Thứ Sáu, ngày 29.05.2015
Cố thủ tướng Lý Quang Diệu - người
đã biến quốc đảo nhỏ bé Singapore thành con rồng Châu Á và là một trong
những trung tâm kinh tế lớn mạnh bậc nhất thế giới. Tại sao Việt Nam tài
nguyên rộng lớn, nhân lực dồi dào và có hoàn cảnh lịch sử tương đối
giống Singapore lại ngày càng nghèo nàn lạc hậu?... Mời quý thính giả
theo dõi chuyên mục Đây Là Sự Thật với Đặng Chí Hùng và Tâm Anh để tìm
thấy lời giải đáp cho câu hỏi này .
Tâm Anh: Được biết, Singapore là thuộc địa của Anh
từ 1819. Bị Nhật chiếm đóng rồi kết thúc thế chiến thứ hai, Singapore
vẫn là thuộc địa của Anh nhưng được Anh dành cho một số quyền chính trị
và tự trị hạn chế. Mãi đến 1959 quốc đảo này mới được tự trị rộng rãi,
chỉ trừ các lãnh vực ngoại giao, quốc phòng. Vậy hoàn cảnh lịch sử nói
chung giữa Việt Nam và Singapore thế nào thưa anh?
Đặng Chí Hùng: Xin kính chào quý thính giả ! Xin chào chị Tâm Anh !
Năm 1963 Singapore được trả độc lập mà không cần chiến tranh giải
phóng. Thủ tướng Lý Quang Diệu vận động xin gia nhập và được sáp nhập
vào Liên Bang Mã Lai Á. Nhưng chỉ được hai năm, đến 1965 bị Liên Bang
đuổi ra, trong tình cảnh một xứ sở hầu như không có một chút tài nguyên
thiên nhiên, không lực lượng quốc phòng, nguồn nước ngọt cũng phải trông
vào Malaysia, thiếu thốn đủ mọi bề. Vậy mà đến nay tiểu đảo Sư tử đã
trở thành một quốc gia có thu nhập bình quân cá nhân đứng trong hàng 10
nước cao nhất thế giới, với một chính quyền trong sạch, một xã hội dân
trí cao. Giữa Việt Nam và Singapore khác nhau ở điều gì ?
Nói về hoàn cảnh lịch sử, Việt Nam và Singapore đều là thuộc địa của
Pháp và Anh từ thế kỷ 19, sang thập niên 1940 bị Nhật chiếm đóng trong
mấy năm. Khi Nhật thua trận, phe đồng minh tiếp quản, Singapore lại trở
về dưới chế độ bảo hộ như trước, sau cùng được trả lại độc lập.Ở Việt
Nam lúc Nhật đầu hàng, lực lượng Việt Minh chớp thời cơ cướp chính
quyền, ép Hoàng đế Bảo Đại thoái vị, quyết giành độc lập không trở lại
chế độ thuộc địa. Lúc đó quân Nhật đã phục tùng Hoàng đế Bảo Đại và
chính phủ Trần Trọng Kim trong khi chờ đồng minh giải giới, nhưng Hoàng
đế Bảo đại không cho quân Nhật can thiệpva ông giữ vững sự tự trị của
Việt Nam. Khi quân Anh Pháp trở lại tiếp quản để tiếp tục chế độ bảo hộ
của Pháp, thì nổ ra chiến tranh. Tình cảnh Việt Nam từ đó đã rẽ sang một
ngã khác.
Trong thời gian chiến tranh 1946-1954 ở Việt Nam thì Singapore được
an bình trong chế độ bảo hộ của người Anh, để rồi được trả quyền tự trị
vào năm 1959, và độc lập vào năm 1963. Trong giai đoạn này ở bán đảo Mã
lai có xảy ra phong trào kháng chiến giành độc lập do đảng Cộng sản Mã
Lai phát động, nhưng chỉ đến năm 1960 là bị dẹp tan. Riêng Singapore vẫn
được yên ổn, nhưng phải không được ai giúp đỡ từ năm 1965, một tình
cảnh mà Thủ tướng Lý Quang Diệu mô tả là nỗi thống khổ của ông và của
người dân Singapore.
Tâm Anh: Vậy thưa anh, đâu là nguyễn nhân chính dẫn đến sự khác biệt giưa kinh tế xã hội của Singapore và Việt Nam ?
Đặng Chí Hùng: Thưa chị !
Sự khác biệt là hòa bình và chiến tranh, nhưng về kinh tế Việt Nam
vẫn có được hơn nửa thập niên phát triển trong yên bình. Con đường phát
triển của Singapore bắt đầu từ lúc quân Nhật thua trận, và đảo quốc đã
phát triển mạnh theo viễn kiến của Thủ tướng Lý Quang Diệu từ 1965.
Trong khi đó Việt Nam đã trải qua 6 năm khói lửa Nam Bắc phân tranh từ
1959, đến 1965 bắt đầu leo thang ác liệt với sự xâm nhập ồ ạt của quân
đội Bắc Việt.
Trong giai đoạn từ 1954 đến khoảng trước 1965 khi chiến tranh bùng nổ
lớn ở miền Nam Việt Nam, Singapore và Việt Nam Cộng hòa vẫn cùng song
song kiến tạo được nền kinh tế, văn hóa, giáo dục tiến bộ hơn hẳn so với
năm 1954, 1955 và so với nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Bắc Việt. Năm
1957 Việt Nam Cộng Hoà đã sản xuất 340 ngàn tấn gạo. Kế hoạch 5 năm
57-62 xuất cảng gạo, cao su, xi măng, trong khi Singapore chỉ có 1,45
triệu dân, còn dưới chế độ bảo hộ của người Anh, không có ngành sản xuất
đáng kể. Nhưng Singapore vốn là trung tâm thương mại quốc tế từ đầu thế
kỷ 20, đến năm 1965 đã đạt được bình quân thu nhập cá nhân cao hàng thứ
ba ở Đông Á và từ đó phát triển nhảy vọt cho đến ngày nay.
Kinh tế Miền Nam Việt Nam bắt đầu xuống dốc từ năm 1965, khi hai miền
Nam Bắc dốc hết nhân tài vật lực vào chiến tranh. Kinh tế miền Bắc Việt
Nam trước sau cũng không có gì đáng kể. Như vậy, chiến tranh đã là
nguyên nhân chính dẫn đến một bên phát triển và một bên thụt lùi. Nhưng
đó không phải là cái gốc và cũng không phải là vấn đề cuối cùng.
Tâm Anh: Vậy theo anh đâu là cái gốc và đâu là vấn đề cuối cùng ?
Đặng Chí Hùng: Cái gốc và vấn đề cuối cùng đó là
Singapore không có cộng sản cai trị còn Việt Nam thì có. Cộng sản đã dốt
nát, bảo thủ và độc tài lại còn tham nhũng tràn lan thì làm sao mà quê
hương VN chúng ta phát triển được.
Nói về tại sao VN có chiến tranh thì như nhiều chương trình tôi đã
khẳng định chứng minh CSVN chính là nguyên nhân gây ra cảnh sinh linh đồ
thán đó. Còn sau khi VN hết chiến tranh và thống nhất 40 năm qua thì
tại sao vẫn thụt lùi? Đó chính là cái gốc của vấn đề . CSVN chính là cái
họa của dân tộc chúng ta. Singapore đã may mắn hơn chúng ta vì họ có Lý
Quang Diệu còn chúng ta bất hạnh vì có Hồ Chí Minh – tội đồ dân tộc.
Xin cảm ơn quý thính giả, xin chào chị Tâm Anh !
No comments:
Post a Comment