Kính thưa quý thính giả, sau gần 1000 năm Bắc thuộc, một vì vua có
công diệt trừ nội gian, phá Tống bình Chiêm để nước Việt được thanh bình
thạnh trị. Ngài là một trong những vị vua oai hùng được các tướng lãnh
và sứ giả nhà Tống kính phục. Qua chuyên mục Danh Nhân Nước Việt tuần
này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Tài Đức Vua Lê Đại Hành”
của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh để kết thúc chương trình phát
thanh tối hôm nay.
Việt Thái
Lê Đại Hành tên húy là Lê Hoàn, sinh năm 941, trong một gia đình nghèo khó. Cha là Lê Mịch, mẹ họ Đặng. Cha mẹ mất sớm, ông được viên quan họ Lê nhận làm con nuôi. Lê Hoàn có sức lực phi thường, có chí tự lập nên tự rèn luyện bản thân và được xem là một người văn võ song toàn.
Lê Hoàn là một trong những hào kiệt kéo về Hoa Lư đầu nhập dưới trướng tướng quân Đinh Bộ Lĩnh để dẹp loạn 12 sứ quân. Ông theo Đinh Bộ Lĩnh hàng chục năm, và trở nên nổi bật trong hàng ngũ tướng lãnh về tài thao lược và lòng dũng cảm vô song.
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Năm 971, vua Đinh Tiên Hoàng bắt đầu quy định cấp bậc văn võ cùng các cấp tăng đạo. Nhà vua phong Nguyễn Bặc chức Định quốc công, Lưu Cơ làm Đô hộ phủ sĩ sư và Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân. Với chức Thập đạo tướng quân, ông chỉ huy toàn quân, được xem là vị tướng có lòng nhân ái, được quân sĩ kính mến.
Tháng 10 năm 979, Đỗ Thích giết vua Đinh Tiên Hoàng. Đinh quốc công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền cùng Lê Hoàn đưa Vệ vương Đinh Toàn lên ngôi Hoàng đế, tôn vua Đinh là Tiên Hoàng đế và tôn Dương Thị làm Hoàng thái hậu.
Vệ vương Đinh Toàn lên ngôi khi mới 6 tuổi nên tôn Lê Hoàn làm nhiếp chính. Định quốc công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền, Phạm Hạp vì nghi ngờ Lê Hoàn làm điều bất lợi cho Vệ vương, bèn dấy binh, chia hai đường thủy bộ, tiến về kinh đô định giết Lê Hoàn. Lê Hoàn xuất quân giết Đinh Điền, bắt giam Nguyễn Bặc và Phạm Hạp.
Khi ấy triều đình nhà Tống bên Tàu đang trong thời kỳ hùng mạnh nhất châu Á, thấy vua Đinh Toàn còn nhỏ mới lên ngôi, nên tìm cớ để xâm chiếm Đại Cồ Việt.
Tháng 7 năm 980, nhà Tống giao cho Hầu Nhân Bảo làm Giao Châu chuyển vận sứ, cùng nhiều tướng lãnh họp quân cả bốn hướng, chuẩn bị sang xâm chiếm nước Nam.
Nghe hung tin, Dương Thái hậu giao cho Lê Hoàn tập hợp quân tướng chống trả. Lê Hoàn chọn Phạm Cự Lượng làm đại tướng quân. Khi triều đình đang bàn kế hoạch xuất quân, Phạm Cự Lượng cùng các tướng quân khác đi thẳng vào triều, đề nghị tôn Lê Hoàn lên làm vua và được nhiều quan lại chấp thuận. Dương Thái Hậu thấy mọi người đều quy phục liền sai người đi lấy áo long bào khoác lên người Lê Hoàn và mời ông lên ngôi. Lê Hoàn xưng là Lê Đại Hành, tức triều đại Tiền Lê, và đổi niên hiệu là Thiên Phúc.
Tháng 8 năm 980, vua Tống xuống chiếu xâm lược Đại Cồ Việt, xử dụng 6 lộ binh mã từ Ung Châu tiến sang đất Việt. Tháng 12, năm 980, quân Tống đánh bại đạo quân hơn một vạn quân Đại Cồ Việt.
Mùa xuân, tháng 2 năm 981, vua Lê Đại Hành đích thân xuất chiến, sai quân sĩ đóng cọc ngăn sông Chi Lăng. Mùa hạ năm 981, quân Đại Cồ Việt đánh bại cánh thủy binh Tàu trên sông Bạch Đằng, chém được tướng giặc Hầu Nhân Bảo. Thừa thắng xông lên, quân Việt tổng phản công khắp nơi, bắt sống hai đại tướng Quách Quân Biện và Triệu Phụng Huân đưa về Hoa Lư. Nhận được tin chiến bại, vua Tống ra lệnh rút quân.
Năm 982, Ngô Tử Canh và Từ Mục đi sứ Chiêm Thành bị vua Chiêm bắt giữ. Lê Đại Hành tức giận, sai đóng chiến thuyền và thân chinh đi đánh Chiêm Thành. Chiêm Thành thua to, Bê Mi Thuế bị chém tại trận, quân Đại Cồ Việt san bằng một số thành trì rồi trở về nước.
Vua Lê Đại Hành trị vì được 29 năm, thọ 65 tuổi, băng hà ở điện Trường Xuân. Tại nhiều tỉnh miền Bắc đều có đền thờ vị vua văn võ song toàn này.
Lý do là ngoài những chiến công đánh đuổi giặc ngoại xâm, trong những năm trị vị Đại Cồ Việt, vua Lê Đại Hành đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp để chấn hưng đất nước. Ông cũng là vị vua đầu tiên mở lễ tịch điền nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp và đào sông. Công trình đào sông nối liền 4 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã đi vào lịch sử.
Về đối ngoại, ông chủ trương mềm dẻo, khôn khéo nhưng rất cương quyết. Có lần sứ Tống sang đòi ông quỳ nhận sắc phong của vua Tống, ông lấy cớ bị đau chân nên không quỳ. Tuy nhiên triều đình nhà Tống luôn bày tỏ sự tôn kính đối với ông và đất nước Đại Cồ Việt.
* * *
Tương tự như triều nhà Đinh, triều đại Tiền Lê do Lê Đại Hành sáng lập cũng không kéo dài như các triều đại Lý, Trần, Lê sau này.
Thế nhưng dưới thời vua Lê Đại Hành, dân tộc Việt Nam luôn ngẩng cao đầu, chứ không khom lưng cúi đầu trước triều đình nhà Tống được xem là hùng mạnh nhất Á châu vào thời đó. Và đó chính là lý do mà đền thờ của Ngài được xây dựng ở khắp các tỉnh ở miền Bắc và được người dân Việt thờ phượng cả ngàn năm qua.
Chính vì thế mà chế độ cộng sản dù có muốn hủy diệt các di tích đó thì vẫn không sao xóa bỏ được sự thật lịch sử là vua Lê Đại Hành không hề khom lưng cúi đầu trước đế quốc Đại Hán như triều đình cộng sản “hèn với giặc, ác với dân” hiện nay!
Lê Đại Hành tên húy là Lê Hoàn, sinh năm 941, trong một gia đình nghèo khó. Cha là Lê Mịch, mẹ họ Đặng. Cha mẹ mất sớm, ông được viên quan họ Lê nhận làm con nuôi. Lê Hoàn có sức lực phi thường, có chí tự lập nên tự rèn luyện bản thân và được xem là một người văn võ song toàn.
Lê Hoàn là một trong những hào kiệt kéo về Hoa Lư đầu nhập dưới trướng tướng quân Đinh Bộ Lĩnh để dẹp loạn 12 sứ quân. Ông theo Đinh Bộ Lĩnh hàng chục năm, và trở nên nổi bật trong hàng ngũ tướng lãnh về tài thao lược và lòng dũng cảm vô song.
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Năm 971, vua Đinh Tiên Hoàng bắt đầu quy định cấp bậc văn võ cùng các cấp tăng đạo. Nhà vua phong Nguyễn Bặc chức Định quốc công, Lưu Cơ làm Đô hộ phủ sĩ sư và Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân. Với chức Thập đạo tướng quân, ông chỉ huy toàn quân, được xem là vị tướng có lòng nhân ái, được quân sĩ kính mến.
Tháng 10 năm 979, Đỗ Thích giết vua Đinh Tiên Hoàng. Đinh quốc công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền cùng Lê Hoàn đưa Vệ vương Đinh Toàn lên ngôi Hoàng đế, tôn vua Đinh là Tiên Hoàng đế và tôn Dương Thị làm Hoàng thái hậu.
Vệ vương Đinh Toàn lên ngôi khi mới 6 tuổi nên tôn Lê Hoàn làm nhiếp chính. Định quốc công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền, Phạm Hạp vì nghi ngờ Lê Hoàn làm điều bất lợi cho Vệ vương, bèn dấy binh, chia hai đường thủy bộ, tiến về kinh đô định giết Lê Hoàn. Lê Hoàn xuất quân giết Đinh Điền, bắt giam Nguyễn Bặc và Phạm Hạp.
Khi ấy triều đình nhà Tống bên Tàu đang trong thời kỳ hùng mạnh nhất châu Á, thấy vua Đinh Toàn còn nhỏ mới lên ngôi, nên tìm cớ để xâm chiếm Đại Cồ Việt.
Tháng 7 năm 980, nhà Tống giao cho Hầu Nhân Bảo làm Giao Châu chuyển vận sứ, cùng nhiều tướng lãnh họp quân cả bốn hướng, chuẩn bị sang xâm chiếm nước Nam.
Nghe hung tin, Dương Thái hậu giao cho Lê Hoàn tập hợp quân tướng chống trả. Lê Hoàn chọn Phạm Cự Lượng làm đại tướng quân. Khi triều đình đang bàn kế hoạch xuất quân, Phạm Cự Lượng cùng các tướng quân khác đi thẳng vào triều, đề nghị tôn Lê Hoàn lên làm vua và được nhiều quan lại chấp thuận. Dương Thái Hậu thấy mọi người đều quy phục liền sai người đi lấy áo long bào khoác lên người Lê Hoàn và mời ông lên ngôi. Lê Hoàn xưng là Lê Đại Hành, tức triều đại Tiền Lê, và đổi niên hiệu là Thiên Phúc.
Tháng 8 năm 980, vua Tống xuống chiếu xâm lược Đại Cồ Việt, xử dụng 6 lộ binh mã từ Ung Châu tiến sang đất Việt. Tháng 12, năm 980, quân Tống đánh bại đạo quân hơn một vạn quân Đại Cồ Việt.
Mùa xuân, tháng 2 năm 981, vua Lê Đại Hành đích thân xuất chiến, sai quân sĩ đóng cọc ngăn sông Chi Lăng. Mùa hạ năm 981, quân Đại Cồ Việt đánh bại cánh thủy binh Tàu trên sông Bạch Đằng, chém được tướng giặc Hầu Nhân Bảo. Thừa thắng xông lên, quân Việt tổng phản công khắp nơi, bắt sống hai đại tướng Quách Quân Biện và Triệu Phụng Huân đưa về Hoa Lư. Nhận được tin chiến bại, vua Tống ra lệnh rút quân.
Năm 982, Ngô Tử Canh và Từ Mục đi sứ Chiêm Thành bị vua Chiêm bắt giữ. Lê Đại Hành tức giận, sai đóng chiến thuyền và thân chinh đi đánh Chiêm Thành. Chiêm Thành thua to, Bê Mi Thuế bị chém tại trận, quân Đại Cồ Việt san bằng một số thành trì rồi trở về nước.
Vua Lê Đại Hành trị vì được 29 năm, thọ 65 tuổi, băng hà ở điện Trường Xuân. Tại nhiều tỉnh miền Bắc đều có đền thờ vị vua văn võ song toàn này.
Lý do là ngoài những chiến công đánh đuổi giặc ngoại xâm, trong những năm trị vị Đại Cồ Việt, vua Lê Đại Hành đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp để chấn hưng đất nước. Ông cũng là vị vua đầu tiên mở lễ tịch điền nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp và đào sông. Công trình đào sông nối liền 4 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã đi vào lịch sử.
Về đối ngoại, ông chủ trương mềm dẻo, khôn khéo nhưng rất cương quyết. Có lần sứ Tống sang đòi ông quỳ nhận sắc phong của vua Tống, ông lấy cớ bị đau chân nên không quỳ. Tuy nhiên triều đình nhà Tống luôn bày tỏ sự tôn kính đối với ông và đất nước Đại Cồ Việt.
* * *
Tương tự như triều nhà Đinh, triều đại Tiền Lê do Lê Đại Hành sáng lập cũng không kéo dài như các triều đại Lý, Trần, Lê sau này.
Thế nhưng dưới thời vua Lê Đại Hành, dân tộc Việt Nam luôn ngẩng cao đầu, chứ không khom lưng cúi đầu trước triều đình nhà Tống được xem là hùng mạnh nhất Á châu vào thời đó. Và đó chính là lý do mà đền thờ của Ngài được xây dựng ở khắp các tỉnh ở miền Bắc và được người dân Việt thờ phượng cả ngàn năm qua.
Chính vì thế mà chế độ cộng sản dù có muốn hủy diệt các di tích đó thì vẫn không sao xóa bỏ được sự thật lịch sử là vua Lê Đại Hành không hề khom lưng cúi đầu trước đế quốc Đại Hán như triều đình cộng sản “hèn với giặc, ác với dân” hiện nay!
No comments:
Post a Comment