Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Minh Nguyệt&Hướng Dương trình bày sau đây.
CSVN Ngăn Cấm Tổ Chức “Đại Lễ Kỷ Niệm Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ Vắng Mặt”
Ngày 25/2 âm lịch hàng năm, là ngày Giáo Hội Phật giáo Hòa Hảo cử hành Đại lễ kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ vắng mặt. Cho dù nhà cầm quyền dùng đủ mọi thủ đoạn khắc nghiệt nhất để đàn áp tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, hàng năm, Giáo Hội vẫn chủ trương cử hành Đại lễ kỷ niệm này. Năm nay, ngày Đại lễ chính là ngày hôm nay, thứ bảy 30/3 dương lịch.
Để ngăn chặn việc cử hành Đại lễ, ngay từ thứ năm 28/3, công an An Giang bắt đầu theo dõi các Trị sự viên các cấp của Giáo Hội, và từ 6 giờ chiều thứ năm công an các loại đóng chốt chặn tất cả những nẻo đường dẫn đến địa điểm hành lễ chính của Giáo Hội tại xã Long Giang, huyện Chợ Mới. Họ không cho xe qua lại đoạn đường trước trụ sở, nơi đặt lễ đài, và các bến phà đều bị kiểm soát thật chặt chẽ, họ ngăn chặn không cho người địa phương khác đến.
Trước đó, vào ngày 26 và 27/3, công an tại các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp mời nhiều chức sắc của Giáo Hội đến trụ sở công an tại địa phương để thẩm vấn và thông báo cấm họ không cho ông đi dự Đại lễ ở An Giang, và cấm không được treo cờ Giáo hội cũng như băng rôn nói về ngày Đại lễ ở tại nhà của họ.
Ngày 25/2 âm lịch hàng năm, là ngày Giáo Hội Phật giáo Hòa Hảo cử hành Đại lễ kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ vắng mặt. Cho dù nhà cầm quyền dùng đủ mọi thủ đoạn khắc nghiệt nhất để đàn áp tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, hàng năm, Giáo Hội vẫn chủ trương cử hành Đại lễ kỷ niệm này. Năm nay, ngày Đại lễ chính là ngày hôm nay, thứ bảy 30/3 dương lịch.
Để ngăn chặn việc cử hành Đại lễ, ngay từ thứ năm 28/3, công an An Giang bắt đầu theo dõi các Trị sự viên các cấp của Giáo Hội, và từ 6 giờ chiều thứ năm công an các loại đóng chốt chặn tất cả những nẻo đường dẫn đến địa điểm hành lễ chính của Giáo Hội tại xã Long Giang, huyện Chợ Mới. Họ không cho xe qua lại đoạn đường trước trụ sở, nơi đặt lễ đài, và các bến phà đều bị kiểm soát thật chặt chẽ, họ ngăn chặn không cho người địa phương khác đến.
Trước đó, vào ngày 26 và 27/3, công an tại các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp mời nhiều chức sắc của Giáo Hội đến trụ sở công an tại địa phương để thẩm vấn và thông báo cấm họ không cho ông đi dự Đại lễ ở An Giang, và cấm không được treo cờ Giáo hội cũng như băng rôn nói về ngày Đại lễ ở tại nhà của họ.
Liên Minh Âu Châu Sẽ Gửi Thư Cho Thái Lan Về Vụ Trương Duy Nhất – Bạch Hồng Quyền
Hôm qua, thứ Sáu, 29/03, 12 Nghị sĩ Quốc Hội EU đã bàn về việc gửi thư cho chính quyền Thái Lan bày tỏ quan ngại sâu sắc trước sự việc mà họ tin rằng Thái Lan đã cộng tác với Việt Nam để cưỡng bức ông Trương Duy Nhất hồi hương, đồng thời đòi hỏi Thái Lan phải có câu trả lời ngay lập tức về vai trò của nước này trong sự kiện mà họ gọi là ‘một vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng’. Thư cũng bày tỏ quan ngại về tình trạng nguy hiểm của Bạch Hồng Quyền đang phải lẩn trốn sau khi cảnh sát Thái đến nhà, vì liên đới đến Trương Duy Nhất cũng như có khả năng cung cấp thông tin về ‘vụ bắt cóc’. Các Nghị sĩ tin rằng Bạch Hồng Quyền không phải là người hoạt động duy nhất đang gặp rủi ro vì bởi liên đới đến vụ bắt cóc. Họ cũng đòi hỏi chính phủ Thái Lan tôn trọng luật quốc tế, bao gồm nguyên tắc không gửi trả những người tị nạn về nước của họ, và phải bảo đảm sự an toàn của Bạch Hồng Quyền cùng gia đình anh ta và cả những người tị nạn khác.
Liên Hiệp Quốc Chỉ Trích Thành Tích Tệ Hại Về Nhân Quyền Của Việt Nam
Thứ năm 28/3, Ủy ban chuyên trách theo dõi vấn đề nhân quyền của Liên Hiệp Quốc kêu gọi Việt Nam chấm dứt biện pháp bỏ tù những nhà hoạt động, nhà báo vì lên tiếng chỉ trích các chính sách của nhà nước. Ủy ban này cũng bày tỏ quan ngại về số lượng lớn các án tử hình và hành quyết áp dụng đối với những tội nhẹ hơn sau những phiên xử đầy sai phạm, và về tình trạng đàn áp những nhà bảo vệ nhân quyền ngày càng gia tăng.
Việt Nam vẫn giữ bí mật về số lượng và danh tính những tử tù; điều này hàm nghĩa những nhà bất đồng chính kiến có thể là đối tượng bị kết án tử hình mà không theo đúng qui trình pháp lý. Một thành viên của Ủy ban dẫn nguồn từ các báo cáo công khai rằng có 85 người bị xử tử vào năm ngoái tại Việt Nam.
Việt Nam Sắp Được Mua Thiết Bị Quân Sự Của Mỹ
Thứ năm 27/3, ông Yeong Tae Pak, Giám đốc marketing mảng thiết bị quốc phòng của Boeing ở Đông Nam Á, cho biết: Bộ Quốc phòng Mỹ đang hỗ trợ việc bán cho Cảnh sát biển Việt Nam những máy bay không người lái ScanEagle, dài 1,5m và sải cánh 3m, có thể hoạt động 24 tiếng trên độ cao 4.572m, được thiết kế để trinh sát và do thám mặt đất và trên biển từ trên không.
Đây sẽ là lần đầu tiên Việt Nam mua thiết bị quân sự đáng chú ý nhất của Mỹ kể từ khi lệnh cấm vận vũ khí được Cựu Tổng thống Barack Obama tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn vào tháng 5/2016 khi ông tới Hà Nội.
Việt Nam Bắt Khẩn Cấp Nghi Phạm Trung Quốc Cầm Đầu ‘Tập Đoàn’ Ma Túy Xuyên Quốc Gia
Chiều hôm qua, 29/3, thiếu tướng Phạm Văn Các, Cục trưởng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy – C04, cho biết: Bộ Công an Việt Nam vừa ra lệnh bắt giữ 7 nghi phạm với 1,1 tấn ma túy đá, và bắt khẩn cấp ông Wu He Shan, còn gọi là Ngô Hà Sơn, 57 tuổi, quê quán ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, là nghi phạm cầm đầu “tập đoàn” đưa ma túy từ Tam Giác Vàng về Việt Nam rồi xuất ra các nước khác.
Trước đó, vào ngày 20/3, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đã bắt quả tang các đàn em của Wu He Shan khi giao nhận 300 kg ma túy đá tại quận Bình Tân. Theo kế hoạch, lô ma túy này sẽ được giao đến công ty cho Huang Zai Wen, với giá hơn 100 tỷ đồng. Nguồn hàng sau đó sẽ được nguỵ trang trong các bao tải hạt nhựa, đóng vào container để xuất tiếp sang Đài Loan.
Thống kê cho thấy ma tuý từ Tam Giác Vàng chuyển vào Việt Nam có 20% được tiêu thụ trong nước, 80% là chuyển ra nước ngoài.
‘Đối Tác Chiến Lược Việt – Đức’ Có Nguy Cơ Sụp Đổ
Chiều 25/3 vừa qua, Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức Peter Altmaier đã gặp thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ ở Hà Nội. Đây là một cuộc gặp gỡ quan trọng liên quan đến tương quan giữa Đức và Việt Nam đang gặp nhiều khủng hoảng kể từ khi xảy ra chuyện bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ năm 2017. Thế mà không một cơ quan ngôn luận nào trong nước đưa tin, trong lúc họ vẫn đưa tin “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc” mà tầm quan trọng vốn kém xa cuộc gặp giữa ông Altmaier và ông Nguyễn Xuân Phúc. Phía Đức cho biết họ cử Bộ trưởng Altmaier đến Việt Nam chỉ để truyền đạt thông điệp của Đức là họ chẳng nhận được phản hồi tích cực nào từ phía Việt Nam như những hứa hẹn nhiều lần của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh về việc trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức, và về việc cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.
Sự im lặng hoàn toàn của báo chí cho thấy hy vọng Hiệp định thương mại tự do giữa châu Âu – Việt Nam được ký kết đã tắt ngấm, đồng thời cho thấy rõ thói hành xử ‘ăn không được thì đạp đổ’ của giới quan chức cao cấp của Việt Nam.
Mỹ Gây ‘Áp Lực Tối Đa’ Lên Venezuela
Thứ sáu 29/3, tại Singapore, Bà Sigal Mandelker, Thứ trưởng Tài chính phụ trách các vấn đề khủng bố và tình báo tài chính, một nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ phụ trách về các biện pháp trừng phạt, cho biết: Hoa Kỳ đang gây “áp lực tối đa” lên chính phủ Venezuela của Tổng thống Nicolas Maduro. Hoa Kỳ cũng đã yêu cầu các công ty nước ngoài giảm giao dịch dầu mỏ với Venezuela.
No comments:
Post a Comment