Chế độ cs hung ác tàn bạo là chế độ sản sinh ra các đồ
tể nổi tiếng khát máu có một không hai trên thế giới vì tội
diệt chủng hàng loạt. Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi
xin gửi đến quý thính giả đài ĐLSN bài viết có tựa đề: “Ai giết người
nhiều hơn?” của Nguyễn Hưng Quốc sẽ được Hoàng Ân trình bày để tiếp
nối chương trình tối hôm nay.
Nguyễn Hưng Quốc
Dù tính theo cách nào thì hầu hết các học giả đều thừa nhận: chiến tranh giết người ít hơn độc tài.
R.J. Rummel có một bài viết mang nhan đề rất rõ ràng và tiêu biểu: “Chiến tranh không phải là tên sát thủ lớn nhất thế kỷ này” (War isn’t this century’s biggest killer”), xuất bản lần đầu trên tờ The Wall Street Journal vào ngày 7 tháng 7 năm 1986. “Thế kỷ này” mà ông nói chính là thế kỷ 20 vừa qua. Theo ông, trong thế kỷ 20, tổng số tử vong do chiến tranh là 35 triệu người, trong đó có 29 triệu bị giết trong hai cuộc chiến tranh thế giới và gần 6 triệu trong các cuộc nội chiến. Ngược lại số người bị các chính phủ giết chết dưới những hình thức khác nhau là trên 119 triệu.
R.J. Rummel có một bài viết mang nhan đề rất rõ ràng và tiêu biểu: “Chiến tranh không phải là tên sát thủ lớn nhất thế kỷ này” (War isn’t this century’s biggest killer”), xuất bản lần đầu trên tờ The Wall Street Journal vào ngày 7 tháng 7 năm 1986. “Thế kỷ này” mà ông nói chính là thế kỷ 20 vừa qua. Theo ông, trong thế kỷ 20, tổng số tử vong do chiến tranh là 35 triệu người, trong đó có 29 triệu bị giết trong hai cuộc chiến tranh thế giới và gần 6 triệu trong các cuộc nội chiến. Ngược lại số người bị các chính phủ giết chết dưới những hình thức khác nhau là trên 119 triệu.
Rummel phân biệt ba loại chính phủ: Chính phủ độc tài cộng sản giết chết 115 triệu; chính phủ độc tài không phải cộng sản giết chết 20 triệu; chính phủ hơi có phần tự do giết chết 3 triệu và các chính phủ tự do (bao gồm các quốc gia Tây phương thời đế quốc) giết chết khoảng trên 800 ngàn.
Như vậy, tên sát thủ lớn nhất trong thế kỷ 20 vừa qua chính là các chế độ độc tài. Trong các chế độ độc tài ấy, các chế độ cộng sản đứng đầu. Theo Rummel, trong bài “Cộng sản giết hại bao nhiêu người?” (How many did Communist regimes murder?), các chế độ cộng sản giết chết khoảng 110 triệu người, tức gần hai phần ba tổng số người bị chết bởi chính phủ hoặc các lực lượng du kích từ năm 1900 đến 1997.
Trong các chế độ cộng sản, đứng đầu danh sách sát thủ là Liên Xô với khoảng gần 61 triệu người bị giết chết, trong đó, riêng Stalin chịu trách nhiệm về cái chết của gần 43 triệu người. Nhà nghiên cứu về nạn diệt chủng nổi tiếng Richard Rubenstein nhận định: “Không có chính phủ nào trong lịch sử đưa ra nhiều sáng kiến để tiêu diệt công dân của họ như là chế độ Xô Viết”. Rummel gọi chế độ Xô Viết là tên đệ nhất siêu sát thủ (the greatest megamurderer) trên thế giới.
Còn số người bị giết chết, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp dưới tay Mao Trạch Đông là bao nhiêu?
Theo Jean-Louis Margolin, trong bài “Mao’s China: The Worst Non-genocidal Regime?”, số người chết do các chính sách độc tài và tàn bạo của Mao Trạch Đông là vào khoảng từ 44 đến 72 triệu người. Cũng theo Margolin, khác với ý kiến của các học giả dẫn trên, về phương diện giết người hàng loạt, Mao còn tàn
bạo hơn cả Stalin và Hitler!
Riêng tại Campuchia, trong số khoảng ba triệu ba trăm ngàn người Khmer bị giết chết từ 1970 đến 1980, chỉ có khoảng một triệu là chết vì chiến tranh, còn hơn hai triệu là bị Pol Pot giết chết.
Nhà cầm quyền Việt Nam không đến nổi tàn bạo như Stalin, Mao Trạch Đông hay Pol Pot. Nhưng nhiều sai lầm gây khốc hại cũng đã từng diễn ra. Việc điều tra để có những số liệu cụ thể về những người đã bị giết chết trong các đợt cải cách ruộng đất vào nửa đầu thập niên 1950, trong các đợt khủng bố dưới danh nghĩa “diệt tề”, “diệt nguỵ” kéo dài từ kháng chiến chống Pháp đến chiến tranh Nam Bắc thời kỳ 1954-75, trong biến cố Mậu Thân ở Huế năm 1968, cũng như trong các trại cải tạo rải rác từ Nam chí Bắc sau năm 1975, v.v… là một thử thách lớn, cực lớn, dành cho giới nghiên cứu lịch sử Việt Nam.
No comments:
Post a Comment