HS: Chỉ vì thiếu tài lãnh đạo và viễn kiến, đảng CSVN đã khiến cho đất nước càng ngày càng tụt hậu so với thế giới, trong khi Nam Hàn nhờ có Phác Chánh Hy mà có được địa vị như ngày hôm nay. Chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài bình luận dưới đây của Đà Giang, qua sự trình bày của Vân Khanh.
Năm 1975, sau cuộc chiến huynh đệ tương tàn, chúng ta có thể chấp nhận tình trạng nghèo khổ trên cả hai miền mất nước, vì sự tàn phá của chiến tranh. Lúc đó trong cơn say mê ý thức hệ, giới lãnh đạo CSVN đã khoác lác, khoe khoang là đã đánh cho “Mỹ cút, Ngụy nhào”. Ðảng còn hứa hẹn sẽ canh tân đất nước và trong 10 năm sẽ bắt kịp nền kinh tế thực dân Pháp.
Tuy nhiên, CSVN đã độc quyền cai trị đất nước suốt hơn 3 thập niên, nhưng quốc gia lại ngày càng tụt hậu so với các nước lân bang. Nguyên nhân phát xuất từ hai khuyết điểm trong bản chất của đảng CSVN, vốn là một tập hợp thiếu sáng tạo và vô cùng tham nhũng.
Thiếu sáng tạo vì cha đẻ của đảng là Hồ Chí Minh, ông ta chưa bao giờ là một tư tưởng gia có thực tài như một số lãnh tụ quốc gia chống Pháp cùng thời. Chẳng hạn như nhà cách mạng Lý Đông A, văn hào Nguyễn Tường Tam hay Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ. Trong giai đoạn lịch sử này, ông Hồ bị chóa mắt bởi sự hào nhoáng của tư tưởng Mác - Lê và Mao Trạch Đông. Chính vì thế, cả cuộc đời tranh đấu của ông và các đệ tử khai môn đều tập trung vào những mánh khóe chính trị thực tiễn như: làm thế nào để cướp chính quyền, tiêu diệt đối lập và kiểm soát dân chúng bằng công an.
Tuyệt tác mà ông Hồ vang danh thiên hạ là kỹ thuật đu dây giữa Nga và Tàu, trong suốt cuộc chiến Việt Nam. Cũng vì kỹ thuật này mà sau năm 1975, CSVN chỉ biết bắt chước Trung Quốc như loài khỉ, hoàn toàn mất khả năng suy tư độc lập để có được những chính sách bức phá đưa đất nước đi lên, như cựu tổng thống Phác Chính Hy đã làm tại Nam Hàn.
Nói đến khuyết điểm thứ hai là tham nhũng, chúng ta chấp nhận rằng mọi chế độ độc tài đều tham nhũng,vì không có một cơ chế độc lập bên ngoài kiểm soát. Tuy nhiên, khi so sánh với một quốc gia độc tài khác là Trung Cộng, CSVN còn tệ hại hơn nhiều. Ông Hồ đã dạy cho các đệ tử phải học hỏi từ đàn anh Trung Quốc, nhưng đảng CSVN lại chỉ học được những thói hư tật xấu của đàn anh, mà không học được những ưu điểm.
Tuy cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều duy trì những công ty quốc doanh, nhưng tỷ lệ này tại Trung Quốc thấp hơn, phương pháp quản trị của họ cũng tân tiến hơn. Tại Việt Nam, các công ty quốc doanh như công ty đóng tàu Vinashin bị lỗ vốn, làm thất thoát nhiều tỷ Mỹ kim của ngân khố. Bề ngoài có thể là do làm ăn tắc trách, nhưng thật sự bên trong là chủ trương san sẻ lợi tức vào tay các đảng viên. Chính vì những thương nghiệp quốc doanh này mà tham nhũng hoành hành vô cương, vô pháp trong chính quyền và xã hội dân sự VN.
Khi so sánh Việt Nam và Nam Hàn, chúng ta nhận thấy hoàn cảnh của hai quốc gia tương đối giống nhau. Cả hai đều là những quốc gia nhỏ bên cạnh Trung Quốc, chịu ảnh hưởng nền văn hóa Tam Giáo. Cả hai cũng bị chia đôi trên lằn ranh ý thức hệ. Nguyên tắc chung mà mọi dân tộc nhỏ hơn phải sinh tồn bên cạnh Trung Quốc, là muốn sống còn thì phải vượt trội TQ về các phương diện kinh tế và quân sự. Chỉ có như thế, mới bảo vệ được sự vẹn toàn lãnh thổ và quyền tự quyết của dân tộc.
Việc so sánh Việt Nam với Nam Hàn là điều hợp lý. Lý do là sau cuộc chiến vào cuối thập niên 70, ý thức hệ Mác - Lê bắt đầu suy sụp. Từ năm 1975, Đặng Tiểu Bình đã nhìn thấy điều này và khởi sự một tiến trình tư bản hóa Trung Hoa. Trong khi Liên Bang Xô Viết vì quá bảo thủ, không có viễn kiến như họ Đặng, nên 15 năm sau bị sụp đổ. Nếu đảng CSVN sáng suốt nhìn thấy điều này, thì không phải chờ đến năm 1985 mới bắt chước đổi mới nửa vời theo kiểu Liên Xô. Ở điểm then chốt này, đảng CSVN đã thua kém cựu tổng thống Nam Hàn, Phác Chính Hy.
Tướng Phác Chính Hy nắm quyền tại Nam Hàn từ năm 1961, đến khi ông bị ám sát vào năm 1979. Lúc ông lên nắm quyền, Nam Hàn cũng rất nghèo khổ sau cuộc chiến Triều Tiên. Lợi tức đầu người mỗi năm chỉ $100 Mỹ kim, còn thấp hơn Phi Luật Tân. Tuy nhiên ông Hy đã có những chính sách cải tổ kinh tế và kỹ nghệ hóa hết sức táo bạo, thắt chặc mối liên hệ kinh tế với Hoa Kỳ và Nhật Bản như là hai thị trường xuất cảng chính yếu. Kết quả của cuộc cải cách là nền kinh tế Nam Hàn phát triển từ 9 đến 10% mỗi năm, sau đó vượt xa Trung Quốc. Đến nay, mức thu nhập tính theo đầu người mỗi năm của Nam Hàn là 30,000 Mỹ kim, so với Trung Quốc là 4,382 Mỹ kim và Việt Nam là 1,168 Mỹ kim. Nam Hàn hiện tương đương hoặc qua mặt nhiều quốc gia phát triển Tây phương.
Thành công của Nam Hàn dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Phác Chính Hy đã chứng minh rằng, nếu Việt Nam có được sự lãnh đạo sáng suốt và thanh liêm, nước chúng ta có thể vượt qua Trung Quốc về phương diện kinh tế, xây dựng một lực lượng quân sự hùng mạnh để bảo vệ bờ cõi quốc gia.
Hiên nay mức phát triển kinh tế của TQ là 10% mỗi năm và lạm phát là 4%, trong khi Việt Nam có mức phát triển là 5% và lạm phát từ 14 đến 20%. Nếu tình trạng này kéo dài, chúng ta phải chờ đến vài ngàn năm sau mới có thể qua mặt Trung Quốc, như Nam Hàn.
Trong khi các quốc gia khác đang nhanh chóng bắt kịp các nước Tây phương từ dân chủ hóa đất nước, đến phát triển kinh tế, thì tại Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng và những tay chóp bu trong đảng đã tham nhũng, bất tài đưa đến quốc gia ngày càng kiệt quệ, nay mang trọng tội bán nước ngàn đời. Giai đọan này của lịch sử, dân ta không cần một Nguyễn Tấn Dũng bất tài hay một Nguyễn Phú Trọng co đầu rút cổ, mà cần sự xuất hiện của một Phác Chính Hy, dám thẳng tay tiêu diệt tham nhũng để đưa đất nước đi lên.
Đà Giang
24/9/2011
No comments:
Post a Comment