Thứ Năm 01.10.2015
Tập Cận Bình là sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa và là cao thủ trong nghề gian dối trên trường quốc tế. Sự nhu nhược của đảng CS có nguy cơ làm tổ quốc Việt Nam mất trắng Biển Đông vào tay Trung cộng. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Ngô Nhân Dụng với tựa đề: "Đừng nghe những gì Tập Cận Bình nói" sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Ðọc câu tựa đề trên đây, quý vị biết ngay còn một vế thứ hai: Mà hãy
nhìn kỹ những gì Tập Cận Bình làm. Trước khi sang thăm Mỹ chuyến này,
Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã viết bài trả lời nhật báo Wall
Street Journal, trong đó có một đoạn giải thích tại sao Trung cộng xây
phi trường trên các hòn đảo nhân tạo vùng Trường Sa, mà người Tàu gọi là
Nam Sa. Ngay câu đầu tiên Tập Cận Bình viết trả lời bài phỏng vấn đã
nói một điều gian dối trắng trợn: "Từ thời xưa Nam Sa đã thuộc địa phận
Trung Quốc theo các bằng chứng lịch sử và luật pháp".
Nếu nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam có can đảm và thực lòng yêu nước,
họ phải bắt lấy lời khẳng định này mà thách đố đảng Cộng Sản Trung Quốc
ra trước một tòa án quốc tế, hai bên cùng đưa ra những bằng chứng lịch
sử và pháp lý, mời các luật gia và sử gia thế giới cùng phán đoán xem
Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quốc gia nào. Bằng chứng pháp lý gần nhất là
hiệp định chấm dứt cuộc Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, khi Nhật Bản chấp
nhận từ bỏ chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nga Xô đề
nghị trao các quần đảo này cho chính phủ Trung Hoa của Tưởng Giới
Thạch, đề nghị này đã bị bác bỏ với tỷ số 46/3. Thủ tướng chính phủ Quốc
Gia Việt Nam lúc đó là ông Trần Văn Hữu đã tuyên bố các quần đảo trên
thuộc chủ quyền nước Việt Nam, và không một quốc gia nào phản đối. Bằng
chứng lịch sử hiển nhiên nhất là hai lần quân đội Trung cộng đã tấn công
và đánh chiếm Hoàng Sa (năm 1974) và đảo Gạc Ma (Trường Sa, năm 1988).
Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam có bổn phận trưng ra khắp thế giới
những sự thật trên đây, để cho thế giới thấy Tập Cận Bình nói những lời
dối trá không biết ngượng.
Trong bài phỏng vấn của Wall Street Journal, Tập Cận Bình còn nói
rằng: "Việc xây dựng và tu bổ những tiện nghi trên một số đảo và đá san
hô có đóng quân trong quần đảo Nam Sa không nhằm gây ảnh hưởng hoặc nhắm
vào một quốc gia nào cả. Các cơ sở này dựng lên để cải thiện điều kiện
sống và làm việc của các nhân viên hàng hải người Trung Hoa, cung cấp
các dịch vụ và tiện ích công cộng cho cộng đồng quốc tế và bảo vệ an
ninh cùng quyền tự do hải hành trong biển Nam Trung Hoa tốt đẹp hơn".
Tất nhiên, cả thế giới không ai tin những lời ngụy biện mơ hồ này. Những
phi trường, pháo đài, căn cứ quân sự mà Trung cộng mới xây dựng không
hề bảo vệ mà còn "đe dọa an ninh và quyền tự do hải hành". Bằng cớ là
quân lính Trung cộng đã đe dọa các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam từ
hai chục năm nay, trước khi xây các căn cứ đó.
Cả thế giới không ai ngây thơ tin vào những lời gian trá mà Tập Cận
Bình mới nói. Cũng không ai tin khi Tập Cận Bình cam kết trước các doanh
nhân Mỹ, để mời các công ty sang hoạt động ở Trung Quốc nhiều hơn. Một
mối lo của các công ty sống nhờ phát minh, sáng chế là các sáng kiến kỹ
thuật của họ bị ăn cắp. Tập Cận Bình đã bảo đảm với họ: "Chính phủ Trung
Quốc không làm công việc ăn trộm trong thương mại, cũng không khuyến
khích hoặc hỗ trợ ai làm việc đó". Có ai tin vào lời hứa hẹn "không ăn
cắp" của Tập Cận Bình hay không?
Ngày Thứ Sáu, 25 tháng 9, hai ông Obama và Tập Cận Bình đều lên tiếng
hai nước cam kết không dùng tin tặc tấn công và ăn cắp lẫn nhau, nhưng
không ai có thể tin lời Tập Cận Bình. Ở nước Mỹ, theo pháp luật, ông
Obama không thể ra lệnh cho các công ty tư nhân, từ lớn đến nhỏ. Nhưng ở
nước Tàu, Tập Cận Bình có quyền ra lệnh cho tất cả một tỷ người, không
những nhân viên chính phủ và quân đội mà còn tất cả các công ty tư nhân
nữa. Chủ tịch một công ty tư nhân, Shuanghui (Song Hội) với số bán thịt
heo hàng chục tỷ Mỹ kim mỗi năm, thú nhận rằng "Bộ Chính Trị là hội đồng
quản trị tối cao" của tất cả các công ty!
Trong số các nhà kinh doanh gặp ông Tập Cận Bình ở Seattle có các
người lãnh đạo các công ty nổi tiếng đã từng bị tin tặc Trung cộng ăn
trộm, gồm có Boeing, Microsoft, General Motors hay Apple.
Trung cộng là chính quyền làm công việc ăn cắp tin học với quy mô lớn
nhất thế giới; nhưng các công ty Mỹ vẫn tiếp tục làm ăn với họ, vì mối
lợi rất lớn. Việc đề phòng, bảo vệ các bí mật thương mại, kinh tế, kỹ
thuật là việc họ phải làm thường xuyên, dù có khách hàng Trung cộng hay
không. Chính phủ Mỹ cũng có bổn phận bảo vệ an ninh cho các công ty Mỹ,
với bất cứ nước thù hay bạn nào.
Ðầu năm 2015 vụ ăn trộm nổi tiếng nhất được tiết lộ nhắm vào là nhân
viên làm việc cho chính phủ Mỹ, với 21 triệu hồ sơ cá nhân bị mất cắp.
Mỹ đã tố giác bàn tay Cộng Sản Trung Hoa trong vụ ăn cắp này. Lúc đầu
Bắc Kinh nhất định chối cãi, như họ vẫn thường làm. Nhưng trước những
lời đe dọa trừng phạt kinh tế và để xoa dịu tình thế trước khi Tập Cận
Bình công du, họ đã chịu nhượng bộ và ngồi xuống thảo luận. Chính quyền
Mỹ đợi sau chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình, sau những lời tuyên bố
long trọng "không ăn cắp lẫn nhau" của hai nguyên thủ quốc gia, sẽ đưa
ra các điều kiện cụ thể hơn vào nghị trình. Tòa Bạch Ốc có thể chính
thức đưa ra trước những biện pháp có thể thi hành để trừng phạt kinh tế,
nếu Bắc Kinh không cam kết làm theo các biện pháp an ninh chung.
Ðối với những tay nói dối không biết ngượng và ăn cắp chuyên nghiệp,
phải bày tỏ thái độ cương quyết, không nhượng bộ. Ðó là cách chính quyền
Obama đối phó với nạn tin tặc do Trung cộng chủ mưu. Trước các lời dối
trá về Trường Sa và Hoàng Sa, Cộng Sản Việt Nam phải chọn thái độ cương
quyết như vậy, nếu không, sẽ chịu tội trước lịch sử.
NGÔ NHÂN DỤNG
No comments:
Post a Comment