Thứ Sáu, ngày 29.05.2015
Trước những thông tin trái chiều,
một bên do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, và một bên là những
nông dân đang gặp khó khăn thiếu thốn …”. Mời quý thính giả theo dõi
Quan Điểm của LLDTCNTQ về tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược
trong vấn đề nông nghiệp tại Việt Nam qua sự trình bày của Hải Nguyên để
kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay
Thưa quí thính giả,
Nông dân và công nhân vốn là những thành phần được đảng CS đề cao, và
là chủ lực trong suốt quá trình hình thành và cướp được chính quyền của
đảng CS. Nhưng khi quyền lực đã được củng cố, cơ cấu đã được vững mạnh,
một giai cấp mới vừa có quyền, vừa có tiền,người dân gọi là "tư bản
đỏ"xuất hiện; thì thành phần nông dân và công nhân không còn cần thiết
nữa. Đây là thực trạng của 3/4 dân số,đang phải đánh đổi mồ hôi và nước
mắt để kiếm sống từng ngày trên đất nước Việt Nam hôm nay.
Trên trang thông tin của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn,
người đọc thấy những hàng tựa như sau: "Nếu như nền nông nghiệp Việt Nam
trước, trong và thậm chí sau giải phóng miền Nam 1975 vẫn còn lạc hậu,
nghèo nàn, thì đến nay, sau 40 năm thống nhất đất nước, Việt Nam tự hào
khi nông nghiệp tiến bô vượt bậc, với nhiều mặt hàng xuất khẩu thuộc
"top" đầu của thế giới."
Rồi một bài kháccó tựa đề như sau: "Nông nghiệp Việt Nam sau ngày đất
nước thống nhất – Từ một nước thiếu lương thực, nhưng bằng những chính
sách sáng tạo, giải phóng sức sản xuất, ngành nông nghiệp đã có bước đột
phá và Việt Nam trở thành nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế
giới....".
Đọc những bài này, chỉ những người không am tường về Việt Nam mới tin
vào những lời khoe khoang thành quả như vậy. Thực tế thì nông nghiệp
Việt Nam hoàn toàn trái ngược với những gìhọ nói đến, vì:
Thứ nhất, nếu lấy năm 1975 làm mốc để phân tích, thì đến nay đã 40
năm sau ngày thống nhất đất nước; một thời gian quá dài đối với một quốc
gia vốn là một nước nông nghiệp, với 70% người dân sống ở nông thôn,
cuộc sống gắn liên với ruộng vườn, sông nước, biển khơi và núi rừng, tất
cả những thứ ấy là nguồn nuôi sống người dân từ bao nhiêu đời. Với đôi
bàn tay cần mẫn, ngưởi dânđã sống và phát triểntừ thế hệ này sang thế hệ
khác, nhất là tại Miền Nam VN từ năm 1954-1975. Chưa cần nói đến những
tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong nông nghiệp ngay tại Thái Lan, chứ đừng
nói đến những nước tiến bộ như Nhật Bản, hay Do Thái.
Chỉ khi Hà Nội áp đặtchế độ Cộng Sản độc tài, một chính sách sai lầm,
lạc hậu,đã từng thất bại trong các nước CS, thì mới sinh ra cảnh thiếu
thốn đói khổ, người dân cả nước phải ăn ngô, khoai, sắn, đậu, bobo thay
vì cơm gạo!
Thứ hai, ngay khi Hà Nội buộc phải chấp nhận đổi mới để sống còn, họ
vẩn kìm hãm sự phát triển nông nghiệp, thay vì tập trung vào việc phát
triển nông nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thương, để nâng cao đời sống kinh tế
trong ngắn hạn, thì họlại duy trì chính sách kinh tế chỉ huy, đẩy mạnh
kỹ nghệ hóa, tập trung nguồn lực vào các công ty quốc doanh, trong khi
hạ tầng cơ sở, khả năng kỹ thuật và nhân sự chưa sẵn sàng, từ đó dẫn đến
hết thất bại này sang thất bại khác.
Thứ ba, căn cứ vào số lượng xuất khẩu không thểchứng minhđược thực
trạng nông nghiệp của VN,và điều ấy cũng không quan trọng. Điều quan
trọng là người nông dân, ngư dân được hưởng bao nhiêu lợi nhuận trong số
30 tỷ đô la thu vềtrong năm 2014, nhờ xuất khẩu nông nghiẹp. Để xuất
khẩu được 30 tỷ đô la hang hóa, thì phải bỏ ra bao nhiêu vốn, từ con
giống, thức ăn, phân bón, thuốc trừ sâu, dụng cụ và lao công?
Giả như có 50% ngưởi dân Việt Nam, khoảng 45 triệu tham dự vào khâu
sản xuất nông nghiệp, thì con số 30 tỷ dô la chia đều ra, mỗi người chưa
được 700 đô la, con số ấy chẳng thấm vào đâu, trong khi lợi tức bình
quân của một người Việt Nam năm 2014 là $1960 đô la. Vì vậyđa số người
nông dân, ngư dân vẫn rất nghèo, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa.
Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu,
sắn, rau quả, tôm cá, đồ gỗ....đó là những sản phẩm do chính bàn tay
của con người góp vào, phần đông từ những xí nghiệptư và nhỏ; còn những
đại công ty do nhà nước quản lý thì vẫn thua lỗ.
Hoàn cảnh nông dân phải bán đổ bán tháo dưa hấu, rau quả trong những
ngày Tết vừa qua, hay những nhóm sinh viên phải xuống đường đi vận động
bà con mua nông sản của nông dân làm ra mà không tiêu thụ được, hoặc
từng đoàn xe chở nông sản bị ách tắc ở cửa khẩu Tàu Việt, rồi bị ép giá,
khiếnhàng tấn rau quả phải vứt bỏ, những sự kiện nàycho thấy nông
nghiệp VN không sáng sủa như nhà nước tuyên truyền.
Ba trong những yếu tố quan trọng khiến nông nghiệp VN gặp khó khăn:
Thứ nhất cho tới lúc này, VN chưa có một chính sách nông nghiệp qui mô
để hướng tới sự phát triển bền vững, mà chỉ vá víu theo thị hiếu nhất
thời.
Thứ hai là bởi một hệ thống Hội Nông Dân Việt Nam, và những hội khác
do nhà nước dựng lên. Những hội này đang là gánh nặng, là sức ma sát kìm
hãm sáng kiến của người dân. Bản chất các hội này hoàn toàn nhắm mục
tiêu chính trị,được thành lập đểtheo dõi phòng ngừa,kềm chế và ngăn chận
sự phản kháng của giới công nông,đối với các chính sách sai lầm của
đảng. Trong 80 năm qua, những hội này không đóng góp gì vào việc phát
triển nông nghiệp của VN, nên cần phải dẹp bỏ.
Thứ ba là thiếu các hiệp hội tư nhân, các nghiệp đoàntheo ngành nghề,
độc lập với chính quyền, để phát huy sáng kiến, bảo vệ quyền lợi của
hội viên, lập kế hoạch nghiên cứu thị trường, nâng cao phẩm chất của sản
phẩm, huy động vốn đầu tư hiệu quả, đủ sức cạnh tranh với các xí nghiệp
nước ngoài.
Thưa quí thính giả, bao nhiêu năm qua, người CS đã dùng biểu tượng
búa liềm để đánh lừa, lường gạt và lợi dụng sức lao động của người công
nhân, nông dân Việt Nam. Nay những thành phần này lànhững người đói
rách, thiếu thôn cơ cực,đang bị bỏ rơi giữa lòng một xã hội xa hoa phung
phí, mà thiểu số giàu có là đảng viên đảng CS. Vậy đã đến lúc người
công nông phải tự đứng lên dành lấy quyền sống, quyền làm người, quyền
hương hoa trái bởi sức lao động do chính bàn tay mình làm ra.
Cám ơn quí thính giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.
LLCQ
No comments:
Post a Comment