Có hai sự kiện vừa diễn ra trong tháng Ba 2019, liên quan đến
tình trạng nhân quyền tồi tệ ở VN. Mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi
bài Quan Điểm của LLCQ với tựa đề: “Mặt Trận Nhân Quyền Ở Việt Nam!” sẽ được Hải Nguyên trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
LLCQ
Thưa quí thinh giả,
Trên mặt bang giao quốc tế, VN đã tham gia ký kết nhiều văn kiện, đặc biệt trong lãnh vực nhân quyền. Họ đã phê chuẩn nhiều công ước, đặc biệt Công Ước về các Quyền Dân Sự và Chính Trị từ năm 1982. Rồi VN đã trở thành thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, nhưng phê chuẩn hay ký kết là một chuyện, còn thực hiện các điều ký kết ấy lại là một việc khác.
Ở Miền Nam Việt Nam trước 1975, học sinh trung học đã được dạy về nhân quyền, nên hầu như ai cũng biết ngày 10 tháng 12 hàng năm là kỷ niệm bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ra đời năm 1948. Thế nhưng tại sao hiện nay ở Việt Nam, có thể nói rằng vấn đề nhân quyền vẫn còn như một món hàng xa xỉ, một điều xa lạ viển vông, một khát vọng không biết đến khi nào người dân mới được hưởng? Câu trả lời cho thắc mắc này
cũng thật đơn giản, đó là vì trong thể chế độc tài CS thì không hề có khái niệm nhân quyền. Đây là một mặc định không cần phải lý giải dài dòng, vì nó đã, đang và sẽ tiếp tục áp đặt trên toàn xã hội VN một khi chế độ này còn tôn tại.
Từ khoảng 20 năm trở lại đây, nhiều cá nhân và tổ chức ở VN đã tìm cách phổ biến tài liệu về nhân quyền, nhưng thay vì tán dương và cổ võ cho việc làm hữu ích này, thì nhà nước CSVN đã qui chụp cho những cá nhân và tổ chức ấy những tội danh rất độc địa, để rồi họ phải lãnh những bản án tù nặng nề.
Trở lại với hai sự kiện vừa diễn ra trong tháng Ba này, thứ nhất là cuộc đối thoại về nhân quyền VN lần thứ 8 tại Brusells, vương quốc Bỉ, giữa Liên Minh Châu Âu (EU) và Việt Nam vào ngày 4 tháng 3 vừa qua. Sự kiện thứ hai là việc thẩm định thực thi Công Ước về các Quyền Dân Sự và Chính Trị tại Việt Nam, gọi tắt là ICCPR, tại Geneve, Thụy Sĩ trong hai ngày 11,12 tháng 3, 2019.
Trong cuộc đối thoại lần thứ 8 giữa Liên Âu và VN như nêu trên, phía Liên Âu đã ràng buộc vấn đề thực thi nhân quyền như một điều kiện, để Hiệp Ước Tự Do Mậu Dịch EU-Việt Nam được phê chuẩn. Vì trong Hiệp Ước này có một chương đòi thực thi nhân quyền mang tính ràng buộc, vì vậy nếu phía VN không đáp ứng thì Nghị Viên Châu Âu sẽ không phê chuẩn.
Sau cuộc đối thoại lần 8 nói trên, bà Maya Kocijancic, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Liên Âu về Chính Sách An Ninh, trả lời cho phóng viên Ỷ Lan của Đài Á Châu Tự Do, bà đã nhận xét về NQ ở VN như sau: “Chúng tôi nhận thấy một số phát triển tiêu cực về tự do ngôn luận, trên cả hai bình diện trực tuyến và ngoài luồng, tự do hội họp, lập hội, tự do báo chí, và tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Sự phát triển này rất đáng lo ngại. Ví dụ, một số luật mới thông qua tại Việt Nam làm cản trở việc hành xử các quyền tự do cơ bản. Có những báo cáo cho biết các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền bị hăm doạ, tra tấn, bị kết
án rất nặng chỉ vì họ sử dụng quyền tự do ngôn luận. Chúng tôi đã nêu bật các sự kiện này rất rõ ràng. Chúng tôi yêu sách trả tự do cho những nạn nhân này, chúng tôi đòi hỏi việc tiếp cận luật sư bào chữa, hay thân nhân được phép thăm nuôi là tối ư quan trọng. Chúng tôi cho Phái đoàn Việt Nam biết rằng chúng tôi trông chờ họ hành động, giải quyết ngay trên lãnh thổ Việt Nam”. (hết trích)
Còn việc thẩm định thực thi Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà VN đã ký từ năm 1982, lẽ ra cứ 2 năm họ phải báo cáo một lần cho Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, nhưng trong 37 năm kể từ khi phê chuấn, đây là lần báo cáo thứ ba. Lần thứ nhất vào năm 1989 và lần thứ hai vào năm 2002. Như thế VN đã không hoàn thành nghĩa vụ khi ký kết!
Thông tin từ Geneve cho biết phái đoàn Việt Nam đến phúc trình tại khóa họp lần thứ 125 của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc trong hai ngày 11 và 12 tháng 3 này, gồm có 24 người thuộc nhiều bộ ngành, do Ông Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ Trưởng Bộ Tư Pháp dẫn đầu, cùng một bản phúc trình dài 37 trang giấy A4 được post trên trang chủ của cơ quan Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Căn cứ vào bản phúc trình của phía Hà Nội, cho thấy họ đã phủ nhận mọi bằng chứng hiển nhiên về các vi phạm nhân quyền rất nghiêm trọng, từ hành vi bạo lực, đàn áp xã hội dân sự, bắt bớ tùy tiện, đánh đập dã man, ép cung nhận tôi và kết án nặng nề những ai lên tiếng đòi hỏi các quyền được bảo đảm theo Công Ước Quốc tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị. Cụ thể là từ tháng Giêng năm 2017 đến tháng 2 năm 2018, đã có 117 người hoạt động dân sự, gồm 23 phụ nữ, bị kết án từ 13 đến 20 năm tù. Chưa kể hơn 200 người bị đánh chết ở các đồn công an trong mấy năm qua, mà các tổ chức theo dõi nhân quyền đã thu thập được bằng chứng.
Tóm lại nhà cầm quyền CSVN vẫn tiếp tục gian dối về những vi phạm nhân quyền tại VN. Họ ngang nhiên cho rằng ở VN chỉ có người phạm pháp chứ không có ai gọi là tù nhân lương tâm. Họ dùng lý do an ninh quốc gia làm khiên thuẫn che chắn cho những vụ đàn áp những người bất đồng chính kiến, bịt miệng những người có tiếng nói khác với họ.
Do đó, nếu chúng ta muốn có các quyền căn bản của một con người như đã minh định trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và các Công Ước Quốc Tế , thì phải nỗ lực tranh đấu dành lấy quyền ấy cho mình. Cuộc tranh đấu cho quyền con người là một mặt trận giữa tự do và độc tài CS. CS sẽ không bao giờ tự ý từ bỏ quyền lực, nên chỉ còn một cách là đẩy chúng ra khỏi vị trí độc tôn lãnh đạo mà thôi.
Cám ơn quí thinh giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.
Trên mặt bang giao quốc tế, VN đã tham gia ký kết nhiều văn kiện, đặc biệt trong lãnh vực nhân quyền. Họ đã phê chuẩn nhiều công ước, đặc biệt Công Ước về các Quyền Dân Sự và Chính Trị từ năm 1982. Rồi VN đã trở thành thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, nhưng phê chuẩn hay ký kết là một chuyện, còn thực hiện các điều ký kết ấy lại là một việc khác.
Ở Miền Nam Việt Nam trước 1975, học sinh trung học đã được dạy về nhân quyền, nên hầu như ai cũng biết ngày 10 tháng 12 hàng năm là kỷ niệm bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ra đời năm 1948. Thế nhưng tại sao hiện nay ở Việt Nam, có thể nói rằng vấn đề nhân quyền vẫn còn như một món hàng xa xỉ, một điều xa lạ viển vông, một khát vọng không biết đến khi nào người dân mới được hưởng? Câu trả lời cho thắc mắc này
cũng thật đơn giản, đó là vì trong thể chế độc tài CS thì không hề có khái niệm nhân quyền. Đây là một mặc định không cần phải lý giải dài dòng, vì nó đã, đang và sẽ tiếp tục áp đặt trên toàn xã hội VN một khi chế độ này còn tôn tại.
Từ khoảng 20 năm trở lại đây, nhiều cá nhân và tổ chức ở VN đã tìm cách phổ biến tài liệu về nhân quyền, nhưng thay vì tán dương và cổ võ cho việc làm hữu ích này, thì nhà nước CSVN đã qui chụp cho những cá nhân và tổ chức ấy những tội danh rất độc địa, để rồi họ phải lãnh những bản án tù nặng nề.
Trở lại với hai sự kiện vừa diễn ra trong tháng Ba này, thứ nhất là cuộc đối thoại về nhân quyền VN lần thứ 8 tại Brusells, vương quốc Bỉ, giữa Liên Minh Châu Âu (EU) và Việt Nam vào ngày 4 tháng 3 vừa qua. Sự kiện thứ hai là việc thẩm định thực thi Công Ước về các Quyền Dân Sự và Chính Trị tại Việt Nam, gọi tắt là ICCPR, tại Geneve, Thụy Sĩ trong hai ngày 11,12 tháng 3, 2019.
Trong cuộc đối thoại lần thứ 8 giữa Liên Âu và VN như nêu trên, phía Liên Âu đã ràng buộc vấn đề thực thi nhân quyền như một điều kiện, để Hiệp Ước Tự Do Mậu Dịch EU-Việt Nam được phê chuẩn. Vì trong Hiệp Ước này có một chương đòi thực thi nhân quyền mang tính ràng buộc, vì vậy nếu phía VN không đáp ứng thì Nghị Viên Châu Âu sẽ không phê chuẩn.
Sau cuộc đối thoại lần 8 nói trên, bà Maya Kocijancic, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Liên Âu về Chính Sách An Ninh, trả lời cho phóng viên Ỷ Lan của Đài Á Châu Tự Do, bà đã nhận xét về NQ ở VN như sau: “Chúng tôi nhận thấy một số phát triển tiêu cực về tự do ngôn luận, trên cả hai bình diện trực tuyến và ngoài luồng, tự do hội họp, lập hội, tự do báo chí, và tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Sự phát triển này rất đáng lo ngại. Ví dụ, một số luật mới thông qua tại Việt Nam làm cản trở việc hành xử các quyền tự do cơ bản. Có những báo cáo cho biết các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền bị hăm doạ, tra tấn, bị kết
án rất nặng chỉ vì họ sử dụng quyền tự do ngôn luận. Chúng tôi đã nêu bật các sự kiện này rất rõ ràng. Chúng tôi yêu sách trả tự do cho những nạn nhân này, chúng tôi đòi hỏi việc tiếp cận luật sư bào chữa, hay thân nhân được phép thăm nuôi là tối ư quan trọng. Chúng tôi cho Phái đoàn Việt Nam biết rằng chúng tôi trông chờ họ hành động, giải quyết ngay trên lãnh thổ Việt Nam”. (hết trích)
Còn việc thẩm định thực thi Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà VN đã ký từ năm 1982, lẽ ra cứ 2 năm họ phải báo cáo một lần cho Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, nhưng trong 37 năm kể từ khi phê chuấn, đây là lần báo cáo thứ ba. Lần thứ nhất vào năm 1989 và lần thứ hai vào năm 2002. Như thế VN đã không hoàn thành nghĩa vụ khi ký kết!
Thông tin từ Geneve cho biết phái đoàn Việt Nam đến phúc trình tại khóa họp lần thứ 125 của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc trong hai ngày 11 và 12 tháng 3 này, gồm có 24 người thuộc nhiều bộ ngành, do Ông Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ Trưởng Bộ Tư Pháp dẫn đầu, cùng một bản phúc trình dài 37 trang giấy A4 được post trên trang chủ của cơ quan Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Căn cứ vào bản phúc trình của phía Hà Nội, cho thấy họ đã phủ nhận mọi bằng chứng hiển nhiên về các vi phạm nhân quyền rất nghiêm trọng, từ hành vi bạo lực, đàn áp xã hội dân sự, bắt bớ tùy tiện, đánh đập dã man, ép cung nhận tôi và kết án nặng nề những ai lên tiếng đòi hỏi các quyền được bảo đảm theo Công Ước Quốc tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị. Cụ thể là từ tháng Giêng năm 2017 đến tháng 2 năm 2018, đã có 117 người hoạt động dân sự, gồm 23 phụ nữ, bị kết án từ 13 đến 20 năm tù. Chưa kể hơn 200 người bị đánh chết ở các đồn công an trong mấy năm qua, mà các tổ chức theo dõi nhân quyền đã thu thập được bằng chứng.
Tóm lại nhà cầm quyền CSVN vẫn tiếp tục gian dối về những vi phạm nhân quyền tại VN. Họ ngang nhiên cho rằng ở VN chỉ có người phạm pháp chứ không có ai gọi là tù nhân lương tâm. Họ dùng lý do an ninh quốc gia làm khiên thuẫn che chắn cho những vụ đàn áp những người bất đồng chính kiến, bịt miệng những người có tiếng nói khác với họ.
Do đó, nếu chúng ta muốn có các quyền căn bản của một con người như đã minh định trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và các Công Ước Quốc Tế , thì phải nỗ lực tranh đấu dành lấy quyền ấy cho mình. Cuộc tranh đấu cho quyền con người là một mặt trận giữa tự do và độc tài CS. CS sẽ không bao giờ tự ý từ bỏ quyền lực, nên chỉ còn một cách là đẩy chúng ra khỏi vị trí độc tôn lãnh đạo mà thôi.
Cám ơn quí thinh giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.
No comments:
Post a Comment