Thursday, October 27, 2011

GIẢI NOBEL HÒA BÌNH VÀ TIẾN TRÌNH DÂN CHỦ HÓA VIỆT NAM

Ngày 27.10.2011
HS: Giải Nobel Hòa Bình, trong một bình diện nào đó, có thể xem là một lợi khí đấu tranh cho những dân tộc đang phải sống dưới sự áp bức của các chế độ độc tài đảng trị. Nếu so sánh với Trung Quốc thì con số những người đấu tranh cho dân chủ không hề thua kém. Chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài bình luận dưới đây của Đà Giang, nhận định về giải Nobel và tầm ảnh hưởng của nó trong tiến trình dân chủ hóa đất nước, qua sự trình bày của Vân Khanh.
Thế kỷ 21 là kỷ nguyên hàm chứa nhiều hy vọng cho nhân lọai. Điều đáng tiếc, trên thế giới còn sót lại vài chế độ độc tài như: Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn, Syria, Yemen. Tuy nhiên, ưu điểm của kỷ nguyên này là cuộc tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền không còn là cuộc chiến đấu cô đơn của mỗi dân tộc.

Thế giới tự do còn có một vũ khí quan trọng, có thể giúp cho các dân tộc bất hạnh đang bị cai trị dưới chế độ độc tài: Ðó là giải Nobel Hòa Bình. Trong khi các quốc gia dân chủ trên thế giới vui mừng, chào đón nhữ ng công dân của họ được vinh dự nhận giải Nobel, như đem lại sự hãnh diện cho dân tộc mình. Trái lại, các chế độ độc tài e sợ nhất khi một công dân của họ vì tiến trình tranh đấu cho dân chủ bất bạo động, được Ủy Ban Nobel Hòa Bình Na-Uy trao giải.
Giải Nobel không những đưa các cá nhân được giải lên đến tột đỉnh vinh quang trong một quốc gia, mà còn cho toàn thể nhân loại. Do đó, giá trị tinh thần của giải vượt xa giá trị hiện kim là 1.5triệu Mỹ Kim. Được giải Nobel là đã đi vào lịch sử của nhân lọai.
Các thành viên của Ủy Ban Nobel Hòa Bình nhận thức rằng, nếu Trung Quốc, với ¼ dân số của thế giới, chuyển mình thành một quốc gia dân chủ thì nhân lọai sẽ giảm đi hiểm họa chiến tranh đáng kể.
Chính vì thế, vào năm 2010, giải này đã được trao cho Tiến sĩ Lưu Hiểu Ba, một nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền Trung Quốc. Nhà cầm quyền TQ lập tức phản đối quyết liệt, thậm chí ngăn cấm phu nhân của ông Lưu sang Na Uy nhận giải, thay mặt cho ông đang bị giam cầm trong tù. Trung Quốc là một chế độ toàn trị và là một cường quốc về quân sự. Mặc dù giải Nobel hòa bình gây chấn động mãnh liệt trong hàng ngũ CSTQ, nhưng chưa đủ để lật đổ chế độ nhanh chóng mà cần phải có thời gian để chín muồi.
Tuy nhiên, các quan sát viên quốc tế đều đồng ý rằng, nếu chế độ CSTQ bị hủy diệt, thì hệ lụy không thể tránh khỏi là chế độ CSVN, một chư hầu ngoan ngoãn của Trung Cộng, sẽ sụp đổ theo.
Ngược giòng lịch sử, vào lúc sinh tiền, Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh đều ca ngợi tình hữu nghị Việt – Trung như là một tương quan môi hở răng lạnh. Tuy không nói ra, nhưng họ Mao cũng như các quan sát viên quốc tế, đều cho rằng trong tương quan đó thì TQ là môi, Việt Nam là răng. Vì Trung Quốc mạnh hơn, là đàn anh và bảo vệ cho VN, như môi bảo vệ răng. Có lẽ chính ông Hồ lúc sinh tiền ,trong thâm tâm cũng nghĩ như thế. Ðây là một quan điểm lỗi thời. Ngày nay, CSTQ lẫn CSVN đều vừa là môi, vừa là răng. Có nghĩa là không những CSVN cần CSTQ bảo vệ, mà chính CSTQ cũng cần CSVN không kém. Dĩ nhiên CSTQ không chấp nhận lý luận này, nhưng cũng chính bởi CSVN quá tự ty mặc cảm nên mới cho phép TQ hiếp đáp nước ta một cách tệ hại.
Viêt Nam tuy là một nước nhỏ nhưng với dân số gần 100 triệu. Ngoài chế độ chính trị, thì văn hóa và tập tục không khác TQ bao nhiêu. Sự sụp đổ của chế độ CSVN sẽ gây chấn động kinh hoàng tại TQ, làm lung lay chế độ CSTQ tận gốc rễ. Nếu sau đó Việt Nam có thể xây dựng một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên, hầu cởi trói cho dân tộc thoát khỏi những định hướng xã hội chủ nghĩa lãng phí và tham nhũng; song song với việc phát triển kinh tế toàn diện, thì sức chấn động sẽ đủ, để hất văng đảng CSTQ ra khỏi ngai vàng tại Trung Hoa.
Nhìn một cách toàn diện, dân số TQ gấp 15 Việt Nam. Thế nhưng khi sưu tra trên các trang mạng, thì danh sách các nhà tranh đấu cho dân chủ Việt Nam dài không kém gì TQ, nếu không muốn nói là dài hơn. So với TQ, dân Việt có vẻ hào hùng hơn nhiều, đúng như lịch sử gần 5,000 năm của dân ta ghi chép.
Đã đến lúc các thành viên của Ủy Ban Nobel Hòa Bình Na Uy phải ý thức được vị trí chiến lược của Viêt Nam, trong bàn cờ dân chủ hóa toàn cầu. Giải Nobel Hòa bình năm 2010 đã trao cho Tiến Sĩ Lưu Hiểu Ba của TQ. Giải Nobel Hòa Bình năm 2011 được trao cho 3 phụ nữ tranh đấu cho dân chủ và quyền phụ nữ tại Phi Châu và Trung Đông. Thế thì giải Nobel Hòa Bình năm 2012 nên trao cho các nhà tranh đấu cho dân chủ Việt Nam, những nguời đã bền bĩ đấu tranh như: Hòa thượng Thích Quảng Độ, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, Luật Sư Lê Thị Công Nhân, Luật sư Lê Quốc Quân, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn và còn rất nhiều người nữa.
Ðã đến lúc toàn dân Việt từ trong nước đến hải ngọai, hãy đứng lên gây dựng một phong trào đòi hỏi giải Giải Nobel Hòa bình dành cho các nhà tranh đấu cho dân chủ Việt Nam. Giải này không những sẽ hủy diệt rường cột chế độ, khơi mào một kỷ nguyên mới sáng lạn cho dân ta sau gần hai thế kỷ tăm tối, mà còn có tiềm năng củng cố nền hòa bình và ổn định chính trị lâu dài cho nhân lọai trong tương lai.
Đà Giang
15/10/2011

No comments:

Post a Comment