Thứ Năm, ngày 14.05.2015
Luật pháp thì luôn luôn rõ
ràng nhưng kẻ thi hành luật pháp lại muốn xoay chuyển luật theo
ý họ để dễ dàng ăn cắp, ăn chận, ăn bớt từ tài sản quốc gia
đến của nhặt được của bần dân.Trong tiết mục Chuyện Nước Non
Mình, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả đài ĐLSN bài viết có tựa đề:
"Chả nhẽ chính quyền không muốn dân làm người tử tế" của Nguyễn Thông sẽ
được Minh Nguyệt trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm nay.
Hơn tuần nay, cộng đồng xã hội quan tâm nhiều đến vụ chị mua ve chai
và 5 triệu yen Nhật "vô chủ". Có những ý kiến trái chiều về việc giải
quyết số tài sản nhặt được ấy như thế nào. Từ người dân bình thường ít
học đến những người am hiểu pháp luật (luật sư, cán bộ tòa án, công
an...), hầu hết ý kiến nghiêng về một kết quả hợp lý hợp tình, nghĩa là
nếu không có gì trái pháp luật thì số tiền ấy phải thuộc về chị Hồng ve
chai.
Chúng ta đều biết xã hội văn minh có những điều luật quy định hoạt
động, hành vi của con người. Xã hội càng văn minh, luật càng cụ thể. Bộ
luật Dân sự mà mỗi công dân nước ta đang chấp hành có thể nói đã luật
hóa từng ngóc ngách của cuộc sống. Chỉ cái việc tưởng như vặt vãnh, cỏn
con nhặt được của vô chủ mà cũng có điều luật rõ ràng. Chuyện chị mua ve
chai Huỳnh Thị Ánh Hồng kể từ khi phát hiện ra gần 5 triệu yen vô chủ
cho đến những ngày chờ đợi kết quả xử lý đang làm nổi lên vấn đề: một
khi công dân tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật thì các cơ quan chức năng
cũng đừng vì điều này điều nọ mà coi nhẹ luật pháp. Sự thận trọng trong
xử lý là cần thiết, tuy nhiên trước hết cứ theo luật mà làm.
Theo điều 187, bộ luật Dân sự năm 2005: "Người phát hiện tài sản bị
đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả
lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông
báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an
cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định
của pháp luật". Chị Hồng đã làm đúng như thế, chiến thắng được lòng
tham, thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối vào cách giải quyết của các cơ
quan nhà nước. Chấp nhận chờ đợi cả năm trời mà vẫn vui vẻ với niềm tin
rằng "kể từ ngày thông báo công khai, mà vẫn không xác định được ai là
chủ sở hữu thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện" (như điều
239, bộ luật Dân sự quy định).
Trong vụ việc này, dường như quả bóng trách nhiệm đang được đá qua
lại. Bảo rằng xem nhẹ, coi nhẹ quyền lợi nhân dân thì cũng chưa hẳn,
nhưng xăm xắn, tích cực vào cuộc, giải quyết rốt ráo thì rõ ràng là
chưa. Dân rất nghiêm túc, còn cơ quan công quyền vẫn thờ ơ, thậm chí coi
thường pháp luật.
Trong cuộc sống hằng ngày luôn có những tấm gương tốt, tử tế quanh
ta. Không tham của rơi, không chấp nhận hành vi làm vẩn đục cuộc sống,
sẵn sàng bênh vực bảo vệ người tốt, trừng trị kẻ xấu kẻ ác... Rất dễ kể
ra những con người hết sức bình thường mà đẹp: nhóm thanh niên tự nguyện
làm hiệp sĩ săn bắt cướp, phòng chống tội phạm; chị nhân viên y tế dũng
cảm tố cáo tiệu cực; cậu sinh viên vạch trần kẻ móc túi trên xe buýt...
Nhưng có điều này phải nói ra, là không ít trường hợp người tốt, người
tử tế bị bộ máy công quyền thờ ơ hoặc làm khó dễ, thậm chí gặp nhiều rắc
rối, hệ lụy không hay trong cuộc sống. Điều nguy hiểm nhất không phải
là sự tử tế không được ghi nhận, khen ngợi mà chính là cách đối xử của
cơ quan nhà nước có trách nhiệm khiến người tử tế mất niềm tin vào hành
động đúng đắn của mình, những người xung quanh nhìn vào việc tốt người
tốt không tìm ra được bài học tốt, đôi khi còn muốn làm ngược lại.
Điều này có thể dẫn đến những hệ quả không hay: Ai cấm được thiên hạ
rút ra kết luận cứ gương mẫu như chị mua ve chai Ánh Hồng là sẽ chịu
thiệt thòi. Ai cấm được người ta nghĩ chỉ công dân mới tôn trọng pháp
luật, còn cơ quan nhà nước thì không. Rồi nhìn vào "phản gương" này,
những trường hợp đào được trống đồng, tìm được đồ cổ, nhặt được vàng bạc
đá quý... vô chủ thì sẽ hành xử ra sao? Đừng tạo nên tiền lệ xấu. Nếu
còn lấn cấn gì, thì cứ theo pháp luật quy định mà làm.
Chỉ cần cơ quan công quyền thiếu trách nhiệm một chút, có khi cả xã
hội phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Mà trước hết, không khuyến
khích được con người hãy làm người tử tế.
Luật pháp thì luôn luôn rõ ràng nhưng kẻ thi hành luật pháp
lại muốn xoay chuyển luật theo ý họ để dễ dàng ăn cắp, ăn
chận, ăn bớt từ tài sản quốc gia đến của nhặt được của bần
dân.Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gửi đến quý thính
giả đài ĐLSN bài viết có tựa đề: "Chả nhẽ chính quyền không muốn dân
làm người tử tế" của Nguyễn Thôngsẽ được Minh Nguyệt trình bày để tiếp
nối chương trình tối hôm nay.
Chả nhẽ chính quyền không muốn dân làm người tử tế
Nguyễn Thông
07-05-2015
Hơn tuần nay, cộng đồng xã hội quan tâm nhiều đến vụ chị mua ve chai
và 5 triệu yen Nhật "vô chủ". Có những ý kiến trái chiều về việc giải
quyết số tài sản nhặt được ấy như thế nào. Từ người dân bình thường ít
học đến những người am hiểu pháp luật (luật sư, cán bộ tòa án, công
an...), hầu hết ý kiến nghiêng về một kết quả hợp lý hợp tình, nghĩa là
nếu không có gì trái pháp luật thì số tiền ấy phải thuộc về chị Hồng ve
chai.
Chúng ta đều biết xã hội văn minh có những điều luật quy định hoạt
động, hành vi của con người. Xã hội càng văn minh, luật càng cụ thể. Bộ
luật Dân sự mà mỗi công dân nước ta đang chấp hành có thể nói đã luật
hóa từng ngóc ngách của cuộc sống. Chỉ cái việc tưởng như vặt vãnh, cỏn
con nhặt được của vô chủ mà cũng có điều luật rõ ràng. Chuyện chị mua ve
chai Huỳnh Thị Ánh Hồng kể từ khi phát hiện ra gần 5 triệu yen vô chủ
cho đến những ngày chờ đợi kết quả xử lý đang làm nổi lên vấn đề: một
khi công dân tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật thì các cơ quan chức năng
cũng đừng vì điều này điều nọ mà coi nhẹ luật pháp. Sự thận trọng trong
xử lý là cần thiết, tuy nhiên trước hết cứ theo luật mà làm.
Theo điều 187, bộ luật Dân sự năm 2005: "Người phát hiện tài sản bị
đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả
lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông
báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an
cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định
của pháp luật". Chị Hồng đã làm đúng như thế, chiến thắng được lòng
tham, thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối vào cách giải quyết của các cơ
quan nhà nước. Chấp nhận chờ đợi cả năm trời mà vẫn vui vẻ với niềm tin
rằng "kể từ ngày thông báo công khai, mà vẫn không xác định được ai là
chủ sở hữu thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện" (như điều
239, bộ luật Dân sự quy định).
Trong vụ việc này, dường như quả bóng trách nhiệm đang được đá qua
lại. Bảo rằng xem nhẹ, coi nhẹ quyền lợi nhân dân thì cũng chưa hẳn,
nhưng xăm xắn, tích cực vào cuộc, giải quyết rốt ráo thì rõ ràng là
chưa. Dân rất nghiêm túc, còn cơ quan công quyền vẫn thờ ơ, thậm chí coi
thường pháp luật.
Trong cuộc sống hằng ngày luôn có những tấm gương tốt, tử tế quanh
ta. Không tham của rơi, không chấp nhận hành vi làm vẩn đục cuộc sống,
sẵn sàng bênh vực bảo vệ người tốt, trừng trị kẻ xấu kẻ ác... Rất dễ kể
ra những con người hết sức bình thường mà đẹp: nhóm thanh niên tự nguyện
làm hiệp sĩ săn bắt cướp, phòng chống tội phạm; chị nhân viên y tế dũng
cảm tố cáo tiệu cực; cậu sinh viên vạch trần kẻ móc túi trên xe buýt...
Nhưng có điều này phải nói ra, là không ít trường hợp người tốt, người
tử tế bị bộ máy công quyền thờ ơ hoặc làm khó dễ, thậm chí gặp nhiều rắc
rối, hệ lụy không hay trong cuộc sống. Điều nguy hiểm nhất không phải
là sự tử tế không được ghi nhận, khen ngợi mà chính là cách đối xử của
cơ quan nhà nước có trách nhiệm khiến người tử tế mất niềm tin vào hành
động đúng đắn của mình, những người xung quanh nhìn vào việc tốt người
tốt không tìm ra được bài học tốt, đôi khi còn muốn làm ngược lại.
Điều này có thể dẫn đến những hệ quả không hay: Ai cấm được thiên hạ
rút ra kết luận cứ gương mẫu như chị mua ve chai Ánh Hồng là sẽ chịu
thiệt thòi. Ai cấm được người ta nghĩ chỉ công dân mới tôn trọng pháp
luật, còn cơ quan nhà nước thì không. Rồi nhìn vào "phản gương" này,
những trường hợp đào được trống đồng, tìm được đồ cổ, nhặt được vàng bạc
đá quý... vô chủ thì sẽ hành xử ra sao? Đừng tạo nên tiền lệ xấu. Nếu
còn lấn cấn gì, thì cứ theo pháp luật quy định mà làm.
Chỉ cần cơ quan công quyền thiếu trách nhiệm một chút, có khi cả xã
hội phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Mà trước hết, không khuyến
khích được con người hãy làm người tử tế.
Nguyễn Thông
07-05-2015
No comments:
Post a Comment