Monday, June 3, 2024

Vì sao là một bản sao của Trung Quốc, nhưng Tổng Trọng chống tham nhũng thất bại?

Bình Luận

TBT Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN chỉ như một bầy khỉ, bắt chước Chủ Tịch CSTQ Tập Cận Bình và hoàn toàn thiếu thông minh sáng tạo.  Thêm vào đó chiến dịch “đốt lò” của Trọng thì luôn sợ giết chuộc vỡ bình nên phải thất bại ê chề.

Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Trà Mi/Thoibao.de với tựa đề: “Vì sao là một bản sao của Trung Quốc, nhưng Tổng Trọng chống tham nhũng thất bại? sẽ được Nguyên Khải trình bày để kết thúc chương trình phát thanh ĐLSN tối hôm nay.

Trà Mi/ Thời Báo

Sau Đại hội 12, với sự ra đi của Ba Dũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lập tức khởi động chiến dịch chống tham nhũng trên quy mô lớn, hay còn gọi là công cuộc “đốt lò”.

Đây là bản sao của chiến dịch “Đả hổ, diệt ruồi”, mà người đồng cấp Tập Cận Bình ở Trung Quốc đã khởi động, từ khi lên nắm quyền năm 2012.

Trong khi, chiến dịch “Đả hổ, diệt ruồi” ở Trung Quốc thành công đáng kể, thì công cuộc “đốt lò” của Tổng Trọng vẫn chưa thành công, nếu không nói là đã thất bại hoàn toàn.

Trong gần 13 năm cầm quyền, trên cương vị lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam, tình trạng tham nhũng dưới thời Tổng Trọng không hề thuyên giảm, mà còn lan rộng tới các lãnh đạo cấp cao nhất trong bộ máy.

Chỉ trong vòng hơn 2 năm của Đại hội 13, đã có hơn 20 uỷ viên Trung ương Đảng bị xử lý kỷ luật, hay bị khởi tố bắt giam. Trong đó, danh sách các uỷ viên Bộ Chính trị bị cho thôi chức hoặc bị miễn nhiệm, lên đến 6/18 người, bao gồm: Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, và Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai.

Theo giới phân tích, ông Trọng đã trở thành con tin trong chiến dịch chống tham nhũng của chính ông. Song, rõ ràng, chủ trương chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, hay của Tổng Trọng nói riêng, đã không kiên quyết và triệt để. Nếu so sánh với công cuộc chống tham nhũng ở Trung Quốc, Tập Cận Bình sẵn sàng áp dụng bản án nghiêm khắc nhất là tử hình.

Đài Tiếng nói Việt Nam VOV ngày 29/5 đưa tin, “Trung Quốc tuyên án tử hình một cựu quan chức quản lý tài sản vì nhận hối lộ”.

Bản tin cho biết, ​Tòa án Trung Quốc hôm 28/5 đã tuyên án tử hình, đối với cựu Tổng Giám đốc một công ty quản lý tài sản nhà nước, vì nhận hối lộ 152 triệu USD, dù đã lập công chuộc tội.

Theo đó, ông Bạch Thiên Huy, 53 tuổi, cựu Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Quốc tế Hoa Dung – một Công ty nhà nước. Công ty này đã trở thành mục tiêu chính, trong chiến dịch chống tham nhũng kéo dài nhiều năm của Trung Quốc. Ông Bạch đã bị tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân, và bị tuyên án tử hình.

Dù rằng, theo kết luận tại tòa, ông Bạch Thiên Huy đã tố giác hành vi phạm tội nghiêm trọng của các cá nhân, và cung cấp manh mối quan trọng để phá các vụ án khác. Ông “có biểu hiện lập công lớn”. Song, những hành động này chưa đủ cơ sở để được khoan hồng, bởi theo Hội đồng Xét xử:

“Số tiền nhận hối lộ của Bạch Thiên Huy là vô cùng lớn, tình tiết phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, gây tác động rất xấu về mặt xã hội, gây thiệt hại nặng nề cho lợi ích quốc gia và người dân”.

Ban lãnh đạo Bắc Kinh và ông Tập Cận Bình đã áp dụng luật pháp nghiêm minh, thực sự “không có vùng cấm”, hay các “cá nhân ngoại lệ”.

Nếu so sánh với thực tiễn chống tham nhũng ở Việt Nam, thì trái ngược hoàn toàn, khi tài sản tham nhũng bị thu hồi, thì được coi là “khắc phục hậu quả”, để làm cơ sở để giảm án. Đây là điều công luận phản đối và coi đó là một hình thức chạy án công khai, giữa “thanh thiên bạch nhật”.

Xuất phát từ chủ trương hết sức sai lầm của Tổng Trọng, “đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại”, hay “không sung sướng gì khi kỷ luật đồng chí của mình”. Thậm chí, một chủ trương “tha bổng” đã được nghị quyết hóa bằng Thông báo số 20/TB – TƯ. Theo đó, từ cấp ủy viên Trung ương trở lên, nếu đã tham nhũng, nhưng khắc phục 2/3 hậu quả, thì sẽ được xử lý hành chính, hay kỷ luật Đảng, chứ không bị xử lý hình sự.

Theo giới thạo tin, chưa có giai đoạn nào trong nội bộ Đảng để xảy ra tình trạng chạy chức, mua ghế, diễn ra trầm trọng, công khai, như những năm ông Trọng ngồi ghế Tổng Bí thư. Danh sách tái cơ cấu các uỷ viên Bộ Chính trị thường do có một vài cựu uỷ viên nhúng chàm. Bởi vì, nếu Tổng Trọng không có chủ trương tha bổng cho quan tham, thì khi ra trước tòa, các đàn em của ông Trọng “thành khẩn khai báo”, thì ai chết?

Đó là lý do, người ta tiếc cho Bộ trưởng Tô Lâm, chỉ vì một phút lơ là đã làm hỏng “đại sự”, “lẽ ra, trước khi buộc bà Trương Thị Mai từ chức, phải cho bắt Trợ lý Tổng Bí thư Hồ Mẫu Ngoạt, theo kịch bản”, “bắt Trợ lý để buộc Thủ trưởng phải ra đi”, tương tự như Vương Đình Huệ”.

No comments:

Post a Comment