Kính thưa quí thính giả, sau đây phóng viên Bảo Trân và Hướng Dương sẽ điểm lại những sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong tuần qua
Bảo Trân: Cám ơn chị Mỹ Linh, Bảo Trân xin kính chào quí thính giả của đài DLSN và chào anh Hướng Dương, rất vui được cùng anh điểm qua những tin VN đáng chú ý trong tuần.
Hướng Dương: Hướng Dương cũng xin kính chào quí thính giả của đài DLSN và chào chị Bảo Trân.
1. Bảo Trân: Trước tiên xin anh Hướng Dương điểm qua sự kiện tù nhân lương tâm Trương Văn Dũng, hay còn gọi là Trương Dũng đang bị bạo quyền của trại giam Gia Trung áp dụng kỷ luật một cách hà khắc, lần thứ hai trong năm nay với những cáo buộc mù mở, thưa anh?
Hướng Dương: Thưa chị và quí thính giả, theo thông báo của trại giam gửi cho gia đình vào ngày 21/6, ông Dũng đã có hành vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người khác, vì thế đã bị giam tại buồng kỷ luật và cùm một chân trong thời gian 7 ngày. Điều đáng lưu ý là bạo quyền trại giam không hề cho biết chi tiết nào của cáo buôc này.
Theo nội dung thông báo của trại giam gửi cho gia đình, ông Dũng sẽ không được nhận quà, gửi thư, liên lạc điện thoại, và mua hàng tại căng-tin của trại giam trong thời gian từ ngày 20/6 đến ngày 20/8. Và theo ngôn ngữ của trại giam thi cho đến khi được công nhận “cải tạo tiến bộ” thì ông Dũng chỉ được gặp thân nhân hai tháng một lần, chứ không phải mỗi tháng theo quy định.
Dây là lần thứ hai ông Dũng bị kỷ luật trong vòng nửa năm qua. Vào đầu tháng Giêng, ông cũng đã bị giam trong buồng kỷ luật một tháng nhưng không bị cùm chân vì bị cáo buộc “xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác” sau khi xảy ra tranh cãi với đám cai tù, thưa chị.
2. Bảo Trân: Một sự kiện khác khiến mọi người quan tâm là nhà người đấu tranh người Thượng Y QUYNH BLAP đang bỏ trốn ở Thái Lan sẽ phải ra tòa vào ngày 15/7 tới đây, liên quan tới khả năng ông sẽ bị trả về Việt Nam theo yêu cầu của Hà Nội, Vụ việc này ra sao thưa anh?
Hướng Dương: Đúng vậy thưa chị, Ông Y Quynh Bdap bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ vào hôm 11/6 vừa qua với cáo buộc lưu trú quá hạn. Vụ bắt giữ xảy ra sau khi bạo quyền VN yêu cầu Thái Lan trục xuất ông về Việt Nam.
Ông Y Quynh Bdap 32 tuổi là thành viên sáng lập của tổ chức Người Thượng Vì Công Lý, chuyên đấu tranh cho nhân quyền và tự do tôn giáo của các dân tộc ở Tây Nguyên. Ông đưa gia đình sang tị nạn tại Thái Lan từ năm 2018 và đã được Cao uỷ Tị nạn Liên Hiệp quốc cấp quy chế.
Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế đã lên tiếng quan ngại về việc bắt giữ và trục xuất ông Y Quynh Bdap về nước vì lo ngại ông sẽ phải chịu án tù 10 năm với tội danh khủng bố liên quan đến vụ tấn công vào hai trụ sở xã ở tỉnh Đắc Lắc vào tháng 6 năm ngoái. Ông Y Quynh Bdap đã bác bỏ tất cả mọi cáo buộc đối với ông trong vụ án này.
Ngoài các cơ quan nhân quyền quốc tế, một tổ chức nhân quyền của Thái Lan có tên Ủy ban Nhân quyền Quốc gia cũng bày tỏ lo ngại cho sự an toàn của ông Y Quynh Bdap và kêu gọi Chính phủ nước này dừng kế hoạch trục xuất ông, thưa chị.
Bảo Trân: Trong tuần qua có sự kiện gì đáng chú ý trong mối quan hệ Việt Mỹ không thưa anh?
Hướng Dương: Thưa chị và quí thính giả, có hai sự kiện đáng lưu tâm. Việc thứ nhất là Bộ ngoại giao Hoa Kỳ vào hôm qua 26/6 công bố tường trình về tự do tôn giáo vào năm 2023, lưu ý là vẫn còn các trường hợp bạo quyền Việt Nam tiếp tục xâm hại và sách nhiễu các nhóm tôn giáo thiểu số, đặc biệt là các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc.
Theo tương trình thì giới chức cầm quyền ở các vùng khác nhau trên toàn cõi VN bị xem là vẫn tiếp tục theo dõi, thẩm vấn, bắt giữ, đe dọa và phân biệt đối xử tự tiện đối với các cá nhân, một phần là vì các hoạt động của họ có liên quan đến đức tin hoặc tôn giáo của mình.
Phía Mỹ nhận định là bạo quyền Việt Nam vẫn tiếp tục hạn chế quyền tự do đi lại hoặc quyền xuất cảnh của nhiều người ủng hộ tự do tôn giáo.
Thế nhưng thưa chị, mặt khác thì việc thứ hai là chỉ một ngày sau chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin, trợ lý ngoại trưởng Mỹ Daniel Kritenbrink đã đến Hà Nội, mang theo các cam kết của Washington trong quan hệ với Việt Nam.
Ông Kritenbrink có gặp các quan chức cấp cao Chính phủ Việt Nam “để nhấn mạnh cam kết mạnh mẽ của Hoa Kỳ trong việc thực hiện Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam và hợp tác với Việt Nam để hỗ trợ một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.
Hai bên cũng cùng thảo luận về các mục tiêu chung cho các hội nghị cấp bộ trưởng của ASEAN và đối tác vào tháng tới ở Lào.
Không biết thật hư thế nào nhưng nghe đâu chuyến đi của ông Kritenbrink đã được lên kế hoạch “rất lâu trước” chuyến thăm Hà Nội của ông Putin, thưa chị.
Bảo Trân: Bảo Trân ghi nhận một vài sự kiện liên quan đến tình hình kinh tế và đầu tư tại VN, trong dó có việc hãng hàng không Vietnam Airline có nguy cơ bị phá sản, hang bia Heineken tạm ngưng nhà máy ở Quảng Nam và việc nhà cầm quyền VN muốn giao công trình đường sắc Bắc-Nam cho Trung Cộng xây dựng. Anh có thể nói thêm chi tiết về các vụ việc này không thưa anh?
Hướng Dương: Thưa chị, trước tiên về Việt nam Airline thì theo nguồn tin của báo chí lể đảng vào hôm 25/6, hãng hàng không này đang có nguy cơ phá sản trong tháng 7 tới đây nếu các ngân hàng không gia hạn việc trả nợ cho ngân khoản được nhà nước bảo lãnh,
Được biết là Vietnam Airlines đã được cho vay 4 ngàn tỷ đồng, tức khoảng 160 triệu Mỹ kim, với lãi suất thấp từ các ngân hàng.
Báo chí lề đảng cho biết là nhà nước Việt Nam viết rõ trong tờ trình là nếu Vietnam Airlines không được gia hạn trả các khoản nợ nói trên, hãng này sẽ phải phá sản vào tháng 7 sắp tới.
Nói về bia Heineken thì hãng này vừa ra quyết định sẽ tạm dừng hoạt động của mình tại Quảng Nam, một trong 6 nhà máy của hãng tại Việt Nam, vì nhu cầu tiêu thụ bia hạ giảm.
Heineken hiện có 6 nhà máy ở Việt Nam với hơn 3 ngàn công nhân, sản xuất và phân phối các nhãn hiệu Heineken, Tiger, Larue, Bia Việt và Strongbow. Hãng này đã đầu tư hơn một tỷ Mỹ kim vào VN.
Cuối cùng là về việc đường sắc Bắc-Nam thì, phái đoàn của Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có cuộc gặp với các công ty Trung Cộng vào ngày 25/6 và bày tỏ mong muốn được Trung Cộng giúp đỡ về việc xây dựng các tuyến đường sắt cho Việt Nam, bao gồm tuyến đường Bắc Nam.
Cuộc gặp giữa phái đoàn Việt Nam và các công ty quốc doanh của Trung Cộng diễn ra bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở thành phố Đại Liên của Hoa Lục.
Những người quan tâm đến dự án này còn bày tỏ lo lắng vì Việt Nam đã vay 669 triệu Mỹ kim từ Trung Cộng cho dự án này, thưa chị.
Bảo Trân: Bảo Trân xin cảm ơn anh Hướng Dương đã giúp làm rõ thêm những tin VN quan trọng trong tuần qua. Và, tiết mục VNTQ đến đây là chấm dứt, Bảo Trân xin kính chào quí thính giả của đài phát thanh DLSN, chào anh Hướng Dương.
Hướng Dương: Hướng Dương cũng xin kính chào quí thính giả và chị Bảo Trân, hẹn gặp lại chị và quí thính giả vào tuần tới cũng trong tiết mục VNTQ.
No comments:
Post a Comment