Sunday, January 24, 2016

Trả Lời Thư Tín

Chủ Nhật, 24.01.2016
Kính thưa quý thính giả, sau đây là tiết mục Trả Lời Thư Tín do ông Đằng Giang, quản nhiệm đài Đáp Lời Sông Núi thực hiện
Kính thưa quý thính giả,
Trong thời gian qua, Đài ĐLSN chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi, ý kiến của thính giả gửi đến, nhiều nhất là qua email, một số cũng liên lạc bằng điện thoại. Vì thời gian có hạn, Chúng tôi xin trả lời 5 câu hỏi sau đây. Các câu hỏi khác, chúng tôi sẽ trã lời bằng điện thư hoặc điện thoại.
1. Ông Hà Phát, Đồng Tháp đã nêu câu hỏi là "Tại sao nhà cầm quyền CSVN lại xây khu tưởng niệm Nghĩa Sĩ Hoàng Sa? Đây có phải là dấu chỉ hòa giải dân tộc không.
Trả lời: Thưa ông Phát, thái độ nhu nhược của nhà cầm quyền CSVN trước sự lấn lướt của Trung Cộng đã khiến không những người dân bình thường, mà ngay cả những đảng viên, cán bộ của đảng cũng bất mãn, tức giận. Cái nhãn hiệu "hèn với giặc, ác với dân" không những chỉ phổ quát đối với người bất đồng chính kiến, dân oan, mà còn loan truyền cả trong gia đình cán bộ, đảng viên nữa!
Sự kiện xây khu tưởng niệm Nghĩa Sĩ Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn, nếu đó là một dấu chỉ của sự hòa giải, là điều mừng, rất đáng khích lệ. Nhưng có những điều khó hiểu, như ngày 19 tháng 01 vừa qua, cuộc tưởng niệm Hoàng Sa tại Hà Nội thì không bị quấy phá như năm ngoái. Nhưng tại Sài Gòn và Vũng Tàu thì chính quyền đã cho công an côn đồ đến ngăn chận phá rối. Điều ấy cho thấy nhà cầm quyền Hà Nội không có chính sách nhất quán, và không có thiện chí hòa giải dân tộc. Việc cho xây đài Nghĩa Sĩ Hoàng Sa, cũng như việc gửi công hàm đến Liên Hiệp Quốc xác nhân chủ quyền biển đảo, hay trao thư phản kháng đến sứ quán Trung Cộng ở Hà Hội, chỉ nhằm mục đich xoa dịu dư luận quần chúng trong thời kỷ tổ chức đại hội đảng 12 mà thôi.
Nếu Hà Nội thật lòng muốn hòa giải, thì hãy cho trùng tu nghĩa trang quân đội Biên Hòa đi. Suốt bào nhiêu năm nay ước nguyện của thân nhân các tử sĩ đã không được đáp ứng. không hòa giải được với người đã chết, thì làm sao nói chuyên hòa giải với người còn sống, thưa ông Phát.
2. Ông Phan Định, ở Ninh Bình đã nêu lên tính chất khôi hài của vụ án Ba Sàm "Tại sao vụ án ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy thông báo xử vào ngày 19 tháng 1, 2016, rồi sau đó thông báo hoãn phiên tòa đến một ngày khác?"
Trả lời: Theo chỗ chúng tôi tìm hiểu thì vụ án anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh có nhiều yếu tố bí ẩn liên quan đến nhân sự cấp cao trong đàng ở hai khuynh hướng trái ngược nhau, nếu đem ra xử thì sẽ phơi bày những bí ấn đàng sau vụ án. Một chuyện liên quan đến vụ án là nhà văn Phạm Đình Trọng đã gửi thư đến thẩm phán Nguyễn Văn Phổ, xác nhân rằng một trong những bài viết mà Viện Kiểm Sát căn cứ vào đó để truy tồ ông Nguyễn Hữu Vinh là của ông, không dính dáng gì đến ông Nguyễn Hữu Vinh cả. Nhiều luật sư cũng đã vào cuộc làm áp lực phải đem ra xử. Nhưng vì gần đại hội đảng, và vì chưa gỡ được những yếu tố bí ẩn, nên vụ án đã hoãn lại. Điều ấy cho thấy hệ thống tư pháp ở VN không cô tư độc lập, rất lôi thôi, bất nhất. Họ dàn dựng các vụ án nhằm mục đích phục vụ quyền lợi chính trị, chứ không phải để thi hành công lý.
3. Ông Hồ Quyền, Vinh nêu lên vấn đề ai là lãnh đạo mới của CSVN
" Tôi theo dõi thông tin trên mạng, người thì cho Ông Nguyễn Tấn Dũng xứng đáng lãnh đạo mới của CSVN, người thì cho Ông Nguyễn Phú Trọng đang có ưu thế"
Trả lời: Trước ngày Đại Hội 12 khai mạc, đã có Hội Nghị TW 13, rồi TW 14, mục đích là để sắp xếp nhân sự. Nói đúng hơn là để phân chia quyền lực nhằm bảo vệ quyền lợi của đảng, và của phe nhóm mà thôi. Trong ngày khai mạc đại hội, ông Nguyễn Phú Trọng đã minh xác rằng VN vẫn duy trì chủ nghĩa Max-Lê và tư tưởng HCM. Nghĩa là điều 4 Hiến Pháp vẫn cón nguyên, VN vẫn đi theo "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN"; nhiều chỗ đã bỏ đi ba chữ "theo định hướng" trong cụm từ này. Như thế đảng CS vẫn độc quyền cai trị đất nước, thì dù ông Trọng hay ông Dũng lãnh đạo đảng, VN chẳng có gì thay đổi. Việc của đảng, đảng làm, chẳng ăn nhằm gì đến quốc gia dân tộc, mặc dầu đảng sống nhờ tiền thuế của người dân, đó là nhận xét của chúng tôi!.
4. Ông Đinh Thắng, Hội An nêu lên lời kêu gọi đổi mới của CSVN
"Trong bài tham luận ngày đầu của Đại Hội 12, Ông Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã kêu gọi đổi mới thể chế. Ý nghĩa của lời kêu gọi này là gì?"
Trả lời: Lời phát biểu của ông Vinh thoạt nghe thì có chút phấn khởi, nhưng nhìn lại toàn cảnh của VN, thì lời kêu gọi này trở nên vô nghĩa. Như trên chúng tôi đã nói. Một khi đảng CSVN vẩn còn độc quyền cai trị, nghĩa là thế chế độc tài vẫn còn đó, thì làm sao thay đổi, thay đổi cái gì? Đó chỉ là lời nói mị dân thôi.
5. Bà hay cô Hà Xuân Lan ở Đồng Nai hỏi: "Ở Đài Loan vừa có nữ tổng thống, bao giờ VN mới có người nữ lãnh đạo?"
Trả lời: Cám ơn cố hay bà Xuân Lan, chẳng những Đài Loan vừa có nữ tổng thống, mà Nam Hàn đang có nữ tổng thống, Philippines đã có nữ tổng thống, Thái Lan đã có nữ thủ tướng, hiện nay Myanmar mặc dủ bà Aung San Suu Kyi không làm tổng thống, nhưng quyền hành còn hơn tổng thống nữa. Điều khác biệt quan trọng giữa VN và các nước láng giềng do phụ nữ lãnh đạo là một bên dân chủ, hay đang hoàn thiện nền dân chủ, còn VN là độc tài toàn thị, đảng cử dân bầu. Chắc hắn VN có rất nhiều phụ nữ tài giỏi không thua gì nam giới, khi hoàn cảnh đến ắt sẽ có nữ giới lãnh đạo đất nước.
Xin quí thính giả tiếp tục liên lạc với đài và đóng góp những ý kiến xây dụng, giúp chúng tôi thực hiệc chương trình tốt hơn.
Đằng Giang, Quản Nhiệm

No comments:

Post a Comment