nhà nước tuyên truyền như một thánh nhân. Trong trường học, từ mầm non đến đại học, lớp nào cũng dạy sự sùng bái Hồ Chí Minh qua nhạc, truyện kể, thơ… Ngay cả khi rời trường còn phải học theo tấm gương đạo đức, tư tưởng của ông, không chạy đâu cho thoát.
Hồ Chí Minh là người có đạo đức?
Giáo sư Hoàng Chí Bảo, một “nhà Hồ Chí Minh học” đã ‘thuyết pháp’: Khi ông Hồ ở Paris có nhà buôn tìm đến nhờ viết thơ Đường lên các bình giả cổ. Thay vì làm đúng như đặt hàng, ông nhận tiền viết lên đó các khẩu hiệu tuyên truyền rồi bỏ trốn. Chỉ tội, nhà buôn kia phải khốn đốn với luật pháp.
Người yêu bác nói Hồ Chí Minh khôn, giỏi – vừa lấy được tiền, lại còn tuyên truyền thành công.
Còn với tôi, đây là sự bội tín, thói lưu manh, láu cá.
Khi đã ở trên đỉnh cao quyền lực kiểu làm bất chấp kia của Hồ Chí Minh vẫn không dừng lại.
Năm 1953, với bút danh “C.B”, Hồ Chí Minh chấp bút bài “Địa chủ ác ghê” để vu khống bà Nguyễn Thị Năm và giết bà sau đó. Bà Năm một địa chủ yêu nước đã bỏ không tiền của, công sức để giúp đỡ, nuôi dưỡng cộng sản.
Cũng năm 1953 cũng với bút danh “C.B” trên báo Nhân Dân, trong bài báo nhân dịp Chúa Giáng Sinh, Hồ Chí Minh bất chấp sự thật nói về gia đình Nazaret của Chúa Giê-su với lời lẽ áp đặt, sai sự thật để phục vụ cho mục đích chính trị.
Hồ Chí Minh có thể một nhà chính trị giỏi, nhưng không phải là người có đạo đức, sống giản dị. Việc tung hô, sùng bái ông Hồ Chí Minh như hiện nay hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển của đất nước.
Tại quán cà phê ở quê nhà hơn ba năm trước, năm bạn trẻ ngồi bàn kế bên rôm rả chuyện học hành, việc làm, cua gái… đến tôn giáo. Một anh hùng hồn nói, “Tau không theo đạo nào cả giống như bác Hồ”. Anh khác thêm vào, “Tau cũng không có vợ như bác Hồ”.
Hình ảnh Hồ Chí Minh được đảng cộng sản và nhà nước tuyên truyền như một thánh nhân. Trong trường học, từ mầm non đến đại học, lớp nào cũng dạy sự sùng bái Hồ Chí Minh qua nhạc, truyện kể, thơ… Ngay cả khi rời trường còn phải học theo tấm gương đạo đức, tư tưởng của ông, không chạy đâu cho thoát.
Hồ Chí Minh là người có đạo đức?
Giáo sư Hoàng Chí Bảo, một “nhà Hồ Chí Minh học” đã ‘thuyết pháp’: Khi ông Hồ ở Paris có nhà buôn tìm đến nhờ viết thơ Đường lên các bình giả cổ. Thay vì làm đúng như đặt hàng, ông nhận tiền viết lên đó các khẩu hiệu tuyên truyền rồi bỏ trốn. Chỉ tội, nhà buôn kia phải khốn đốn với luật pháp.
Người yêu bác nói Hồ Chí Minh khôn, giỏi – vừa lấy được tiền, lại còn tuyên truyền thành công.
Còn với tôi, đây là sự bội tín, thói lưu manh, láu cá.
Khi đã ở trên đỉnh cao quyền lực kiểu làm bất chấp kia của Hồ Chí Minh vẫn không dừng lại.
Năm 1953, với bút danh “C.B”, Hồ Chí Minh chấp bút bài “Địa chủ ác ghê” để vu khống bà Nguyễn Thị Năm và giết bà sau đó. Bà Năm một địa chủ yêu nước đã bỏ không tiền của, công sức để giúp đỡ, nuôi dưỡng cộng sản.
Cũng năm 1953 cũng với bút danh “C.B” trên báo Nhân Dân, trong bài báo nhân dịp Chúa Giáng Sinh, Hồ Chí Minh bất chấp sự thật nói về gia đình Nazaret của Chúa Giê-su với lời lẽ áp đặt, sai sự thật để phục vụ cho mục đích chính trị.
…
Nhà nước cộng sản do Hồ Chí Minh lập ra lấy việc ăn cướp ra căn dặn học sinh. Khẩu hiệu “Vì ích lợi 10 năm trồng cây. Vì ích lợi trăm năm trồng người”, treo tại nhiều trường học ở Việt Nam được trích dẫn là lời của Hồ Chí Minh.
Đây đích thực là hành động ăn cắp. Vì lời trên là của Quản Trọng, tể tướng nước Tề, sống vào khoảng 725-645 TCN. Nguyên văn, “Thập niên chi kế mạc như thụ mộc. Chung thân chi kế mạc như thụ nhơn”. Tạm dịch: “Kế 10 năm, chi bằng trồng cây. Kế trọn đời, chi bằng trồng người”.
Một con người như thế có thể gọi có đạo đức không?
Hồ Chí Minh là người giản dị?
Cuộc sống của Hồ Chí Minh luôn được tuyên truyền, “giản dị”. Tuy nhiên, sự giản dị của ông ta thì với nguyên thủ của nhiều quốc gia là sự xa xỉ. Khi có quyền lực trong tay Hồ Chí Minh sống và chết như một đế vương.
Việc duy trì khu lăng mộ ông tốn kém hơn bất kỳ vị vua nào trong lịch sử Việt Nam.
Hồ Chí Minh được tả sống trong một ngôi nhà sàn ‘đơn sơ’, trong một khu rừng rộng lớn ngay giữa lòng một thành phố đất ít người nhiều. Chỉ riêng thú vui nuôi cá của ông đã mất khoảng 3.000m2.
Hôm nay, lãnh đạo địa phương nào cũng muốn xây dựng khu lưu niệm cho ông với kinh phí lên đến hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng.
Cũng chính Hồ Chí Minh tự tô vẽ mình để trở thành huyền thoại qua tác phẩm “Vừa đi đường vừa kể chuyện” với bút danh T. Lan. Tác phẩm được xuất bản lần đầu vào năm 1948. Căn cứ theo lý lịch thì lúc đó Hồ Chí Minh mới khoảng 58 tuổi nhưng đã tự phụ xưng “Cha già dân tộc”.
Dừng sùng bái Hồ Chí Minh để dân tộc phát triển
Việc tung hô lãnh tụ xuất hiện từ cổ vũ bóng đá, ngoài đường phố, đến lễ hội… Việt Nam có quá ít điều để tự hào, quanh đi quẩn lại chỉ có Hồ Chí Minh.
Nhà nước cộng sản do Hồ Chí Minh lập ra lấy việc ăn cướp ra căn dặn học sinh. Khẩu hiệu “Vì ích lợi 10 năm trồng cây. Vì ích lợi trăm năm trồng người”, treo tại nhiều trường học ở Việt Nam được trích dẫn là lời của Hồ Chí Minh.
Đây đích thực là hành động ăn cắp. Vì lời trên là của Quản Trọng, tể tướng nước Tề, sống vào khoảng 725-645 TCN. Nguyên văn, “Thập niên chi kế mạc như thụ mộc. Chung thân chi kế mạc như thụ nhơn”. Tạm dịch: “Kế 10 năm, chi bằng trồng cây. Kế trọn đời, chi bằng trồng người”.
Một con người như thế có thể gọi có đạo đức không?
Hồ Chí Minh là người giản dị?
Cuộc sống của Hồ Chí Minh luôn được tuyên truyền, “giản dị”. Tuy nhiên, sự giản dị của ông ta thì với nguyên thủ của nhiều quốc gia là sự xa xỉ. Khi có quyền lực trong tay Hồ Chí Minh sống và chết như một đế vương.
Việc duy trì khu lăng mộ ông tốn kém hơn bất kỳ vị vua nào trong lịch sử Việt Nam.
Hồ Chí Minh được tả sống trong một ngôi nhà sàn ‘đơn sơ’, trong một khu rừng rộng lớn ngay giữa lòng một thành phố đất ít người nhiều. Chỉ riêng thú vui nuôi cá của ông đã mất khoảng 3.000m2.
Hôm nay, lãnh đạo địa phương nào cũng muốn xây dựng khu lưu niệm cho ông với kinh phí lên đến hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng.
Cũng chính Hồ Chí Minh tự tô vẽ mình để trở thành huyền thoại qua tác phẩm “Vừa đi đường vừa kể chuyện” với bút danh T. Lan. Tác phẩm được xuất bản lần đầu vào năm 1948. Căn cứ theo lý lịch thì lúc đó Hồ Chí Minh mới khoảng 58 tuổi nhưng đã tự phụ xưng “Cha già dân tộc”.
Dừng sùng bái Hồ Chí Minh để dân tộc phát triển
Việc tung hô lãnh tụ xuất hiện từ cổ vũ bóng đá, ngoài đường phố, đến lễ hội… Việt Nam có quá ít điều để tự hào, quanh đi quẩn lại chỉ có Hồ Chí Minh.
Ngay cả quân đội với trách nhiệm bảo vệ tổ quốc, cũng phải gán cho
cái danh “Bộ đội cụ Hồ”. Danh xưng này cho thấy ông như một vị vua cả
khi sống và sau khi chết.
Việc sùng bái lãnh tụ khiến dân Việt Nam ngày càng lùi lại phía sau với thế giới.
Bởi thế, người giàu có điều kiện, tài giỏi tìm đường để làm việc, định cư, học hành, chữa bệnh… ở các không tung hô lãnh tụ. Người ít khả năng thì tìm đường bán sức lao động với công việc chân tay.
Các nước dân chủ, văn minh ít có việc tung hô lãnh tụ nên họ cứ ngày một giàu lên, phúc lợi xã hội tốt, con người biết tôn trọng nhau, thu hút người giỏi đến sống, làm việc.
Còn Việt Nam, năm 2018, có gần 143 ngàn người Việt Nam đi xuất khẩu lao động tại các nước. Năm 2017, người Việt bỏ ra hơn 3 tỷ USD chỉ để mua nhà tại Mỹ.
Nhìn những con số bất kỳ ai có trăn trở không khỏi xót xa.
Nước nào có lãnh tụ vĩ đại người dân sẽ bần cùng là đây.
Hồ Chí Minh là một người cộng sản, thủ phạm đầu nguồn của mọi khổ đau cho dân tộc Việt Nam
Việc Hồ Chí Minh chọn chủ nghĩa cộng sản đã kéo theo nhiều hệ lụy cho Việt Nam. Hàng triệu người chết và hàng triệu đồng bào phải bỏ nước ra đi và hàng gia đình ly tán. Người Việt tiếp tục bị chia rẽ cũng bởi con người đã chết không được chôn này. Tuy nhiên đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục cổ vũ việc sùng bái ông Hồ chỉ để tiếp tục cai trị. Đã đến lúc người người Việt phải thoát khỏi sự sùng bái Hồ Chí Minh, mở đường cho đất nước học hỏi, tiếp nhận để phát triển.
(Bài viết chỉ dựa trên sử liệu chính thống của nhà cầm quyền cộng sản.)
05.03.2019
Việc sùng bái lãnh tụ khiến dân Việt Nam ngày càng lùi lại phía sau với thế giới.
Bởi thế, người giàu có điều kiện, tài giỏi tìm đường để làm việc, định cư, học hành, chữa bệnh… ở các không tung hô lãnh tụ. Người ít khả năng thì tìm đường bán sức lao động với công việc chân tay.
Các nước dân chủ, văn minh ít có việc tung hô lãnh tụ nên họ cứ ngày một giàu lên, phúc lợi xã hội tốt, con người biết tôn trọng nhau, thu hút người giỏi đến sống, làm việc.
Còn Việt Nam, năm 2018, có gần 143 ngàn người Việt Nam đi xuất khẩu lao động tại các nước. Năm 2017, người Việt bỏ ra hơn 3 tỷ USD chỉ để mua nhà tại Mỹ.
Nhìn những con số bất kỳ ai có trăn trở không khỏi xót xa.
Nước nào có lãnh tụ vĩ đại người dân sẽ bần cùng là đây.
Hồ Chí Minh là một người cộng sản, thủ phạm đầu nguồn của mọi khổ đau cho dân tộc Việt Nam
Việc Hồ Chí Minh chọn chủ nghĩa cộng sản đã kéo theo nhiều hệ lụy cho Việt Nam. Hàng triệu người chết và hàng triệu đồng bào phải bỏ nước ra đi và hàng gia đình ly tán. Người Việt tiếp tục bị chia rẽ cũng bởi con người đã chết không được chôn này. Tuy nhiên đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục cổ vũ việc sùng bái ông Hồ chỉ để tiếp tục cai trị. Đã đến lúc người người Việt phải thoát khỏi sự sùng bái Hồ Chí Minh, mở đường cho đất nước học hỏi, tiếp nhận để phát triển.
(Bài viết chỉ dựa trên sử liệu chính thống của nhà cầm quyền cộng sản.)
05.03.2019
Võ Ngọc Ánh
No comments:
Post a Comment